Ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn: Nguyên nhân & Cách xử lý an toàn

Ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn khiến nhiều người cảm thấy lo lắng không biết có làm sao không và xử lý thế nào. Tình trạng sau nhổ răng khôn bị ê răng kéo dài nhiều ngày liền có thể là cảnh báo của nhiễm trùng. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin về hiện tượng này. 

Ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn kéo dài do đâu?

Theo bác sĩ nha khoa, thời gian bị đau sau khi nhổ răng khôn sẽ khác nhau tùy từng người. Có trường hợp chỉ sau 1 ngày là cơn đau đã thuyên giảm nhưng cũng có người phải kéo dài mấy ngày mới hết đau.

Ê buốt răng sau khi mọc răng khôn bạn cần chú ý
Ê buốt răng sau khi mọc răng khôn bạn cần chú ý

Tình trạng ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn lâu hay ngắn phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Răng khôn trước đó của bạn mọc thẳng hay mọc ngầm, có mọc lệch không, mức độ nguy hiểm như thế nào. Trường hợp mức độ răng khôn càng khó thì thời gian bị ê buốt răng sau khi mọc răng khôn càng dài và ngược lại.
  • Nếu nha sĩ thực hiện nhổ răng khôn không dứt khoát, tay nghề chưa cao, kinh nghiệm hạn chế sẽ khiến bạn bị đau nhức nghiêm trọng hơn. Thậm chí một số người còn gặp biến chứng do nhổ răng khôn sai cách.
  • Chế độ chăm sóc sau nhổ răng khôn cũng ảnh hưởng nhiều đến tình trạng ê buốt răng của bạn. Nếu tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ thì quá trình lành thương sẽ nhanh chóng và hạn chế đau buốt tối ưu.

Mặc dù thời gian phục hồi sau nhổ răng khôn ở mỗi người là khác nhau. Tuy nhiên hầu hết một ca nhổ răng khôn an toàn và thành công sẽ không gây đau nhức quá lâu. Trong trường hợp ê buốt răng sau nhổ răng khôn kéo dài hơn 1 tuần hoặc 2 tuần thì khả năng cau là biến chứng răng không. Việc tìm tới nha khoa uy tín để xác định chính xác nguyên nhân, tìm phương án giải quyết kịp thời là điều bệnh nhân cần thực hiện.

Ê buốt sau khi nhổ răng khôn có sao không?

Khi các yếu tố như tay nghề bác sĩ, trang thiết bị hỗ trợ, chế độ chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn được đảm bảo thì chắc chắn vết thương sau nhổ răng sẽ nhanh chóng lành lặn và không gây đau. Nhưng ngược lại, nếu một trong những yếu tố này bị ảnh hưởng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm gây ê răng sau khi nhổ răng khôn.

Hãy thận trọng nếu tình trạng ê buốt răng sau nhổ răng khôn kéo dài nhiều ngày
Hãy thận trọng nếu tình trạng ê buốt răng sau nhổ răng khôn kéo dài nhiều ngày

Tình trạng ê buốt sau khi nhổ răng khôn nếu kéo dài hơn 1 tuần có thể cảnh báo một số biến chứng như sau:

  • Bị viêm nhiễm: Ê buốt răng sau khi nhổ răng không có thể cảnh báo biến chứng viêm, nhiễm trùng nướu tại vị trí răng khôn vừa nhổ. Nếu không được xử lý nhanh chóng, ổ viêm sẽ ngày càng lan rộng và nguy cơ nhiễm trùng máu rất cao.
  • Nhổ răng khôn chạm vào dây thần kinh: Một số ít trường hợp bị ê buốt và kèm chảy máu sau nhổ răng khôn là do đã chạm vào dây thần kinh. Nguyên nhân do nha sĩ nhổ sai cách, vô tình động đến hệ thần kinh quanh răng và gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Cách khắc phục ê răng sau khi nhổ răng khôn

Để khắc phục tình trạng ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn, bạn cần tuân thủ một số chỉ định sau của bác sĩ:

  • Hãy cắn chặt bông gòn trong suốt 30 phút sau nhổ răng. Có thể máu vẫn có tiếp tục rỉ trong vài giờ tiếp theo, cứ 30 phút thay gòn 1 lần cho tới khi máu ngưng.
  • Trong 6 giờ đầu, không được súc miệng hay khạc nhổ mạnh bởi sẽ gây tổn thương nướu lợi và khiến bị chảy máu lại, tình trạng đau buốt sẽ trầm trọng hơn.
  • Uống thuốc giảm đau buốt theo chỉ định của bác sĩ; dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh.
  • Sử dụng túi đá chườm bên ngoài má chỗ nhổ răng, mỗi lần chườm 15 phút và chườm liên tục khi thấy ê buốt chân răng. Vào ngày thứ 3 sau nhổ răng, bạn có thể chườm nóng lên vùng má bị sưng sẽ giúp giảm cơn đau buốt.
  • Không nên lia lưỡi vào vùng nước vừa nhổ răng khôn. Đầu lưỡi chứa rất nhiều vi khuẩn có thể khiến nướu bị nhiễm trùng.

Xem thêm: Tẩy trắng răng bị ê buốt nên xử lý thế nào? Cách khắc phục nhanh

Bạn cần tuân thủ nguyên tắc chăm sóc răng sau khi nhổ răng khôn
Bạn cần tuân thủ nguyên tắc chăm sóc răng sau khi nhổ răng khôn

Một số lưu ý trong chăm sóc răng miệng sau nhổ răng khôn

Dưới đây là một số lưu ý bạn cần nhớ trong chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng khôn:

  • Về chế độ dinh dưỡng: Tránh các thực phẩm quá cứng hoặc quá dẻo, đồ ăn chưa được chế biến, xử lý kỹ. Khi hàm phải sử dụng lực mạnh sẽ khiến vết thương bị bục và gây ra chảy máu, ê buốt, đau nhức. Bên cạnh đó, cần lưu ý không nên ăn hay uống thức ăn còn nóng bởi nhiệt độ quá cao có thể gây kích ứng, sưng viêm nướu lợi. Hai tuần sau khi nhổ răng bạn nên ăn cháo, đồ mềm được ninh nhừ. Ngoài ăn cháo tôm, thịt,… bạn cũng nên nghiền hoặc băm nhỏ rau củ thêm vào vừa chống ngán vừa bổ sung vitamin, chất xơ cần thiết.
  • Về chế độ chăm sóc răng miệng: Bạn nên vệ sinh răng miệng hàng ngày bằng muối loãng, súc miệng sau bữa ăn. Sau ngày đầu tiên nhổ răng không nên đánh răng hay súc miệng mạnh. Tuy nhiên những ngày sau đó bạn cần chú ý trong khâu vệ sinh răng miệng bằng cách đánh răng kết hợp súc miệng nước muối. Điều này cần thiết để ngăn ngừa và loại bỏ vi khuẩn tích tụ, tấn công vùng lợi đang trong quá trình lành.

Cách tốt nhất để xử lý ê buốt răng sau khi nhổ răng khôn là đến nha khoa thăm khám, tìm hiểu chính xác nguyên nhân. Từ đó các bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết về phương pháp xử lý an toàn và hiệu quả nhất.

Đừng bỏ lỡ:

Cập nhật lúc: 5:45 AM , 14/03/2023

Tin liên quan

Uống nước ấm là cách bảo vệ cổ họng hiệu quả

Cao răng là gì? Nguyên nhân hình thành và biện pháp khắc phục hiệu quả

Trên thực tế, hiện nay vẫn có rất nhiều người không biết cao răng là gì. Theo các chuyên gia, cao răng hay còn gọi là vôi răng và là...

Viêm nướu răng ở trẻ em: Những thông tin cha mẹ cần biết

Chăm sóc trẻ luôn là điều khó khăn với nhiều cha mẹ và đặc biệt khi trẻ mắc phải những bệnh lý về răng miệng cũng là một trong những...

Viêm nướu chân răng uống thuốc gì tốt nhất hiện nay? Các loại thuốc thường dùng

Viêm nướu chân răng là bệnh lý răng miệng thường gặp ở nhiều người. Đây là một trong những bệnh lý liên quan đến tổ chức quanh răng. Nếu tình...

Người bệnh bị ho do đâu

Sâu răng số 5 là răng nào? Phương pháp điều trị sâu răng số 5

Sâu răng là một trong những tình trạng bệnh lý thường gặp khá phổ biến ở nhiều người. Tuy nhiên, trên hàm răng có nhiều vị trí đặc biệt có...

Cấy Ghép Implant Có Đau Không? Giải Đáp Chi Tiết Và Đầy Đủ Nhất

Cấy ghép Implant là phương pháp trồng răng giả cố định bằng cách xâm lấn trực tiếp vào xương hàm để đặt trụ Implant làm từ titanium. Chính vì vậy...

Tùy từng bệnh nhân để trả lời chính xác viêm da dị ứng có chữa khỏi hay không

Trẻ 11 tháng chưa mọc răng: Nguyên nhân và biện pháp xử lý [THAM KHẢO NGAY]

Ở trẻ em, thời gian mọc răng thường không giống nhau và điều này không phản ánh quá nhiều tình trạng sức khỏe của bé. Tuy nhiên nếu trẻ 11...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *