Mất ngủ kéo dài là một dạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh khó ngủ hoặc gặp khó khăn khi duy trì giấc ngủ trong một thời gian tương đối. Tình trạng này có thể xảy ra thường xuyên dẫn đến các triệu chứng mệt mỏi, rối loạn tâm lý và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nên đọc: VTV2 đưa tin đã có bài thuốc thảo dược giúp người mất ngủ “ngủ ngon từ tối đến sáng”
Mất ngủ kéo dài là gì?
Mất ngủ là một rối loạn giấc ngủ phổ biến khiến người bệnh khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. Tình trạng này cũng dẫn đến cảm giác buồn ngủ vào ban ngày hoặc cảm thấy mệt mỏi và ngủ không đủ sau khi thức dậy.
Theo các thống kê, có khoảng 50% người trưởng thành thường xuyên bị mất ngủ, trong đó có khoảng 10% mất ngủ kéo dài.
Mất ngủ có thể ảnh hưởng đến bất cứ đối tượng nào, nhưng thường phổ biến ở phụ nữ và những người lớn tuổi. Tình trạng này có thể kéo dài một vài ngày, vài tuần hoặc kéo dài suốt nhiều năm, dẫn đến mất ngủ mãn tính. Căng thẳng, mãn kinh và một số tình trạng sức khỏe nhất định được cho là có thể là nguyên nhân chính dẫn đến mất ngủ.
Mất ngủ được phân loại dựa trên thời gian và tần suất mất ngủ. Mất ngủ ngắn hạn được gọi là mất ngủ cấp tính và mất ngủ kéo dài được gọi là mãn tính. Mất ngủ cấp tính là tình trạng mất ngủ từ 1 – 3 đêm, kéo dài trong vài tuần. Mất ngủ mãn tính là tình trạng mất ngủ nhiều hơn 3 lần mỗi tuần và kéo dài trong một tháng hoặc hơn.
Mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến hệ thống thần kinh, tim mạch và các bệnh mãn tính khác.
Các loại mất ngủ kéo dài và nguyên nhân
Có nhiều loại mất ngủ khác nhau, mỗi loại đặc trưng bởi thời gian kéo dài, ảnh hưởng và nguyên nhân cơ bản. Cụ thể, nguyên nhân dẫn đến mất ngủ bao gồm:
1. Mất ngủ mãn tính
Mất ngủ mãn tính là tình trạng mất ngủ nhiều hơn 3 đêm mỗi tuần và kéo dài trong ít nhất một tháng. Tình trạng này có thể là nguyên phát (không xác định được nguyên nhân và các tình trạng y tế tiềm ẩn) hoặc thứ phát (xảy ra bởi một điều kiện y tế hoặc nguyên nhân liên quan khác).
Các nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài thường bao gồm:
- Bệnh lý mãn tính như bệnh tiểu đường, ngưng thở khi ngủ, bệnh Parkinson và các vấn đề cường giáp
- Có bệnh lý về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lượng cực, tăng động
- Một số loại thuốc bao gồm thuốc hóa trị, thuốc chống trầm cảm, thuốc chẹn beta
- Caffeine và các chất kích thích khác như rượu, nicotin và các loại thuốc khác.
- Yếu tố liên quan đến môi trường sống, làm việc như di chuyển bằng máy bay thường xuyên, làm việc theo ca và có thói quen ngủ trưa
2. Khó ngủ kéo dài
Mất ngủ hoặc khó ngủ kéo dài là tình trạng khó ngủ hoặc thức dậy quá sớm và khó ngủ trở lại. Loại mất ngủ này thường dẫn đến tình trạng lo lắng về việc ngủ lại và không thể ngủ đủ giấc. Điều này cũng có thể gây cản trở giấc ngủ và mất ngủ.
Mất ngủ kéo dài có thể liên quan đến các điều kiện sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm. Ngoài ra, các điều kiện y tế khác có thể gây mất ngủ bao gồm:
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- Chứng ngưng thở khi ngủ
- Hen suyễn và các tình trạng hô hấp khác
- Hội chứng chân không yên
- Rối loạn vận động tay chân
3. Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em
Rối loạn giấc ngủ ở trẻ em là tình trạng mất ngủ kéo dài ở 25% trẻ em. Tình trạng này được chia thành 3 loại phổ biến như:
- Mất ngủ khởi phát: Đây là tình trạng mất ngủ liên quan đến các hành động tiêu cực khi cha mẹ rung chuyển hoắc đung đưa để ru trẻ ngủ. Ngoài ra, trẻ có thể bị mất ngủ kéo dài nếu cha mẹ cho trẻ xem TV để đi ngủ hoặc trong khi ngủ. Điều này dẫn đến một thói quen đi ngủ tiêu cực và gây mất ngủ kéo dài nếu không thực hiện các thói quen ngủ.
- Mất ngủ do thiếu kỷ luật: Đây là tình trạng trẻ em từ chối ngủ nhiều lần và được đáp ứng. Tình trạng này dẫn đến mất ngủ kéo dài đến khi trẻ lớn lên.
- Mất ngủ kết hợp: Đây là hình thức mất ngủ kết hợp hai loại trên và xảy ra chủ yếu do hành vi thiếu kỷ luật hoặc thói quen xấu của cha mẹ.
Mất ngủ kéo dài ở trẻ em thường có thể cải thiện bằng cách thay đổi hành vi, chẳng hạn như tạo thói quen ngủ lành mạnh và các kỹ thuật thư giãn khi ngủ.
Rủi ro và biến chứng khi mất ngủ kéo dài
Mất ngủ kéo dài có thể dẫn đến một số rủi ro, tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và các hoạt động trong ngày. Cụ thể các rủi ro và tác dụng phụ bao gồm:
- Giảm năng suất công việc hoặc học tập
- Tăng nguy cơ gây tai nạn
- Tăng nguy cơ trầm cảm và các vấn đề sức khỏe tinh thần khác
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, đột quỵ và béo phì
Chẩn đoán và điều trị mất ngủ kéo dài
Mất ngủ kéo dài có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và điều kiện y tế khác nhau. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
1. Chẩn đoán
Tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng cụ thể, việc chẩn đoán mất ngủ có thể bao gồm:
- Kiểm tra sức khỏe: Nếu không rõ nguyên nhân gây mất ngủ, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra sức khỏe tổng thể để tìm kiếm các dấu hiệu của các vấn đề y tế có thể gây mất ngủ. Đôi khi, các xét nghiệm máu có thể được chỉ định để kiểm tra các vấn đề tuyến giáp và các tình trạng liên quan khác.
- Kiểm tra thói quen ngủ: Bác sĩ có thể đặt các câu hỏi liên quan đến giấc ngủ, thói quen ngủ để xác định kiểu ngủ và các vấn đề liên quan. Người bệnh có thể được yêu cầu giữ một quyển nhật ký giấc ngủ trong 2 tuần để bác sĩ xác định các thói quen.
- Nghiên cứu giấc ngủ: Trong một số trường hợp bác sĩ có thể đề nghị người bệnh ngủ lại bệnh viện và thực hiện nghiên cứu giấc ngủ thông qua các thiết bị quan sát. Các xét nghiệm được thực hiện để kiểm tra và ghi lại hoạt động của cơ thể khi ngủ như sóng não, hơi thở, nhịp tim, cử động mắt và các chuyển động cơ thể.
2. Điều trị mất ngủ kéo dài
Trong một số trường hợp, mất ngủ có thể được cải thiện bằng cách thay đổi thói quen ngủ và điều trị các vấn đề có thể gây mất ngủ. Nếu các biện pháp này không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể khuyên người bệnh điều trị hành vi nhận thức, sử dụng thuốc và thực hiện các biện pháp cải thiện tại nhà. Cụ thể các biện pháp điều trị bao gồm:
– Thư giãn:
Trong một số trường hợp, người bệnh chỉ cần hạn chế căng thẳng, giúp não bộ và cơ thể thư giãn để cải thiện tình trạng mất ngủ. Biện pháp này mang lại hiệu quả cao đối với người bệnh rối loạn giấc ngủ do căng thẳng, mệt mỏi hoặc áp lực công việc.
Trao đổi với bác sĩ về các biện pháp thư giãn tại nhà như nghe nhạc, đọc sách, luyện tập yoga, thiền định hoặc các kỹ thuật hỗ trợ giấc ngủ khác. Nếu tình trạng căng thẳng kéo dài, người bệnh nên đến gặp bác sĩ tâm lý để được hướng dẫn cụ thể.
– Tập thể dục:
Luyện tập thể dục vừa phải có thể giúp người bệnh ngủ ngon hơn và có nhiều năng lượng hơn khi thức dậy. Tạo thói quen tập thể dục 20 – 30 phút mỗi ngày và 3 – 4 lần mỗi tuần để điều chỉnh sức khỏe thể chất, hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ.
Điều chỉnh việc tập luyện theo tình trạng thể chất và tập thể dục vào buổi sáng hoặc buổi chiều, tránh luyện tập gần với giờ đi ngủ. Trao đổi với bác sĩ về loại bài tập và thời gian tập phù hợp.
– Trị liệu nhận thức:
Thiền định, yoga và trị liệu nhận thức có thể làm giảm căng thẳng và thúc đẩy giấc ngủ sâu hơn. Người bệnh có thể hình dung bản thân đang ở một khung cảnh yên bình trước khi đi ngủ để thư giãn não bộ. Trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn các kỹ thuật phù hợp.
– Thay đổi môi trường ngủ:
- Hãy chắc chắn phòng ngủ yên tĩnh và tối. Ánh sáng và âm thanh không phù hợp có thể gây khó ngủ và mất ngủ.
- Cả trẻ em và người lớn đều có thể khó ngủ nếu bị kích thích quá mức bởi hoạt động hoặc xem tivi ngay trước khi đi ngủ. Ngoài ra, ánh sáng từ điện thoại, máy tính bảng hoặc các thiết bị điện tử có thể gây kích thích não bộ và gây mất ngủ.
- Do đó, dành 30 – 45 phút trước khi đi ngủ để trò chuyện yên tĩnh, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ để làm dịu não bộ và giúp người bệnh đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, các giải pháp nêu trên chỉ có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ do tâm lý căng thẳng. Để điều trị mất ngủ kéo dài hiệu quả nhất, an toàn với sức khỏe, người bệnh nên lựa các bài thuốc được nghiên cứu và thử nghiệm bài bản.
Bài thuốc ĐỊNH TÂM AN THẦN THANG kết tinh 30 thiên dược quý ĐẶC TRỊ mất ngủ kéo dài “10 NGƯỜI DÙNG 9 NGƯỜI KHỎI”
Định tâm An thần thang là bài thuốc ĐẶC TRỊ mất ngủ kinh niên, suy nhược thần kinh, ngủ không sâu giấc, căng thẳng đầu óc… được Trung tâm Thuốc dân tộc nghiên cứu và hoàn thiện dựa trên phương thuốc bí truyền của người Tày. Bên cạnh đó, hàng chục bài thuốc cổ truyền được kế thừa và phát triển như Dưỡng tâm thang, Thiên vương Bổ tâm đơn, Toan táo nhân thang, Quy tỳ thang của Hải Thượng Lãn Ông. Công trình nghiên cứu khoa học bài bản đã giúp bì thuốc hiệu quả vả phù hợp nhất với thể trạng của người Việt hiện đại. Bài thuốc Định tâm An thần thang nổi bật với những ưu điểm sau:
Cơ chế tác động “2 trong 1” kết hợp 2 phép trị ĐẶC TRỊ mất ngủ từ gốc
Định tâm An thần thang phối hợp cùng lúc 2 phép trị mất ngủ kinh điển của YHCT là TRỪ TÀ và PHỤC CHÍNH. Trong đó, TRỪ TÀ là nhóm thuốc đặc trị, PHỤC CHÍNH là nhóm thuốc hoạt huyết, dưỡng não. Bài thuốc đi sâu vào căn nguyên đẩy lùi các yếu tố ngoại tà gây nhiễu loạn thần trí, ảnh hưởng giấc ngủ, đồng thời bảo hộ tim mạch, bồi bổ tạng phủ.
Thành phần kết hợp hơn 30 vị thuốc kế thừa tư tưởng “Nam dược trị Nam nhân”
Làm nên bài thuốc trị mất ngủ trứ danh là hơn 30 thượng dược tốt bậc nhất trong việc dưỡng tâm, an thần, bồi bổ sức khỏe, được mệnh danh là “tiên dược ngủ ngon”. 100% dược liệu được thu hái trực tiếp từ hệ thống vườn dược liệu SẠCH đạt chuẩn quốc tế GACP-WHO của Trung tâm Thuốc dân tộc. Từng vị thuốc đều được tách chiết, chọn lọc kỹ càng, cam kết không gây tác dụng phụ, an toàn cho sức khỏe.
Cá nhân hóa điều trị, hiệu quả cao với mọi thể bệnh mất ngủ kéo dài
Bài thuốc Định tâm An thần thang có tính cá nhân hóa điều trị, được gia giảm linh hoạt thành phần cho phù hợp với thể trạng và tình trạng mất ngủ của từng bệnh nhân, điều trị hiệu quả với cả người mất ngủ mãn tính, kinh niên, kéo dài nhiều năm…
Bài thuốc được Trung tâm hỗ trợ sắc sẵn dạng cao tinh chất hoặc nước đóng túi tiện dụng giúp bệnh nhân tiết kiệm tối đa thời gian trong quá trình dùng thuốc. Với hiệu quả vượt trội, an toàn cho sức khỏe, Định tâm An thần thang đã được VTV2 Vì sức khỏe người Việt đưa tin là giải pháp chăm sóc mất ngủ hoàn chỉnh nhất giúp người Việt tìm lại giấc ngủ tự nhiên.
Mời bạn đọc theo dõi phóng sự:
Kể từ khi được đưa vào ứng dụng điều trị, bài thuốc Định tâm An thần thang đã giúp hàng triệu người tìm lại được giấc ngủ tự nhiên. Trong đó, trên 95% bệnh nhân khỏi hẳn mất ngủ kéo dài, ngủ ngon giấc tự nhiên sau 1-3 tháng sử dụng thuốc Định tâm An thần thang. Đông đảo người bệnh tin dùng và phản hồi tích cực về hiệu quả của bài thuốc, trong đó có Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung. [XEM CHI TIẾT PHẢN HỒI NGƯỜI BỆNH TẠI ĐÂY]
Lưu ý: Bài thuốc Định tâm An thần thang chỉ được kê đơn duy nhất bởi bác sĩ Trung tâm Thuốc dân tộc. Vì vậy, người bệnh cần liên hệ với Trung tâm để được đội ngũ bác sĩ tư vấn trực tiếp.
Thông tin liên hệ: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC
LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH TƯ VẤN TRỰC TIẾP |
ĐỪNG BỎ LỠ: Định tâm An thần thang nhờn thuốc không? Cách sử dụng thế nào?
Lưu ý khi bị mất ngủ kéo dài
Xây dựng thói quen ngủ khoa học có thể cải thiện các vấn đề về rối loạn giấc ngủ và mất ngủ. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo một số lưu ý như:
- Suy nghĩ tích cực: Tránh đi ngủ với suy nghĩ tiêu cực, áp lực và các lo lắng về cuộc sống cũng như công việc. Cố gắng đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi tối và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi sáng. Ngoài ra, hạn chế ngủ trưa hoặc ngủ vào ban ngày vì những giấc ngủ ngắn có thể khiến người bệnh bớt buồn ngủ vào ban đêm.
- Tránh sử dụng chất caffeine, nicotine và rượu vào cuối ngày: Caffeine và nicotine là chất kích thích và có thể gây rối loạn giấc ngủ và mất ngủ mãn tính. Rượu có thể gây ra thức giấc trong đêm và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
- Tập thể dục thường xuyên: Cố gắng không tập thể dục gần với giờ đi ngủ để tránh kích thích bạn và khiến gây khó ngủ. Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên tập thể dục trong 4 giờ trước khi đi ngủ để đảm bảo chất lượng giấc ngủ.
- Tránh ăn các bữa ăn lớn: Các bữa ăn lớn và nhiều chất dinh dưỡng vào bữa tối hoặc gần giờ đi ngủ có thể gây rối loạn giấc ngủ. Tuy nhiên, một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ có thể hỗ trợ giấc ngủ hiệu quả hơn.
- Môi trường ngủ thoải mái: Hãy chắc chắn rằng phòng ngủ tối, yên tĩnh và không quá ấm hoặc quá lạnh. Nếu phòng ngủ quá sáng, người bệnh có thể tham khảo mặt nạ ngủ, nếu phòng ngủ quá ổn có thể tham khảo nút tai chống ồn.
- Thư giãn trước khi đi ngủ: Đọc sách, nghe nhạc, tắm hoặc bất cứ hoạt động khác có tác dụng thư giãn và làm dịu não bộ.
- Áp dụng quy tắc 20 phút: Nếu không thể ngủ hoặc không cảm thấy buồn ngủ sau 20 phút, hãy đứng dậy, ra khỏi giường và đọc sách hoặc làm điều gì đó không quá kích thích cho đến khi cảm thấy buồn ngủ.
Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể liên quan đến áp lực từ công việc, các mối quan hệ xã hội, chế độ sinh hoạt thiếu khoa học, thường xuyên thức khuya hoặc lạm dụng các loại đồ uống chứa chất kích thích. Để cải thiện tình trạng này người bệnh có thể thực hành các phương pháp thư giãn và các kỹ thuật hỗ trợ giấc ngủ. Nếu các dấu hiệu trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn.
Cập nhật lúc: 10:01 AM , 21/04/2023