Hôi miệng nặng: Nguyên nhân, cách trị trúng đích, đảm bảo an toàn

Hôi miệng nặng không chỉ khiến bạn luôn cảm thấy tự ti, lo lắng, ngại giao tiếp mà còn gây khó chịu cho những người xung quanh. Tuy nhiên, chứng miệng hôi hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bạn xác định đúng nguyên nhân và lựa chọn phương pháp phù hợp. 

Chứng hôi miệng là gì?

Hôi miệng hay còn gọi là bệnh hôi miệng, hơi thở có mùi hôi là một chứng bệnh khi người phát ra hơi thở có mùi khó chịu. Chúng ta cần phân biệt và hiểu đúng giữa hôi miệng và hơi thở bị hôi: hôi miệng là trong khoang miệng có mùi, còn hơi thở hôi là khi ngậm miệng lại và chỉ thở bằng mũi vẫn có mùi hôi.

Hiểu đúng chứng hôi miệng nặng là gì
Hiểu đúng chứng hôi miệng nặng là gì?

Những người bị hôi miệng nặng luôn lo lắng và cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Đồng thời người xung quanh tiếp xúc trực tiếp cũng cảm thấy khó chịu, thường họ sẽ có phản ứng là lảng tránh hoặc quay mặt đi chỗ khác.

Vì sao bạn bị hôi miệng nặng?

Theo thống kê có khoảng 25% dân số gặp phải các chứng về hôi miệng với biểu hiện, mức độ khác nhau. Trong đó, có rất nhiều người bị hôi miệng nặng ngay cả khi họ đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu mà bạn cần chú ý:

Hôi miệng nặng do vệ sinh răng miệng kém

Khi bạn bị hôi miệng hãy nghĩ ngay tới trường hợp bạn chưa vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Khi các mảng bám thức ăn vẫn còn lưu trú lại trong khoang miệng, kẽ răng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, sinh sôi và tiết ra các hợp chất có tên là sulphur gây có mùi rất khó chịu.

Sử dụng thực phẩm gây hôi miệng nặng

Thực phẩm, thức ăn có thể gây hôi miệng tạm thời như: tỏi, hành, thuốc lá, rượu, thức ăn nhiều protein và đường,… Thức ăn sau khi được phân hủy trong khoang miệng sẽ gây ra mùi khó chịu, đặc biệt là những ai có sở thích ăn hành và tỏi. Mặc dù chỉ là nguyên nhân gây hôi miệng tạm thời nhưng nếu duy trì thói quen này mà không có cách xử lý, bạn có thể gặp tình trạng hôi miệng nặng và kéo dài dai dẳng.

Ăn tỏi, hành có thể là nguyên nhân gây hôi miệng
Ăn tỏi, hành có thể là nguyên nhân gây hôi miệng

Do miệng bị khô, giảm tiết nước bọt

Miệng bị khô cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn gặp chứng hôi miệng nặng. Nước bọt được tiết ra trong miệng sẽ giúp khoang miệng sạch sẽ, tránh bị hôi. Khi tiết nước bọt giảm bạn sẽ cảm thấy miệng bị hôi đặc biệt là sau khi thức dậy vào buổi sáng.

Hôi miệng nặng do mắc bệnh nha chu

Mặc dù bạn thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng tình trạng hôi miệng vẫn đeo bám không ngừng. Lúc này có thể xuất phát từ nguyên nhân bạn mắc các bệnh nha chu. Viêm nướu, sâu răng sẽ khiến hơi thở và khoang miệng có mùi hôi khó chịu. Đặc biệt là những người sử dụng các dụng cụ chỉnh nha, dùng răng giả cũng rất bị hôi miệng nặng.

Sử dụng thuốc lá, thuốc lào gây hôi miệng

Những người thường xuyên hút thuốc lào, thuốc lá sẽ gặp phải tình trạng miệng khô và tiết ra mùi hôi khó chịu. Thói quen hút thuốc lá cũng sẽ là nguyên nhân khiến bạn mắc các bệnh về nha chu, tăng khả năng bị chứng hôi miệng nặng.

Không chỉ thuốc lá, thuốc lào, chè, cà phê, rượu, bia cũng là những tác nhân làm tăng nguy cơ khiến bạn bị hôi miệng. Thậm chí những người nghiện thuốc lá và chè sẽ bị hôi miệng trong một thời gian dài và khó có thể xử lý triệt để.

Hôi miệng nặng do bị viêm mũi, viêm họng

Những bệnh lý nhiễm trùng ở mũi được xác định là nguyên nhân phổ biến gây chứng hôi miệng. Người bị viêm xoang, nhiễm trùng đường hô hấp sẽ có biểu hiện bên ngoài là miệng và hơi thở có mùi hôi. Ngoài ra người có dị tật ở miệng như hở hàm ếch cũng tạo môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển và gây hôi khoang miệng.

Hôi miệng cũng có thể xuất phát do một số bệnh lý
Hôi miệng cũng có thể xuất phát do một số bệnh lý

Mắc một số bệnh lý khác

Theo chuyên gia nha khoa, có đến 10% người bị hôi miệng nặng có liên quan tới một số bệnh lý khác như: rối loạn chuyển hóa, ung thư,…

  • Trào ngược dạ dày thực quản khiến miệng hôi kèm ợ chua, ợ nóng
  • Bệnh suy gan, suy thận, tiểu đường khiến hơi thở có mùi hôi tanh

Ngoài ra việc sử dụng các loại thuốc điều trị huyết áp, tiết niệu, tâm thần,… cũng có thể gián tiếp gây ra chứng hôi miệng, khô miệng.

Hôi miệng nặng mùi phát hiện bằng cách nào?

Để xác định xem bản thân có bị hôi miệng nặng hay không, bạn có thể tham khảo một trong những cách dưới đây:

  • Sử dụng chỉ nha khoa đưa vào khoang miệng sau đó ngửi sợi chỉ nha khoa đã dùng
  • Bịt mũi và chỉ thở bằng miệng, sau đó nhờ người đối diện kiểm chứng hơi thở của bạn trong vòng 1 phút. Sau đó bạn lại bịt miệng và chỉ thở bằng mũi và kiểm chứng tương tự.
  • Úp bàn tay vào miệng sau đó thở mạnh ra, bạn hoàn toàn có thể tự cảm nhận hơi thở của mình
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng cổ tay, liếm nhẹ sau đó tự mình ngửi xem có mùi hôi khó chịu không.
  • Bên cạnh đó, khi tới nha khoa, người giám định có thể chỉ định đo nồng độ hôi miệng bằng Halimeter, Halitest.
Một số cách phát hiện hôi miệng nặng
Một số cách phát hiện hôi miệng nặng

Tham khảo một số cách trị hôi miệng nặng

Hôi miệng nặng hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bạn xác định chính xác nguyên nhân và lựa chọn phương pháp phù hợp. Dưới đây là một số cách xử lý tình trạng miệng bị hôi nặng bạn có thể tham khảo:

Áp dụng một số mẹo dân gian chữa hôi miệng

Trong dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc sử dụng thảo dược quen thuộc dễ tìm kiếm trong vườn nhà để xử lý tình trạng hôi miệng mà bạn đọc có thể tham khảo như sau:

  • Sử dụng gừng tươi: Gừng có tính kháng khuẩn tốt nên có khả năng ngăn ngừa sâu răng, giúp hơi thở thơm tho hơn. Bạn có thể cắt từng lát gừng mỏng sau đó ăn cùng chanh để diệt vi khuẩn có trong khoang miệng.
  • Sữa chua: Ăn sữa chua mỗi ngày là cách đơn giản giúp bạn giảm hôi miệng khá hiệu nghiệm. Sữa chua cũng tạo môi trường phù hợp cho các loại vi khuẩn có lợi phát triển, từ đó bảo vệ răng miệng và hệ tiêu hóa.
  • Mật ong: Mật ong được đánh giá là một trong những thực phẩm có chứa chất kháng khuẩn rất tốt. Mỗi ngày bạn có thể pha mật ong và chanh tươi để súc miệng, giảm hôi miệng nặng khá hiệu quả.
  • Trà xanh: Trà xanh là loại thảo dược được sử dụng rất nhiều trong các loại kem đánh răng với công dụng tiêu diệt vi khuẩn, ngăn chặn mùi hôi. Bạn chỉ cần lấy một nắm trà xanh tươi đem rửa sạch rồi vò nát, nấu cùng một ít nước sôi, thêm muối biển. Sử dụng dung dịch này súc miệng mỗi ngày vào sáng và tối là cách loại bỏ mùi hôi miệng và ngăn chặn sâu răng rất tốt.
Gừng tươi có khả năng giảm mùi hôi khoang miệng khá hiệu quả
Gừng tươi có khả năng giảm mùi hôi khoang miệng khá hiệu quả

Uống thuốc trị hôi miệng nặng

Trong trường hợp đã thử áp dụng một số mẹo dân gian nhưng chứng hôi miệng nặng không được cải thiện, người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn những loại thuốc đặc trị. Một số loại thuốc chữa hôi miệng nặng thường xuất hiện trong kê toa của bác sĩ bao gồm:

  • Chlorhexidine: Chlorhexidine được xác định là một chất hóa học khử trùng, có tác dụng chống lại cả vi khuẩn gram dương và gram âm. Thuốc hoạt động dưới hai phương thức chính là kìm khuẩn và diệt khuẩn. Ở nồng độ cao,  Chlorhexidine có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, còn khi hoạt động ở nồng độ thấp thuốc này có thể khiến vi khuẩn ở trạng thái ngủ, không hoạt động. Ngoài ra, Chlorhexidine cũng có tác dụng chống lại một số loại virus, nấm.
  • Cetylpyridinium chloride (CPC): Cetylpyridinium chloride có cách bào chế khá đa dạng: dạng viên ngậm, thuốc đánh răng, nước súc miệng, thuốc xịt thơm miệng, thuốc xịt mũi, thuốc xịt họng. Đây là một chất hóa học khử trùng và diệt khuẩn. Cetylpyridinium chloride cũng có hiệu quả tốt trong việc bảo vệ răng, loại bỏ mảng bám và viêm nướu răng.
  • Ranitidine: Đây là thuốc uống đặc trị các vấn đề liên quan tới trào ngược dạ dày gây hôi miệng, khô miệng.

Xem thêm: Top 10+ thuốc trị hôi miệng phổ biến và lưu ý sử dụng thuốc

Chú ý khi sử dụng thuốc chữa hôi miệng
Chú ý khi sử dụng thuốc chữa hôi miệng

*Lưu ý: Sử dụng các loại thuốc Tây chữa hôi miệng nặng người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ. Hoặc nếu lạm dụng sai liều lượng có thể ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa. Do đó, bạn không được tự ý đi mua thuốc và sử dụng theo cảm tính. Cần tìm tới địa chỉ nha khoa tin cậy để được thăm khám, nhận thuốc và lắng nghe tư vấn chi tiết của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài những loại thuốc trên, bạn cũng có thể tìm hiểu và lựa chọn kết hợp một số loại nước súc miệng chống hôi miệng hiệu quả.

Ngăn chặn, phòng ngừa hôi miệng tái phát

Những thói quen sinh hoạt hằng ngày ảnh hưởng rất nhiều tới thời gian điều trị hôi miệng nặng cũng như ngăn bệnh tái phát. Dưới đây là một số lưu ý người bệnh cần quan tâm:

  • Đánh răng sau khi ăn: Bạn nên đánh răng ít nhất mỗi ngày 2 lần, đặc biệt là sau khi ăn để đảm bảo răng miệng luôn sạch sẽ. Tại nơi làm việc, bạn cũng có thể chuẩn bị bàn chải để xử lý mảng bám thức ăn sau khi dùng bữa.
  • Thói quen sử dụng chỉ nha khoa: Sử dụng chỉ nha khoa sẽ giúp bạn có thể dễ dàng loại bỏ mảng bám thức ăn trong kẽ răng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển gây mùi hôi miệng.
  • Chải lưỡi: Bạn có biết lưỡi của chúng ta chứa rất nhiều vi khuẩn và là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển do chứa các hạt thức ăn thừa lưu lại. Do đó, bên cạnh việc chải răng hãy hãy chải lưỡi hàng ngày để ngăn ngừa mùi hôi hiệu quả. Những người có lưỡi trắng tức là lưỡi của bạn đang có rất nhiều vi khuẩn. Do đó, hãy làm sạch lưỡi mỗi ngày để ngăn chặn mùi hôi.
  • Làm sạch răng giả hoặc dụng cụ nha khoa: Nếu bạn đang đeo răng giả, niềng răng hãy chú ý vệ sinh sạch sẽ ít nhất một ngày hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
  • Tránh khô miệng: Mỗi ngày hãy uống đủ nước lọc, có thể thay thế bằng uống nước ép hoa quả tươi để giữ cho miệng không bị khô. Hoặc bạn cũng có thể kích thích tiết nước bọt bằng cách nhai kẹo cao su.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh: Bạn nên tránh sử dụng các loại thức ăn, thực phẩm gây hôi miệng như tỏi, hành, thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều protein,… Ngoài ra tránh xa thuốc lá, thuốc lào, rượu bia, đồ uống có ga,… để ngăn chặn mùi hôi trong miệng xuất hiện.
  • Nên đi khám nha sĩ thường xuyên và đều đặn ít nhất 6 tháng 1 lần để lấy cao răng, hoặc phát hiện ra các vấn đề răng miệng kịp thời.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ mỗi ngày

Hôi miệng nặng chữa khám chữa ở đâu tốt?

Trường hợp chứng hôi miệng nặng đeo bám bạn dai dẳng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mỗi ngày. Hãy tìm tới cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và xử lý đúng cách, đặt tính hiệu quả và an toàn lên hàng đầu. Dưới đây là một số gợi ý địa chỉ nha khoa bạn có thể tham khảo:

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chữa hôi miệng

Bạn có thể tới thăm khám và điều trị hôi miệng tại khoa Răng miệng – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Nơi đây quy tụ đội ngũ bác sĩ nha khoa có nhiều năm kinh nghiệm sẽ giúp bạn tìm ra chính xác nguyên nhân gây hôi miệng. Từ đó tư vấn và lên đơn thuốc uống, hướng dẫn kết hợp thói quen sinh hoạt hợp lý để xử lý mùi hôi miệng khó chịu.

Hôi miệng nặng tới ngay bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương 

Khi gặp các vấn đề răng miệng, cụ thể là chứng hôi miệng, bạn có thể tìm tới Bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương để thăm khám và điều trị.

Đây là bệnh viện chuyên khoa về răng miệng nên có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về tình trạng hôi miệng của phát xuất phát do đâu. Thiết bị y tế chuyên dụng được trang bị đầy đủ, các bác sĩ tay nghề cao, dày dặn kinh nghiệm.

Bệnh viện Răng hàm mặt TW Nguyễn Chí Thanh 

Nếu đang sinh sống, công tác hay làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể tới thăm khám và điều trị hôi miệng tại bệnh viện Răng hàm mặt Trung Ương Nguyễn Chí Thanh. Bệnh viện có nhiều thiết bị máy móc hiện đại, đảm bảo tiêu chuẩn của Bộ y tế về khám chữa, điều trị các vấn đề răng miệng sẽ giúp bạn xử lý mùi hôi miệng nhanh chóng, an toàn.

Chữa hôi miệng tại bệnh viện tai mũi họng thành phố Hồ Chí Minh 

Một gợi ý tiếp theo cho những ai đang bị hôi miệng nặng. Bệnh viện tai mũi họng thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày tiếp đón hàng chục lượt bệnh nhân tới khám chữa nha khoa, các vấn đề về răng miệng. Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế được tiệt trùng là những ưu điểm tại nơi đây.

Trên đây là những thông tin xoay quanh chứng hôi miệng cùng những phương pháp xử lý hiệu quả, an toàn. Hy vọng qua bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong điều trị và xử lý chứng miệng hôi. Đừng quên chia sẻ bài viết và tiếp tục cập nhập những thông tin tiếp theo của chúng tôi.

Được đề xuất:

Cập nhật lúc: 1:48 PM , 14/03/2023

Tin liên quan

Áp xe răng khôn – Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị

Áp xe răng khôn gây ra nhiều biến chứng xấu thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì thế mọi người nên tìm hiểu...

16 cách trị sâu răng tại nhà đơn giản, an toàn, hiệu quả cao

Các phương pháp trị sâu răng tại nhà thông thường sẽ sử dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên, gần gũi với cuộc sống, cách làm đơn giản nhưng vẫn đảm...

Áp xe răng số 7, răng số 6, răng số 8 cần làm gì? Nguyên nhân khiến cho việc áp xe răng

Răng số 7 còn giữ vai trò quan trọng trong việc nhai thức ăn. Áp xe răng số 7 là bệnh lý về răng miệng mà không ít người gặp...

Răng Lồi Xỉ Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Chuẩn Nha Khoa

Răng lồi xỉ hay răng lòi xỉ, lòi sĩ là một khuyết điểm thường gặp ở răng của nhiều người, thường bị nhầm với răng khểnh. Tuy không quá nguy...

Tưa miệng là bệnh gì? Cách nhận biết và chữa trị hiệu quả nhất

Bệnh tưa miệng không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh rất khó chịu với cảm giác rát bỏng ở lưỡi. Các thông tin sau đây sẽ giúp bạn...

Các loại bao cao su kéo dài thời gian quan hệ có thêm các thành phần gây tê cục bộ được sử dụng trong y tế

Sáp Nha Khoa Là Gì? Có Tác Dụng Gì Với Người Niềng Răng?

Sáp nha khoa khi xuất hiện đã được xem là “vị cứu tinh” của những người đang trong quá trình niềng răng. Bởi sản phẩm này giúp bảo vệ hiệu...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *