Hôi Miệng Dạ Dày Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Dứt Điểm

Hôi miệng dạ dày là bệnh lý thường gặp ở người trung niên và người già. Nó không những gây ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt hằng ngày mà nó còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Vậy hôi miệng từ dạ dày là bệnh gì, nguyên nhân do đâu và có điều trị tận gốc được hay không?

Hôi miệng dạ dày là bệnh gì?

Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, hôi miệng dạ dày là do cơ quan tiêu hóa và quá trình chuyển hóa dinh dưỡng gặp vấn đề nên lượng thức ăn đang tiêu hóa dở trong dạ dày và acid dịch vị sẽ đẩy ngược lên thực quản và vòm họng. Nếu không điều trị sớm, acid dịch vị khi trào ngược sẽ bào mòn lớp niêm mạc miệng và họng, vi khuẩn sinh mùi từ đó sẽ sinh sôi phát triển mạnh gây ra triệu chứng hôi miệng.

Khi triệu chứng hôi miệng nặng xảy ra có thể bệnh trào ngược dạ dày đã ở mức độ nghiêm trọng. Người bệnh có thể đã mắc phải một số bệnh lý liên quan đến dạ dày như hở van dạ dày, viêm loét dạ dày,…

Để khắc phục tình trạng hôi miệng, người bệnh cần tới những cơ sở uy tín để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị tận gốc.

Đâu là nguyên nhân gây hôi miệng dạ dày?

Hôi miệng dạ dày rất khó tự xác định nguyên nhân, chỉ có các bác sĩ chuyên môn mới có thể làm được việc này. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây hôi miệng dạ dày sẽ giúp người bệnh đẩy nhanh quá trình điều trị và giải quyết triệt để tình trạng bệnh. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh hôi miệng dạ dày thường có 4 nguyên nhân như sau :

Trào ngược dạ dày

Sở dĩ trào ngược dạ dày gây hôi miệng là vì trong thức ăn được tiêu hóa có chứa rất nhiều loại vi sinh vật và vi khuẩn khác nhau. Nên khi người bệnh bị trào ngược dạ dày hay ợ hơi thì những tác động này sẽ đẩy ngược vi khuẩn lên khoang miệng gây ra hơi thở có mùi.

Những người bị trào ngược dạ dày thường gặp các bệnh lý về răng lợi vì lượng acid có trong dạ dày khi trào ngược lên khoang miệng sẽ ăn mòn men răng. Ngoài trào ngược dạ dày thì những vấn đề khác ở dạ dày cũng gây ra tình trạng hôi miệng hở van dạ dày, hôi miệng do viêm loét dạ dày hay ung thư thực quản,…

Người bị trào ngược dạ dày thường sẽ bị đẩy vi khuẩn lên khoang miệng gây ra hơi thở có mùi.

Tắc nghẽn đường ruột

Những thực phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày sau khi tiêu hóa đa phần sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể. Do một số vấn đề nên chúng bị tắc nghẽn lại trong đường ruột và không thể đào thải ra ngoài. Và trong một khoảng thời gian ngắn chúng sẽ bốc mùi khó chịu và theo đường thở thoát khí ra ngoài gây nên tình trạng hôi miệng dạ dày.

Nôn ói

Việc nôn ói nhiều trong quá trình mang thai hay do tác nhân nào khác cũng sẽ là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng dạ dày. Bởi khi nôn ói, lượng thức ăn chưa tiêu hóa xong cùng với axit và dịch vị dạ dày sẽ thông qua đường họng thoát ra ngoài. Những chất này sẽ bám lại một phần trên khoang miệng, amidan và cuống họng,… gây ra hơi thở nặng mùi.

Lượng axit có trong dạ dày có thể ăn mòn men răng, làm tổn thương vùng nướu và gây ra các bệnh lý như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, áp xe răng, hôi miệng,….

Chế độ ăn uống

Hôi miệng dạ dày một phần cũng là do người bệnh tiêu thụ quá nhiều thức ăn và đồ uống không phù hợp với cơ thể như đồ uống chứa chất kích thích, đồ ăn cay nóng, đồ quá ngọt, đồ chua, đồ chiên rán và thức uống có gas,… khiến cho dạ dày phản ứng lại gây ra mùi hôi trong hơi thở.

Cách nhận biết hôi miệng dạ dày

Hôi miệng từ dạ dày ngoài triệu chứng hơi thở có mùi ra thì người bệnh sẽ gặp thêm một số dấu hiệu khác trên cơ thể như:

Lưỡi có nhiều cặn trắng

Đây là biểu hiện ta có thể nhận biết bằng mắt thường khi bị hôi miệng từ dạ dày. Bởi vì khi vi khuẩn từ dạ dày bị đẩy lên khoang miệng sẽ bám lại trên mặt lưỡi, tạo ra một lớp cặn mỏng màu trắng đục hoặc màu hơi ngả vàng.

Dạ dày có vấn đề

Nếu bạn bị hôi miệng và có những dấu hiệu được liệt kê dưới đây thì bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến dạ dày. Cụ thể là:

  • Vùng thượng vị hay bị đau quặn.
  • Đau rát vùng cổ họng.
  • Buồn nôn sau khi ăn no.
  • Thường xuyên ợ chua, ợ hơi, ợ nóng khi ăn no và đói.
  • Hay đắng miệng, ăn uống không vừa miệng.
  • Chướng bụng, đầy hơi kéo dài.
  • Hay xuất hiện tình trạng tức ngực, khó thở.
  • Hay mệt mỏi.

Kết quả từ việc vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng sẽ khiến bạn bị hôi miệng. Nhưng nếu bạn đã vệ sinh răng miệng nhưng mùi khó chịu vẫn không thuyên giảm thì có thể bạn đang gặp tình trạng hôi miệng dạ dày.

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

Chữa hôi miệng dạ dày bằng phương pháp nào?

Bệnh hôi miệng từ dạ dày đem lại khá nhiều phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, việc điều trị hôi miệng vì dạ dày là rất cần thiết nhằm tránh các ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người bệnh.

Tùy theo tình trạng bệnh và điều kiện của mỗi người có thể lựa chọn chữa trị tình trạng này bằng nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là những cách điều trị hôi miệng dạ dày được nhiều người áp dụng nhất.

Điều trị dạ dày kết hợp với sản phẩm thuốc Nha Chu Tán

Một trong những phương pháp hữu hiệu nhất được khách hàng sử dụng để điều trị hôi miệng dạ dày là sử dụng kết hợp sản phẩm Nha Chu Tán với sản phẩm điều trị bệnh lý về dạ dày. 

Cơ chế thuốc ĐÌNH CHỈ – TẤN CÔNG giúp điều trị hôi miệng

Hội tụ và kết hợp tinh hoa Y học cổ truyền và Y học hiện đại, kết hợp giữa cảm hứng bài thuốc của người dân tộc Lự Lai Châu, các thảo dược có dược tính cao, nuôi trồng theo quy trình đạt chuẩn GACP – WHO cùng với phương pháp điều chế hiện đại, đã đem lại một phương thuốc “bất bại” trong điều trị không chỉ tình trạng hôi miệng mà còn rất nhiều bệnh lý răng miệng khác.

Có thể kể về một số thành phần nổi bật có trong Nha Chu Tán giúp bài thuốc trở nên hiệu quả và lành tính như Bạch chỉ, Đinh hương, Hương nhu, Tế tân,… Đặc biệt phải kể đến Hương nhu – dược liệu quý tự nhiên giúp kháng khuẩn và điều trị hôi miệng rất hiệu quả.

Đơn giản trong quá trình sử dụng – AN TOÀN TUYỆT ĐỐI cho sức khoẻ 

Với Nha Chu Tán, các chuyên gia đã chia thành 2 bộ thuốc nhằm cung cấp những giải pháp phù hợp với tình trạng hôi miệng của từng người. Đặc biệt sản phẩm có thể sử dụng cho bất cứ độ tuổi nào, rất an toàn và lành tính. 

Thuốc đặc trị tình trạng hôi miệng - Nha Chu Tán
Thuốc đặc trị tình trạng hôi miệng – Nha Chu Tán

Bộ phổ thông dành cho người bệnh có tình trạng hôi miệng nhẹ:

  • Thuốc bột bôi: Sản phẩm sử dụng để chấm nhẹ, bôi ngoài các vùng tổn thương trong khoang miệng. 
  • Nước súc miệng: Súc miệng hàng ngày có tác dụng sát khuẩn, làm thơm và hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Bộ cao cấp dành cho những trường hợp hôi miệng lâu năm: 

  • Cao bôi: Sử dụng dang cao bôi trực tiếp vào vùng viêm nhiễm, tổn thương giảm nhanh tình trạng đau rát, sưng tấy trong khoang miệng.
  • Nước súc miệng: Sử dụng với mục đích sát khuẩn, làm sạch khoang miệng tương tự như bộ phổ thông.

99% khách hàng ĐIỀU TRỊ DỨT ĐIỂM hôi miệng với Nha Chu Tán

Đã có hàng nghìn khách hàng sử dụng Nha Chu Tán và đạt hiệu quả cao, tự tin với nụ cười và hơi thở vô. Tự hào là địa chỉ tin cậy và uy tín hàng đầu trong lĩnh vực Nha khoa, ViDental luôn mong muốn có thể mang đến cho khách hàng những trải nghiệm và chất lượng dịch vụ tốt nhất

Xem thêm: Dứt Điểm Hôi Miệng – Bội Phần Tự Tin Nhờ Biết Đến Nha Chu Tán Tại ViDental

Áp dụng các phương pháp dân gian

>> Sử dụng lá bạc hà

Đây là loại lá có chứa nhiều tinh dầu và chất tạo mùi thơm tự nhiên nên có thể cải thiện mùi hôi từ bên trong cơ thể. Ngoài ra, lá bạc hà còn có công dụng kháng khuẩn và làm sạch khoang miệng.

Lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu và chất tạo mùi thơm tự nhiên
Lá bạc hà chứa nhiều tinh dầu và chất tạo mùi thơm tự nhiên

Để chữa hôi miệng dạ dày, mỗi ngày người bệnh chỉ cần nhai một vài lá bạc hà sau đó súc miệng lại với nước sạch, sau vài ngày bạn sẽ nhận thấy tình trạng hôi miệng thuyên giảm.

>> Sử dụng gừng tươi

Gừng chứa rất nhiều thành phần giúp đẩy lùi mùi hôi khó chịu trong khoang miệng. Ngoài khả năng sát khuẩn và kháng viêm thì gừng còn giúp răng miệng tránh được các bệnh lý về răng khác.

Cách làm bài thuốc từ gừng tươi rất đơn giản, bạn chỉ cần thái gừng thành lát mỏng rồi đun với nước để súc miệng hàng ngày, tình trạng hôi miệng sẽ được cải thiện nhanh chóng.

>> Sử dụng vỏ chanh

Trong vỏ chanh có chứa rất nhiều vitamin C nên việc diệt khuẩn và giảm hôi miệng rất hiệu quả. Bạn có thể nhai trực tiếp vỏ chanh hoặc pha nước cốt chanh với muối để súc miệng hàng ngày cũng sẽ cải thiện được tình trạng hôi miệng dạ dày.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Để hạn chế tình trạng trào ngược dịch vị, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng những nhóm thuốc giúp trung hòa axit hoặc ức chế bài tiết dịch vị như:

>> Nhóm thuốc ức chế bơm proton

Những thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton gồm có Omeprazol, Rabeprazol, Esomeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol,…Những loại thuốc này thường được sử dụng trước khi ăn 30 phút. Nên sử dụng từ 4-8 tuần (theo theo tình trạng bệnh) để trị dứt điểm bệnh hôi miệng dạ dày.

Nếu tình trạng hôi miệng không được cải thiện người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc tăng liều dùng hoặc thực hiện nội soi để đánh giá tình trạng bệnh.

Ngược lại, nếu các triệu chứng hôi miệng dạ dày được cải thiện, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh giảm liều lượng hoặc ngưng sử dụng thuốc khi cần thiết.

>> Nhóm thuốc có thể ức chế thụ thể H2

Các loại thuốc điển hình của nhóm này là Cimetidin, Ranitidin, Famotidin, Nizatidin,…

Những loại thuốc này thường được chỉ định với người bị trào ngược dạ dày mức độ nhẹ. Nên dùng thuốc trước ăn từ 15-30 phút.

Nhóm thuốc ức chế thụ thể H2 thường được chỉ định với người bị trào ngược dạ dày mức độ nhẹ.
Nhóm thuốc ức chế thụ thể H2 thường được chỉ định với người bị trào ngược dạ dày mức độ nhẹ.

>> Nhóm thuốc kháng acid dạ dày

Nhóm thuốc này thường được phối hợp với thuốc kháng acid. Thuốc có cả dạng gel, dạng viên nén, dạng bột và thuốc cốm. Thuốc được chỉ định uống sau ăn từ 1-3 giờ hoặc uống trước khi ngủ. Nếu uống thuốc không cải thiện tình trạng hôi miệng dạ dày thì bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc tiểu phẫu để xử lý tình trạng hôi miệng cho bệnh nhân.

Trong quá trình điều trị hôi miệng dạ dày cần lưu ý gì?

Bên cạnh việc điều trị hôi miệng bằng thuốc tây, người bệnh cần thay đổi lối sống vì nó có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh hôi miệng từ dạ dày.

Những người đang điều trị hôi miệng dạ dày cần lưu ý những vấn đề như sau:

  • Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm và đồ uống như: cam, quýt, nước chanh, mang chua, rượu, bia, cà phê, nước ngọt có gas, sôcôla, thức ăn cay nóng và nhiều chất béo, đồ ăn nhanh,…những thực phẩm này có thể khiến các cơn trào ngược gia tăng.
  • Hạn chế việc cúi người về phía trước.
  • Tránh lao động nặng hoặc tập luyện ngay sau khi ăn.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không ăn trước khi ngủ ít nhất 2 tiếng và tránh nằm ngay sau khi ăn.
  • Gối đầu cao khi ngủ.
  • Dừng hút thuốc lá, giảm cân, không xiết bụng hoặc mặc đồ quá chật.
  • Nếu điều trị nội khoa kết hợp thay đổi lối sống khoa học thất bại, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật chống trào ngược. Phẫu thuật sẽ giúp cải thiện triệu chứng nóng rát, ợ hơi và trào ngược. Sau phẫu thuật, có một số bệnh nhân vẫn phải tiếp tục dùng thuốc để điều trị hôi miệng dạ dày.
 

Lưu ý: Người bệnh không được tùy ý sử dụng thuốc nếu chưa thực hiện thăm khám sàng lọc nguyên nhân gây bệnh và chưa có chỉ định của bác sĩ. Có một số loại thuốc sẽ có tác dụng phụ nên người bệnh cần quan tâm đến vấn đề này để lựa chọn loại thuốc phù hợp với bản thân.

Phòng ngừa hôi miệng dạ dày

Để phòng ngừa bệnh này các bạn có thể áp dụng một số cách như sau:

  • Giữ thói quen chải răng ít nhất 2 lần trong ngày và làm sạch lưỡi thường xuyên.
  • Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau mỗi lần ăn để làm sạch kẽ răng và loại bỏ mảng bám. Có thể kết hợp nhai kẹo cao su không đường sau ăn để tăng cường khả năng làm sạch răng và giảm tiết nước bọt.
  • Uống ít nhất 2 lít nước một ngày để giúp cơ chế sinh nước bọt của miệng hoạt động bình thường, hạn chế tối đa mùi hôi miệng.
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý ngoài khả năng ngăn ngừa mảng bám, diệt các vi khuẩn có hại trong miệng nó còn giúp khắc phục hơi thở khó chịu do trào ngược dạ dày gây ra.
  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm có vị chua như măng chua, đồ lên men tự nhiên, trái cây có vị chua,…
  • Hạn chế sử dụng đồ có gas, rượu bia, cà phê và các chất kích thích.
  • Không ăn quá nó hoặc nhịn đói, nhai kỹ trước khi nuốt.
  • Ưu tiên sử dụng những thực phẩm dễ tiêu hóa như rau xanh và hoa quả, đồ mềm,…
  • Xây dựng lối sống khoa học, tránh căng thẳng, tress…
  • Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn, thường xuyên để nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm để phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm có biến chứng.

Hôi miệng dạ dày là bệnh lý thường gặp trong cuộc sống, ai cũng có khả năng mắc bệnh. Đặc biệt là lứa tuổi trưởng thành và trung niên. Nếu không điều trị sớm và đúng phương pháp bệnh sẽ gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chính vì vậy, các bạn nên chủ động phòng tránh và thực hiện thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện ra những bệnh lý không đáng có.

Cập nhật lúc: 3:51 PM , 30/05/2023

Tin liên quan

Hôi Miệng Nặng: Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Khắc Phục Tận Gốc

Hôi miệng nặng là tình trạng không ít người gặp phải hiện nay. Bệnh lý này tuy không nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe nhưng nó gây ra nhiều...

Hôi Miệng Lâu Năm Do Đâu? Cách Điều Trị An Toàn Và Triệt Để

Hôi miệng lâu năm gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc giao tiếp, sinh hoạt, công việc hàng ngày của người bệnh. Để loại bỏ chứng hôi miệng...

Xét nghiệm giúp xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng để điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất

Áp Xe Răng Ở Trẻ Em: Những Kiến Thức Quan Trọng Bố Mẹ Nên Biết

Áp xe răng ở trẻ em có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe hơn so với người lớn. Bởi vậy, các bố mẹ cần có kiến thức...

Khi phát hiện các triệu chứng bất thường của bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để khám

Viêm Chân Răng: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Viêm chân răng là một trong những bệnh lý răng miệng thường rất phổ biến do thói quen ăn uống và vệ sinh răng miệng không đúng cách. Bệnh viêm...

Viêm Tủy Răng Uống Thuốc Gì: TOP 5 Loại Thuốc Tác Dụng Nhanh Nhất

Viêm tủy răng thường bắt nguồn từ sâu răng nặng, viêm nướu hay răng bị các chấn thương như nứt, vỡ, mẻ,... Bệnh này luôn mang lại những cơn đau...

Ê Buốt Răng Khi Mang Thai Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Ê buốt răng khi mang thai là tình trạng phổ biến hiện nay do nhiều nguyên khác nhau gây ra. Bệnh này không những gây ra ảnh hưởng đến sức...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *