Lồi đĩa đệm cột sống cổ là giai đoạn thứ hai của bệnh thoát vị đĩa đệm, tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong cột sống. Ở giai đoạn này, nếu không có biện pháp điều trị sớm nhân của đĩa đệm có thể thoát ra ngoài, gia tăng nguy cơ chèn ép dây thần kinh. Tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách điều trị để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng, biến chứng.
Lồi đĩa đệm cột sống cổ là gì? Có nguy hiểm không?
Lồi đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy bị đẩy ra ngoài do lớp vỏ bao xơ bị suy yếu khiến nó bị lồi ra vành đĩa đệm nhưng chưa thoát ra ngoài. Tuy nhiên, khi vỏ ngoài đĩa đệm bị suy giảm dần, nhân nhầy có thể bị thoát ra ngoài hoặc gây thoát vị đĩa đệm qua các vết nứt, gia tăng nguy cơ chèn ép vào dây thần kinh.
Lồi đĩa đệm thực ra vẫn chưa phải giai đoạn quá nguy hiểm do chưa để lại bất kỳ hậu quả nghiêm trọng nào. Nhưng nếu không cạn thiệp điều trị, một khi bao xơ bị rách và nhân nhầy bị thoát ra ngoài chèn ép lên rễ thần kinh sẽ để lại nhiều biến chưng nguy hiểm như:
- Thiếu máu não: Đĩa đệm phồng ra chèn ép lên các dây thần kinh và mạch máu dẫn đến hoạt động truyền máu từ tim lên não bị cản trở. Từ đó, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt hoặc nghiêm trọng hơn là làm tổn thương não bộ và hệ thần kinh.
- Đau đầu: Biểu hiện thường thấy nhất là các cơn đau tại vùng chẩm – đỉnh và thái dương. Cơn đau có xu hướng xuất hiện nhiều hơn vào buổi sáng và tăng mạnh khi người bệnh cử động.
- Rối loạn thính giác: Trong tình trạng này, người bệnh thường gặp phải một số vấn đề như bị ù một bên tai, đau nhức phía trong tai, thính lực giảm…
- Khó nuốt: Khi đĩa đệm đốt sống cổ phình lớn có thể chèn ép cơ học lên thực quản khiến người bệnh khó nuốt hoặc thậm chí không nuốt được.
- Mật khả năng vận động: Khi các rễ thần kinh bị chèn ép nặng nề có thể gây ra hiện tượng rối loạn vận động. Lâu dần, tình trạng này tiến triển thành tê liệt chân tay hoặc liệt nửa người.
Nguyên nhân gây lồi đĩa đệm cột sống cổ
Một số nguyên nhân làm khởi phát bệnh lý lồi phồng đĩa đệm đốt sống cổ phải kể đến là:
- Chấn thương cột sống do bị tai nạn hoặc chấn thương do tập luyện thể thao.
- Do phải làm việc nặng thường xuyên, vượt quá sức lực làm gia tăng áp lực lên cột sống.
- Sinh hoạt sai tư thế, ví dụ như nằm ngủ, ngồi, đứng, tập thể dục sai cách khiến cho cột sống chịu áp lực lớn làm cho đĩa đệm bị bào mòn.
- Thừa cân béo phì làm tăng áp lực cho cột sống, tăng nguy cơ bị mắc bệnh về cột sống, trong đó có lồi đĩa đệm.
- Do di truyền, bẩm sinh mắc phải bệnh về cột sống như gai cột sống, cong vẹo cột sống…
- Hút thuốc lá làm cho quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra nhanh hơn, kéo theo đó là tình trạng đĩa đệm bị lồi dễ dàng xảy ra.
- Các hoạt động gây căng và giãn cột sống có thể khiến đĩa đệm suy yếu.
Triệu chứng lồi đĩa đệm đốt sống cổ
Dấu hiệu, triệu chứng lồi đĩa đệm thường không quá rõ ràng và người bệnh có thể chỉ cảm thấy đau nhẹ. Trong một vài trường hợp, lồi đĩa đệm không gây đau vì chưa đến mức độ quá nghiêm trọng. Chỉ đến khi bao xơ bị rách, nhân nhầy thoát ra bên ngoài chèn ép lên dây thần kinh người bệnh mới có thể cảm thấy triệu chứng rõ rệt. Nhưng vẫn có những dấu hiệu để người bệnh có thể nhận biết mình bị lồi đĩa đệm như:
- Đau, tê, ngứa ran ở vùng cổ hay vùng xương bả vai, đau có thể lan xuống cánh tay, cẳng tay, bàn tay hoặc ngón tay.
- Lồi đĩa đệm vùng cổ có thể gay đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
- Đau, tê bì, ngứa ran hoặc yếu cơ ở một chân hoặc cả hai làm cho khả năng vận động bị hạn chế.
- Bị đau nhức lưng hoặc dưới bả vai, đau lan xuống dạ dày có thể kèm theo những dấu hiệu giống như bệnh đường tiêu hóa, dạ dày.
- Có thể phát sinh đau ở bàn chân, đùi, cột sống dưới và mông.
- Co cơ thắt có thể xảy ra khi bất kỳ đĩa đệm nào bị lồi.
BẠN ĐANG GẶP TRIỆU CHỨNG NÀO?
CHIA SẺ CÙNG CHUYÊN GIA NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Lương y Đỗ Minh Tuấn
- Lương y
- GĐ chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường - Cố vấn y khoa các chương trình sức khỏe VTV2, VTC2
- Gần 20 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh bằng YHCT
Các cách chữa lồi đĩa đệm cột sống cổ
Để điều trị lồi đĩa đệm cột sống cổ cần xác định chính xác vị trí đĩa đệm bị tổn thương bằng cách chụp cộng hưởng từ mri thoát vị đĩa đệm hoặc CT. Hầu hết trong các trường hợp lồi đĩa đệm đơn giản có thể điều trị bằng các phương pháp tự nhiên, dùng thuốc mà không cần phẫu thuật.
Mẹo dân gian
Một số bài thuốc dân gian chữa lồi đĩa đệm cột sống cổ đem lại nhiều tác động tích cực là:
- Sử dụng cây xương rồng: Người bệnh chuẩn bị 2 nhánh xương rồng nhỏ, rửa sạch sau đó đem đập dập rồi trộn cùng 1 chút muối hạt. Tiếp theo, người bệnh hơ hỗn hợp xương rồng và muối trên bếp đến khi hỗn hợp nóng thì dùng một mảnh vải bọc lại rồi chườm lên vị trí bị đau nhức. Thực hiện phương pháp này đều đặn mỗi ngày, người bệnh sẽ thấy các triệu chứng đau nhức, tê bì giảm rõ rệt.
- Sử dụng lá lốt: Người bệnh chuẩn bị 1 nắm lá lốt tươi, rửa sạch sau đó đem rang nóng trên chảo cùng một chút muối hột. Hỗn hợp sau khi rang được bọc lại bằng một mảnh vải mỏng và dùng để chườm lên vị trí đau nhức. Sau khi thuốc nguội, người bệnh có thể rang thuốc và đắp thêm một vài lần để tận dụng tối đa các hoạt chất có trong thuốc.
Lưu ý, bài thuốc dân gian có dược tính thấp, chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ hoặc dùng song song với các phương pháp điều trị khác.
Điều trị lồi đĩa đệm cột sống cổ bằng thuốc Tây y
Sau quá trình chẩn đoán, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp với tình trạng bệnh của bệnh nhân. Thông thường sử dụng một số loại thuốc chữa phồng lồi đĩa đệm sau:
- Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm, giảm đau do phồng lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Một số loại thuốc tiêu biểu là: Aspirin, naproxen (Aleve, Naprosyn), ibuprofen (Motri, Advil, Nurpin) và celecoxib (Celebrex).
- Thuốc giảm đau: Loại thuốc giảm đau tiêu biểu là acetaminophen (Tylenol) được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân đau vừa và nhẹ. Đây là loại thuốc có thể làm giảm đau nhưng không có tác dụng chống viêm như NSAID. Sử dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài có thể gây viêm loét dạ dày và các vấn đề về gan, thận.
- Thuốc giãn cơ: Người bệnh thường được kê đơn thuốc giãn cơ để kiểm soát co thắt cơ. Một số loại thuốc thường dùng như: methocarbamol (Robaxin), cyclobenzaprine (Flexeril) và carisoprodol (Soma).
- Thuốc chứa Steroid: Loại thuốc này thường được kê đơn để giảm sưng và viêm dây thần kinh. Đây là loại thuốc có tác dụng giảm đau ngay lập tức trong một khoảng 24h.
- Tiêm steroid ngoài màng cứng: Đây là loại thuốc có công dụng giảm đau và làm giảm tình trạng viêm của rễ thần kinh.
Sử dụng thuốc Đông y trị lồi đĩa đệm cổ an toàn
Chữa lồi đĩa đệm cột sống bằng các bài thuốc Đông y là một trong những phương pháp an toàn mà người bệnh hướng đến. Ưu điểm của các bài thuốc này là an toàn và bền vững, ngăn ngừa sự tái phát bệnh.
Tùy thuộc vào thể bệnh mà thầy thuốc/ chuyên gia chỉ định bài thuốc phù hợp:
- Bệnh thuộc thể Hàn thấp thì pháp trị Khu phong tán hàn, lợi thấp thông kinh lạc nên sử dụng phương thuốc Độc hoạt ký sinh thang.
- Bệnh thuộc thể Thấp nhiệt thì Pháp trị Thanh nhiệt lợi thấp và sử dụng Phương thuốc Gia vị Nhị Diệu tán.
- Bệnh thuộc thể Huyết ứ thì Pháp trị Hoạt huyết, thông ứ, lý khí trị đau và sử dụng phương thuốc Thận thống trục ứ thang.
- Bệnh thuộc thể Thận dương hư thì Pháp trị Bổ thận trợ dương điều trị bằng Phương thuốc Bát vị kiện cân.
Các bài thuốc Đông y có tác dụng khá chậm, vậy nên, người bệnh cần phải kiên trì thực hiện đúng liệu trình mới có hiệu quả. Ngoài ra, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà có kết quả điều trị nhanh – chậm khác nhau.
Đỗ Minh Thoát Vị Thang – Điều trị mọi thể bệnh thoát vị đĩa đệm
Điều trị lồi đĩa đệm bằng bài thuốc nam Đỗ Minh Thoát Vị Thang mang đến hiệu quả cao với các chứng bệnh thoát vị, phồng lồi, lún xẹp đĩa đệm đã được chứng minh bởi hàng ngàn bệnh nhân mỗi năm. Nhờ vượt trội so với các phương pháp điều trị khác, bài thuốc từng được VTV2 – Khỏe thật đơn giản (năm 2018). Bên cạnh đó nhiều trang báo chí uy tín đưa tin cũng đã đưa tin về phương thuốc BÍ TRUYỀN này.
- BÁO TIỀN PHONG: Nghệ sĩ Văn Báu chữa thành công thoát vị đĩa đệm thắt lưng tại Đỗ Minh Đường
- SUCKHOEDOISONG.VN: Chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y có tốt không? Dùng bài thuốc nào?
So với nhiều bài thuốc Đông y trị thoát vị đĩa đệm hiện nay, Đỗ Minh Thoát Vị Thang được đánh giá cao hơn cả bởi thế mạnh:
Cơ chế điều trị lồi đĩa đệm TẬN GỐC
Bài thuốc Đỗ Minh Thoát Vị Thang là sự kết hợp của thuốc uống và thuốc rượu ngâm. Đội ngũ lương y nhà thuốc đã phối hợp tới 4 bài thuốc nhỏ nhằm mục đích bổ trợ cho nhau, tác động từ TRONG ra NGOÀI.
Theo cơ chế YHCT thuốc tập trung loại bỏ căn nguyên gây bệnh đồng thời nâng cao đề kháng, phục hồi, tái tạo đĩa đệm giúp người bệnh vận động linh hoạt trở lại, phòng ngừa bệnh tái phát. Mỗi bệnh nhân sẽ có liệu trình riêng biệt kết hợp giữa các bài thuốc: Thuốc đặc trị thoát vị đĩa đệm, Thuốc bổ gan giải độc, Thuốc hoạt huyết bổ thận, Thuốc ngâm rượu.
Trên 90% bệnh nhân sử dụng bài thuốc và đạt được hiệu quả tích cực sau 3-5 tháng điều trị.
Phục hồi đĩa đệm, an toàn nhờ nguồn thảo dược chất lượng
Hơn 50 vị thuốc được sử dụng trong bài thuốc Đỗ Minh Thoát Vị Thang. Dược liệu sử dụng trong bài thuốc có đặc tính bổ huyết giúp lưu thông khí huyết, tăng cường máu nuôi dưỡng đĩa đệm. Đồng thời những thảo dược này còn có hàm lượng lớn hoạt chất kháng sinh tự nhiên, tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau nhức.
Mỗi dược liệu đưa vào bào chế thuốc đều được chọn lọc, kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng, đạt tiêu chí LÀNH – XANH – SẠCH. Đỗ Minh Đường là một trong số ít nhà thuốc gia truyền tự xây dựng, phát triển các vườn chuyên canh tự chủ được phần lớn dược liệu trong các bài thuốc của đơn vị. Người bệnh dùng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm của Đỗ Minh Đường hoàn toàn có thể yên tâm khi dùng thuốc mà không lo tác dụng phụ.
Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm LINH HOẠT
Mỗi bệnh nhân sẽ được xây dựng liệu trình thuốc cũng như phác đồ điều trị khác nhau sau quy trình thăm khám TỨ CHẨN của nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Cụ thể:
- Về liệu trình thuốc: Không phải bệnh nhân nào bị thoát vị đĩa đệm cũng sử dụng cả 4 bài thuốc mà được gia giảm LINH HOẠT sao cho ĐÚNG NGƯỜI ĐÚNG THUỐC. Thời gian dùng thuốc phụ thuộc vào bệnh và quá trình sử dụng của mỗi người.
- Phác đồ điều trị: Gồm bài thuốc Đỗ Minh Thoát Vị Thang kết hợp vật lý trị liệu và hướng dẫn về bài tập, chế độ sinh hoạt, thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân. Với phác đồ “KIỀNG 3 CHÂN” này hàng ngàn trường hợp thoát vị đĩa đệm nặng, lâu năm, bị tê liệt chân tay được điều trị thành công mà KHÔNG CẦN ĐẾN PHẪU THUẬT.
CLICK XEM THÊM: Phác đồ điều trị thoát vị đĩa đệm “KIỀNG 3 CHÂN” của nhà thuốc Đỗ Minh Đường
Để đạt kết quả tốt nhất, bệnh nhân nên đến trực tiếp đơn vị để được bác sĩ thăm khám hoặc liên hệ để trao đổi với đội ngũ, lương y bác sĩ (trong trường hợp ở xa).
Rất nhiều trường hợp đã điều trị thành công bệnh thoát vị đĩa đệm tại Đỗ Minh Đường. Điển hình như trường hợp của bệnh nhân Phạm Văn Đăng – Phú Thọ.
[Hành Trình Chú Đăng Thoát Cảnh Bại Liệt, Chiến thắng Thoát Vị Đĩa Đệm nhờ Đỗ Minh Đường]
Hay trường hợp của diễn viên Văn Báu (Chuyên đóng vai chiến sĩ công an trong các bộ phim Hình sự Việt Nam). Nam nghệ sĩ từng chia sẻ: “Sau 3 tháng dùng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm tại Đỗ Minh Đường tình trạng đau nhức vùng cột sống thắt lưng giảm hẳn, ít khi bị tê bì, đi lại nhanh nhẹn, thoải mái lắm. Không những thế sức khỏe của tôi cũng cải thiện rõ rệt, ngủ sâu giấc, ăn ngon miệng, cân nặng dần ổn định lại rồi. Chứ trước đó đau đớn mất ăn mất ngủ, sút mất chục cân.”
XEM THÊM: Hành trình chữa thoát vị đĩa đệm tại Đỗ Minh Đường của diễn viên Văn Báu
Những phản hồi khác của người bệnh đã được chúng tôi ghi nhận như:
Thoát vị đĩa đệm nếu không chữa dứt điểm nguy cơ tàn phế, biến chứng rất cao. Để sớm dứt điểm bệnh mà không cần đến phẫu thuật hãy liên hệ tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường để được chuyên gia tư vấn MIỄN PHÍ.
THÔNG TIN LIÊN HỆ NHÀ THUỐC ĐỖ MINH ĐƯỜNG
- Địa chỉ: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, phường Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội/ Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
- Hotline/Zalo: 0969 720 212 – 0936 427 358
- Website: https://dominhduong.org
- Facebook: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong
- Tải APP MOBILE: Appstore hoặc CH play
Biện pháp phòng ngừa bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ
Phình lồi đĩa đệm cột sống cổ sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt mỗi ngày của bệnh nhân. Do đó, Lương y Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh chúng ta nên có các biện pháp phòng tránh bệnh như sau:
- Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện ra các triệu chứng khác lạ tại xương khớp.
- Không ngồi làm việc ở một tư thế quá lâu, hạn chế mang vác vật nặng, tránh nằm trên gối quá cứng và cao.
- Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên, đặc biệt là môn bơi lội hoặc yoga sẽ rất tốt cho đĩa đệm.
- Có chế độ bổ sung dinh dưỡng phù hợp, tăng cường các vitamin, khoáng chất cần thiết cho xương. Hạn chế thức uống có cồn, đồ ăn nhiều chất béo vì chúng gây hại cho hệ tuần hoàn máu cũng như xương khớp.
- Khi bị chấn thương xương khớp cần sớm điều trị dứt điểm, tránh tâm lý chủ quan trong việc phục hồi xương.
Lồi đĩa đệm cột sống cổ có biểu hiện như thế nào, các nguyên nhân và phương pháp chữa trị đã được chúng tôi chia sẻ rất chi tiết trong phần nội dung bên trên. Hy vọng qua đây sẽ giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh, từ đó có các biện pháp phòng ngừa cũng như trị bệnh hợp lý.
Cập nhật lúc: 5:08 PM , 29/04/2023XEM THÊM: