Lồi đĩa đệm L5 S1 là tình trạng phổ biến thường gặp ở người già, nhân viên văn phòng. Đây là căn bệnh gây đau nhức khó chịu, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt. Cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng về bệnh lý xương khớp này qua bài viết dưới đây.
Lồi đĩa đệm L5 S1 là bệnh gì?
Đốt sống L5 S1 – điểm tựa chính để cột sống có thể thực hiện thao tác như cúi, nghiêng, ưỡn người một cách linh hoạt. TrđĐĩa đệm là bộ phận có nhiệm vụ phân tán lực, giảm xóc, ngăn đốt sống va chạm với nhau khi cử động. Từ đó, nó giúp đốt sống hoạt động linh hoạt, êm ái, không đau đớn. Vị trí này thường phải hoạt động nhiều, chịu áp lực mạnh, trong đó có tình trạng lồi đĩa đệm.
Lồi đĩa đệm L5 S1 là tình trạng đĩa đệm đốt sống L5, S1 lồi ra sau, vòng sợi suy yếu. Tuy nhiên, các bao xơ chưa rách nên nhân nhầy vẫn chưa bị thoát ra ngoài. Nếu không được chăm sóc cẩn thận và điều trị kịp thời, tình trạng này rất dễ biến chứng thành thoát vị đĩa đệm.
Nguyên nhân gây bệnh L5 S1
Khi nắm rõ được nguyên nhân gây bệnh, bạn hoàn toàn có thể biết và thực hiện một số biện pháp phòng tránh hiệu quả. Theo các bác sĩ, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lồi đĩa đệm L5 S1. Trong đó, có thể kể đến như:
- Sai tư thế: Khi ngồi, đứng làm việc, mang vác hoặc nhấc đồ vật không đúng tư thế trong thời gian dài sẽ làm cho đĩa đệm bị chấn thương.
- Di truyền: Đây là yếu tố tác động không nhỏ gây ra lồi đĩa đệm L5 S1. Nguyên nhân là do mật độ elastin trong sợi xơ ít hơn so với bình thường.
- Cột sống bị tác động mạnh, đột ngột: Trong trường hợp vận động quá mạnh hoặc tai nạn, đĩa đệm thường bị tổn thương và lồi ra ngoài.
- Lão hóa do tuổi tác: Người già là đối tượng bị lồi đĩa đệm L5 S1 nhiều nhất. Tuổi càng cao, đĩa đệm càng suy yếu nên rất dễ bị tổn thương.
- Chế độ ăn uống: Ăn uống thiếu chất, không đủ dinh dưỡng, dùng nhiều thực phẩm không tốt cho xương khớp có thể tác động xấu đến cột sống và đĩa đệm.
- Bệnh xương khớp: Những người đã từng mắc các bệnh về xương như viêm khớp, thoái hóa đĩa đệm… có nguy cơ mắc lồi đĩa đệm L5 S1 rất cao.
Triệu chứng bệnh lồi đĩa đệm L5 S1
Bạn có thể nhận biết bệnh lồi đĩa đệm L5 S1 qua một số dấu hiệu điển hình như sau:
- Đau nhức, tê bì chân tay, đặc biệt là khi giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài.
- Đau âm ỉ, kéo dài phần mặt ngoài đùi, sau đó lan rộng ra cẳng chân và toàn bộ chân.
- Cảm thấy đau, khó khăn khi di chuyển, vặn mình, cúi người
Đây là căn bệnh không có dấu hiệu đặc trưng riêng và không rõ ràng nên khó phát hiện. Rất nhiều người chủ quan khi gặp phải tình trạng này dẫn đến không điều trị kịp thời.
Lồi đĩa đệm L5 S1 có nguy hiểm không? Biến chứng thường gặp
Có thể thấy, lồi đĩa đệm L5 S1 ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nó gây ra cơn đau nhức làm người bệnh không thể hoạt động như bình thường. Bên cạnh đó, ở giai đoạn khởi phát, các triệu chứng của bệnh lại khó nhận biết. Do đó, có thể khẳng định rằng lồi đĩa đệm L5 S1 thật sự rất nguy hiểm.
Đặc biệt nếu không thăm khám sớm, điều trị dứt điểm, nó còn gây ra một số biến chứng như:
- Ảnh hưởng đến dây thần kinh tọa: Đây là dây thần kinh chạy từ tủy sống đến lỗ mở đốt sống L5 S1 và dọc theo cẳng chân.
- Thoát vị đĩa đệm: Xảy ra khi bao xơ rạn nứt, nhân nhầy thoát ra ngoài gây chèn ép dây thần kinh và màng tủy gây đau đớn, tê liệt một số bộ phận.
- Rối loạn tiểu tiện: Nhóm cơ tròn bị chèn ép lâu ngày gây rối loạn khả năng bài tiết ở người mắc. Khi đó, triệu chứng đặc trưng nhất là bí tiểu hoặc đi tiểu tiện không kiểm soát
- Ảnh hưởng đến xúc giác: Người bệnh bị rối loạn xúc giác, không cảm nhận được tình trạng đau, nóng, lạnh…
Trường hợp bệnh nặng có thể gây teo cơ, tê liệt chân, thậm chí là tàn phế suốt đời. Đây đều là những biến chứng hết sức nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người mắc mà còn tác động tiêu cực đến tâm lý, gây trầm cảm.
Do đó, việc phát hiện và chữa trị nhanh chóng là vô cùng cần thiết. Nếu cảm thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn hãy đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa.
Các biện pháp điều trị lồi đĩa đệm L5 S1 hiệu quả
Nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, bệnh lồi đĩa đệm L5 S1 sẽ không gây nguy hiểm. Để điều trị đúng cách, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh áp dụng một số phương pháp chẩn đoán xương khớp. Cụ thể như sau:
- Siêu âm: Thường được sử dụng để phát hiện tổn thương cấu trúc gân, dịch trong siêu âm thường được sử dụng để phát hiện dịch trong khớp, phì đại hoạt dịch.
- Chụp X-quang: Giúp đánh giá tổn thương xương khớp một cách chính xác nhất như thoái hóa, nứt xương…
- Chụp CT: Dùng tia X-quang dựng thành hình lát cắt qua vị trí chụp. Từ đó bác sĩ sẽ xác định tình trạng bệnh.
- Chụp MRI: Bác sĩ dùng máy MRI (máy dùng từ trường và sóng radio) để phát hiện tình trạng bất thường của xương khớp.
- Nội soi khớp: Giúp bác sĩ quan sát tổn thương sụn khớp một cách chính xác.
Bạn có thể tham khảo một số cách sau đây để đưa ra lựa chọn phương pháp chữa trị mang đến hiệu quả tốt và phù hợp nhất với bản thân.
Phương pháp Tây y chữa lồi đĩa đệm L5 S1
Phương pháp điều trị lồi đĩa đệm L5 S1 bằng Tây y áp dụng 2 cách là dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa. Dựa vào các yếu tố như nguyên nhân, tình trạng người bệnh và cơ địa mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định hợp lý nhất.
Sử dụng thuốc được rất nhiều người lựa chọn bởi nó khá hiệu quả, giúp làm giảm nhanh những cơn đau ở người mắc. Bên cạnh đó, dùng thuốc rất tiện lợi, thời gian điều trị lại ngắn. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn là:
- Thuốc giảm đau: Ví dụ như paracetamol, aspirin có tác dụng kháng viêm, giảm đau nhanh. Loại thuốc này có thể mua ở bất kỳ nhà thuốc nào trên toàn quốc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc dược sĩ nhà thuốc, tránh gây ra tác dụng phụ.
- Thuốc kháng viêm (không chứa steroid hay corticoid): Được sử dụng trong trường hợp bệnh kéo dài, có xu hướng diễn tiến nặng, gây viêm và thoái hóa cột sống. Có thể sử dụng dưới dạng viên uống hoặc dạng tiêm tùy từng trường hợp.
Tuy nhiên, cách uống thuốc Tây y có nhược điểm là không an toàn. Bởi khi sử dụng sai liều hoặc dùng trong thời gian dài, thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như suy thận, đau dạ dày…Do đó, bạn cần hết sức lưu ý sử dụng đúng loại thuốc, liều lượng và thời gian mà bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
Trong trường hợp dùng thuốc không hiệu quả hoặc bệnh đã ở giai đoạn nặng (xuất hiện biến chứng thành thoát vị đĩa đệm hay bệnh chèn ép dây thần kinh có thể gây bại liệt), bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để điều trị tình trạng này. Phương pháp này có thể giúp người bệnh phục hồi như ban đầu.
Tuy nhiên, rủi ro trong quá trình phẫu thuật khá cao. Tình trạng lồi đĩa đệm có thể bị tái phát lại. Ngoài ra, chi phí thực hiện cũng khá cao. Do đó, bạn cần chú ý lựa chọn cơ sở y tế đảm bảo uy tín, chất lượng với bác sĩ phẫu thuật có tay nghề cao.
Vật lý trị liệu cải thiện tình trạng lồi đĩa đệm nhanh chóng
Đây là các phương pháp điều trị được các chuyên gia đánh giá cao. Bạn nên thực hiện trong trường hợp bệnh nhẹ hoặc sử dụng để hỗ trợ khi kết hợp với phương pháp khác nếu bệnh đã trở nặng. Cụ thể, các biện pháp vật lý trị liệu lồi đĩa đệm L5 S1 là:
- Dùng điện hoặc tia laser để giảm đau, chống viêm
- Châm cứu tác động đến các vị trí huyệt đạo bằng kim châm để đả thông kinh mạch, giúp khí huyết lưu thông và giảm đau.
- Thực hiện các bài tập chuyên dụng để giải phóng sự chèn ép, giảm áp lực, giảm đau và hạn chế biến chứng.
- Massage hỗ trợ giảm đau do thoát vị, giúp xương chắc khỏe hơn và kích thích chất nhầy được sản xuất nhiều để đĩa đệm hoạt động trơn tru hơn.
- Đeo đai lưng để cố định cột sống đúng vị trí, hạn chế tổn thương khi người bệnh thực hiện các tư thế như cúi người, xoay người,….
Biện pháp dân gian cải thiện triệu chứng
Các biện pháp dân gian này chỉ cần dùng các nguyên liệu, thực phẩm có sẵn trong tự nhiên, qua một vài thao tác đơn giản là đã có thể cải thiện triệu chứng bệnh lồi đĩa đệm L5 S1 khá hiệu quả. Bạn có thể yên tâm thực hiện ngay tại nhà bởi phương pháp này rất an toàn, không gây ra tác dụng phụ.
Một vài gợi ý cụ thể sau đây bạn có thể tham khảo và thực hiện:
- Dùng ngải cứu: Trong ngải cứu chứa hoạt chất cineol, polyphenol… có công dụng giảm đau, tiêu viêm, chống oxy hóa. Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch và xay nhuyễn rồi lọc nước cốt. Sau đó, thêm 2 thìa mật ong vào khuấy đều. Nên thực hiện với tần suất 2 lần/ngày, mỗi lần 1 ly vào sáng, tối trong khoảng nửa tháng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng ngải cứu rang với muối để chườm vào vị trí đốt sống L5 S1, 3 – 4 lần/ngày.
- Bài thuốc từ đinh lăng: Đây được xem như bài thuốc giảm đau tự nhiên hiệu quả. Rửa sạch 1 nắm lá đinh lăng rồi giã nát. Sau đó đảo trong chảo cho nóng rồi dùng vải sạch bọc lại. Bạn chườm trực tiếp lên vị trí đĩa đệm L5, S1 khoảng 20 – 30 phút.
- Cây xương rồng: Có thể giảm đau do lồi đĩa đệm hiệu quả. Đập dập 50g xương rồng, thêm 2 thìa muối hạt trộn đều rồi hơ trên bếp. Sau đó, bạn dùng khăn mỏng bọc lại rồi chườm lên đốt sống L5 S1.
Tuy có những ưu điểm vượt trội nhưng những bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng bệnh chứ không chữa được dứt điểm. Bên cạnh đó, nó chỉ nên thực hiện khi bệnh mới khởi phát. Do đó, bạn cần cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định lựa chọn phương pháp điều trị.
Đông y chữa lồi đĩa đệm tại vị trí L5 S1 dứt điểm
Đây là biện pháp được khá nhiều người lựa chọn bởi những ưu điểm vượt trội như hiệu quả, rất an toàn và không lo tình trạng bệnh tái đi tái lại nhiều lần. Theo Đông y, lồi đĩa đệm do khí huyết không thông, chức năng ngũ tạng kém làm cho xương yếu. Do đó, các bài thuốc không chỉ giảm triệu chứng mà còn cần nâng cao thể trạng, bồi bổ can thận. Bằng việc sử dụng các thảo dược thiên nhiên, bài thuốc Đông y có thể điều trị dứt điểm bệnh và tăng cường sức khỏe.
Đông y chia bệnh lồi đĩa đệm L5 S1 thành 5 thể và có các bài thuốc đặc trị riêng như sau:
- Hàn thấp: Người bệnh sẽ điều trị bằng bài thuốc phụ tử ma hoàng quế chi thang gia vị
- Phong thấp: Sử dụng Độc hoạt ký sinh thang.
- Thấp nhiệt: Áp dụng thuốc Tứ diệu hoàn gia vị.
- Thận hư: Bác sĩ chỉ định bài thuốc đặc trị Tả quy hoàn gia giảm.
- Thận dương hư: Được chỉ định bài thuốc Hữu quy hoàn gia giảm.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là thời gian hấp thụ thuốc lâu. Do đó bạn cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài theo đúng lộ trình mới có thể đạt hiệu quả cao nhất.
Biện pháp phòng ngừa bệnh lồi đĩa đệm L5 S1
Theo các bác sĩ, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh lồi đĩa đệm L5 S1 bằng một số biện pháp đơn giản như:
- Thêm thực phẩm giàu canxi như cá hồi, phô mai, sữa…
- Bổ sung 2 chất tái tạo sụn khớp là glucosamine và chondrotin dưới dạng thực phẩm chức ăn hoặc trong chế độ ăn hàng ngày.
- Thường xuyên ăn các món chế biến từ thực phẩm nhiều omega 3 như hạnh nhân, hạt óc chó, cá thu, cá hồi…để giảm đau, chống viêm xương khớp
- Không ăn nhiều nội tạng động vật, đồ ăn cho nhiều dầu mỡ…
- Hạn chế tối đa các chất độc hại như bia rượu, thuốc lá…
- Kiểm soát cân nặng vừa phải, tránh béo phì
- Làm việc, hoạt động đúng tư thế, tránh mang vật nặng hoặc giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài
- Có lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, thể thao, đi bộ… khoảng 30 phút hàng ngày.
- Thăm khám định kỳ một năm 2 lần để sớm phát hiện tình trạng bất thường
Trên đây là tổng hợp các thông tin về bệnh lồi đĩa đệm L5 S1. Hy vọng nó đã giúp bạn hiểu rõ hơn để có thể chủ động phòng tránh, phát hiện và điều trị. Nếu có bất cứ vấn đề gì, đừng ngại liên hệ với bác sĩ để thăm khám và được tư vấn cụ thể.