Hàm trainer cho bé là một giải pháp chỉnh nha sớm được nhiều phụ huynh lựa chọn với mong muốn trẻ có được một hàm răng đều đẹp. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng về phương pháp niềng răng cho trẻ này? Niềng răng trainer cho bé có thực sự hiệu quả như quảng cáo? Hay cách sử dụng và chi phí của loại hàm này ra sao? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về phương pháp chỉnh nha này.
Hàm trainer cho bé là gì?
Hàm trainer cho bé hay còn có các tên gọi khác như hàm silicon, hàm tiền chỉnh nha,… là một công cụ chỉnh nha được làm bằng vật liệu tổng hợp trong nha khoa như silicon hoặc polyuretan đảm bảo an toàn. Dụng cụ này có thiết kế hình dáng Parabol ôm sát vào hàm răng của trẻ giúp nắn chỉnh răng bị sai lệch ở trẻ từ 2 – 15 tuổi.
Khí cụ này có được sử dụng nhiều cho những trẻ đang trong giai đoạn phát triển có nhu cầu nắn chỉnh răng bị sai lệch về đúng vị trí mong muốn. Tác dụng chính của hàm trainer là điều chỉnh lệch lạc nhẹ của nhóm răng trước về đúng vị trí, hạn chế tối đa tình trạng răng hô móm khi trưởng thành và hướng dẫn tư thế đặt lưỡi giúp trẻ thở đúng cách.
Khay niềng trainer cho trẻ được cấu tạo có các gờ ở mặt ngoài của cung răng trên và dưới, phù hợp với nhiều kích thước hàm khác nhau và dễ dàng điều chỉnh. Tuy nhiên, trẻ cần đeo đúng loại hàm niềng răng trainer theo độ tuổi để đạt được kết quả chỉnh nha cao nhất, đồng thời tránh cho bé gặp cảm giác đau nhức và khó chịu khi đeo.
Hàm trainer cho bé có thực sự hiệu quả
Để trả lời cho câu hỏi “Niềng răng hàm trainer cho bé có hiệu quả không?” ViDental đã tổng hợp những thông tin chính xác nhất về tác dụng của loại hàm chỉnh nha này. Giúp bạn có sự đánh giá khách quan nhất khi lựa chọn hàm trainer chỉnh nha cho trẻ.
Hàm trainer giúp chỉnh hướng răng mọc, định vị hàm
Khi trẻ đeo hàm trainer trong giai đoạn còn răng sữa sẽ giúp ổn định sự phát triển của khung hàm. Sắp xếp lại các răng bị sai lệch khớp cắn, răng mọc chen chúc, không thẳng hàng theo đúng trật tự chuẩn ngay từ khi còn nhỏ. Đây là chức năng chính của khay niềng trainer giúp tạo tiền đề cho răng vĩnh viễn của trẻ mọc đúng vị trí trên cung hàm.
Tìm hiểu ngay: Các Loại Niềng Răng Hiện Nay: Chi Phí, Hiệu Quả, Đối Tượng Phù Hợp
Bên cạnh đó, niềng răng silicon cho trẻ còn hỗ trợ cân bằng lực ở các phần cơ má, môi, định hình đúng vị trí của lưỡi trên khuôn hàm của trẻ. Điều này giúp giảm thiểu tối đa các sai lệch răng miệng khi trẻ trưởng thành.
Khắc phục được một số thói quen xấu của trẻ
Ngoài việc nắn chỉnh răng thì việc đeo khay niềng trainer cho bé còn có tác dụng làm giảm những thói quen xấu của trẻ như tật đẩy lưỡi gây hô răng, thở bằng miệng, mút ngón tay, nghiến răng khi ngủ. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây răng mọc lệch hay mòn men răng, răng dễ gãy rụng sau này.
Hàm trainer thích hợp sử dụng khi xương hàm của trẻ đang phát triển còn mềm nên việc điều chỉnh khá dễ dàng. Tuy nhiên, việc sử dụng hàm chỉ là bước đầu để khắc phục những sai lệch nhẹ, đơn giản của cấu trúc răng. Với những ca niềng răng yêu cầu độ phức tạp, sau khi đeo niềng hàm trainer bác sĩ có thể kết hợp thêm các phương pháp chỉnh nha khác để đạt kết quả như mong muốn.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần biết hàm trainer cho bé được sản xuất theo một khuôn mẫu, không phải sản phẩm chỉnh nha được thiết kế riêng biệt cho từng bệnh nhân. Trong khi đó, tình trạng răng miệng của mỗi trẻ là khác nhau, nên việc niềng răng trainer cho bé khó đảm bảo thích hợp 100%.
Nếu cho trẻ đeo hàm trainer không rõ nguồn gốc chất lượng kém, kích thước không tương thích không những không giúp cải thiện mà còn khiến lệch khớp cắn, khuôn mặt mất cân đối. Vì vậy, đeo hàm trainer ở trẻ sẽ chỉ đạt hiệu quả cao khi có sự thăm khám, lập kế hoạch và chỉ định điều trị của bác sĩ.
Trường hợp nào nên sử dụng hàm trainer?
Tình trạng răng của trẻ mọc sai lệch, lộn xộn không đều trong hàm chắc chắn không ít ba mẹ gặp phải. Đặc biệt là ở những trẻ 5 – 6 tuổi đang trong giai đoạn thay răng sữa trẻ thường có thói quen như đẩy lưỡi, mút ngón tay, thở bằng miệng,…
Theo khuyến cáo chung, niềng răng cho trẻ bằng hàm trainer nên thực hiện từ sớm khi bé ở độ tuổi từ 5 – 10 tuổi. Thời điểm này các khuyết điểm trên hàm răng trẻ đã thể hiện rõ, cấu trúc hàm đã ổn định hơn nên sẽ đem lại hiệu quả cao. Một số trường hợp được bác sĩ chỉ định thực hiện chỉnh ba bằng hàm trainer cho trẻ gồm:
- Răng sữa, răng vĩnh viễn mọc quá thưa, cách xa nhau.
- Răng mọc lộn xộn, khấp khểnh.
- Răng mọc không đồng đều.
- Răng bị hô (khớp cắn sâu).
- Răng bị móm (khớp cắn ngược).
- Khớp cắn bị hở, 2 hàm răng không đó khít được.
Bài đọc thêm: Niềng Răng Trainer Cho Người Lớn Là Gì? Có Hiệu Quả Không?
Để biết được chính xác trẻ có sử dụng hàm trainer được hay không bạn cần có sự chỉ định từ nha sĩ. Chính vì vậy, khi bé gặp các vấn đề về răng miệng, bạn hãy đưa trẻ tới nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp khắc phục phù hợp càng sớm càng tốt.
2 loại hàm trainer cho bé hiện nay
Hiện nay trên thị trường hàm trainer chỉnh nha cho bé được phân loại thành 2 loại chính, căn cứ theo độ tuổi và kích thước.
Hàm Juniors (hàm nhóm J)
Đây là loại hàm trainer dành cho bé đang trong thời kỳ mọc răng sữa, từ khoảng 2 – 5 tuổi. Lúc này chỉnh nha bằng hàm Juniors sẽ tác động một lực rất nhẹ nhàng làm cơ mặt và xương hàm của bé được kích thích tích cực. Ngoài ra, hàm J có các nệm khí tạo ra một lực nhỏ giúp lưỡi đặt đúng vị trí và ngăn các thói quen xấu ở trẻ như: mím môi, mút tay, thở bằng miệng khi ngủ.
Nhóm hàm J có đặc điểm chung là kích thước nhỏ, chất liệu rất mềm dẻo an toàn giúp cho bé cảm thấy thoải mái khi ngậm. Trẻ chỉ cần đeo đều đặn vào các buổi tối trước khi ngủ để phát huy tác dụng.
Thực tế, giá thành cho một ca niềng răng trainer cho trẻ em sẽ thấp hơn nhiều so với Chi phí đối với hàm silicon cho bé đang mọc răng sữa có mức giá giao động khoảng từ 1.500.000 – 2.000.000 VNĐ/hàm.
Hàm Kids (hàm nhóm T4K)
Trẻ đang trong giai đoạn thay răng sữa và mọc răng vĩnh viễn sẽ được chỉ định sử dụng loại hàm này. Hàm trainer cho trẻ T4K cũng có thiết kế giống với hàm nhóm J nhưng độ cứng cao hơn. Hiện tại hàm trainer T4K có 2 loại:
- Hàm Kids màu xanh: Sử dụng trong giai đoạn đầu gọi là niềng răng phòng ngừa. Trẻ sẽ thường được đeo khoảng từ 8 – 12 tháng giúp định hình lại khoảng cách các răng cửa và chỉnh khớp cắn đúng.
- Hàm Kids màu hồng: Sau khi kết thúc thời gian đeo hàm trainer xanh, trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định tiếp tục sang giai đoạn đeo hàm hồng. Loại hàm này có chất liệu cứng hơn, tác động lực mạnh để duy trì kết quả điều trị và tránh tình trạng răng chạy về vị trí cũ.
Hàm nhóm K vừa giúp hạn chế những tật xấu răng miệng của bé, vừa hỗ trợ điều trị tình trạng khớp cắn sâu, khớp cắn hở ngay từ sớm. Một điểm khác biệt nữa so với dòng hàm trainer Juniors là hàm trainer Kids được bác sĩ khuyến cáo sử dụng mỗi ngày dùng khoảng 1 tiếng và để qua đêm khi ngủ.
Xem thêm: Niềng Răng Trainer Tại Nhà Và Những Lưu Ý Quan Trọng Khác
Đối với nhóm hàm Kids dành cho bé từ 5 – 10 tuổi, mức giá hiện nay trên thị trường khoảng từ 3.000.000 – 5.000.000 VNĐ/hàm. Ngoài ra, giá thành của hàm silicon cho bé còn phụ thuộc bởi nhiều yếu tố như chất liệu của hàm, thương hiệu, khí cụ đi kèm,… Do đó, bạn có thể cân nhắc về điều kiện kinh tế, tình trạng răng miệng cụ thể của trẻ để lựa chọn loại hàm niềng răng trainer phù hợp.
Lưu ý cần nhớ khi sử dụng hàm trainer cho bé
Mặc dù là một khí cụ chỉnh nha đem lại kết quả nhanh chóng, sử dụng tiện lợi, nhưng không phải cứ đeo hàm trainer mỗi tối là răng của trẻ sẽ tự động trở nên đều đẹp. Việc đeo hàm chỉnh nha trainer cho trẻ cũng cần phải sử dụng đúng cách theo sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
Trong quá trình trẻ đeo hàm trainer, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Mỗi bé có những sai lệch và kích thước cung hàm khác nhau. Vì vậy, để lựa chọn được hàm trainer cho trẻ em phù hợp nên tới các phòng khám uy tín, nha sĩ có kinh nghiệm để thăm khám và tư vấn lựa chọn loại hàm silicon sao cho thích hợp và mang lại kết quả tốt cho trẻ.
- Duy trì cho trẻ thói quen đem hàm đều đặn ít nhất 1h vào ban ngày cùng với ban đêm khi ngủ. Thời gian đầu nếu trẻ chưa quen bạn có thể tập cho trẻ đeo khoảng từ 2 – 3h/ngày.
- Vệ sinh hàm bằng nước muối sạch cần được thực hiện hàng ngày ít nhất 2 lần sáng và tối để làm sạch mảng bám và tránh vi khuẩn có cơ hội gây ra các bệnh về răng miệng cho trẻ.
- Nên thăm khám định kỳ cho trẻ 1 tháng/lần tại nha khoa trong suốt quá trình đeo hàm trainer niềng răng. Việc này giúp cho bác sĩ kiểm soát được sự dịch chuyển của răng và xử lý kịp thời nếu có những sai lệch.
- Ngừng sử dụng hàm trainer và đưa trẻ đi thăm khám nếu thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau răng, viêm lợi, chảy máu chân răng.
- Mặc dù là phương pháp chỉnh nha tại nhà an toàn và dễ thực hiện. Nhưng việc đeo hàm trainer niềng răng cho bé không phù hợp sẽ mất công sức cho cả trẻ và gia đình mà không mang lại hiệu quả có khi cũng làm ảnh hưởng tới hàm răng của trẻ sau này. Vì vậy, khi quyết định niềng răng hàm trainer cho trẻ bạn cần cân nhắc thật kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về hàm trainer cho bé là gì, cách sử dụng và giá thành bao nhiêu. Nếu còn bất cứ vấn đề thắc mắc nào về niềng răng hàm trainer, bạn hãy liên hệ với nha khoa để nhận được những tư vấn cụ thể nhất từ bác sĩ.
Cập nhật lúc: 10:03 AM , 17/03/2023