Dị Ứng Thức Ăn Nổi Mề Đay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Dị ứng thức ăn nổi mề đay là tình trạng không hiếm gặp. Khác với những loại dị ứng thông thường, nổi mề đay do thức ăn nguy hiểm hơn nhiều với hàng loạt biểu hiện như ngứa ngáy, ho khan, tiêu chảy,… thậm chí là nguy cơ sốc phản vệ dẫn đến tử vong.

Dị ứng thức ăn nổi mề đay là bệnh gì? Cơ chế bệnh sinh

Dị ứng thức ăn là một trong những dạng dị ứng thường gặp nhất, bên cạnh dị ứng thuốc, thời tiết, môi trường… Và người bị dị ứng thức ăn bị nổi mề đay ngoài da được xem là triệu chứng bệnh phổ biến, ngoài các triệu chứng về đường tiêu hóa hoặc hệ hô hấp. 

Theo các chuyên gia, dị ứng thức ăn nổi mề đay là hiện tượng hệ miễn dịch nhận diện nhầm lẫn các chất có trong thực phẩm được nạp vào cơ thể là dị nguyên có hại cho, thường là protein. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ kích thích sản sinh bạch cầu nhằm chống lại dị nguyên, từ đó gây ra phản ứng dị ứng trong cơ thể. 

Cụ thể cơ chế bệnh sinh của nổi mề đay dị ứng thức ăn như sau:

  • Thức ăn dị ứng khiến cơ thể phản ứng quá mức, sản sinh nhiều histamine và chất trung gian. Chúng tác động lên mạch máu, làm giãn thành mạch, tăng tính thấm của thành mạch… Hậu quả là gây ứ đọng, tích tục độc tố dị ứng, xung huyết, phù nề cục bộ hoặc toàn thân, làm tăng co thắt cơ trơn… 
  • Một số nghiên cứu khác còn cho thấy protein dị ứng có tính bền với nhiệt, nên khi vào trong dạ dày không bị phân hủy bởi enzyme và axit tiêu hóa. Do đó, sau khi ăn vào trong cơ thể chúng sẽ giữ nguyên cấu trúc, chuyển hóa hấp thụ vào máu và làm phát sinh các triệu chứng dị ứng. 

Các nguyên nhân gây dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa

Các bác sĩ da liễu đã nghiên cứu và phân tích, chứng dị ứng thức ăn nổi mề đay chính là phản ứng của cơ thể bởi một số thành phần có trong đồ ăn, chủ yếu là thành phần protein. Ở một số món ăn, khi protein đi vào cơ thể sẽ xảy ra tình trạng hệ miễn dịch lầm tưởng là chất có hại. Từ đó cơ thể sẽ xảy ra cơ chế tự miễn dịch, kích thích các bạch cầu sản sinh kháng nguyên và gây ra hiện tượng nổi mề đay hay mẩn ngứa. Những nguyên nhân gây dị ứng thức ăn thường gặp ở người bệnh:

Do độ tuổi

Có không ít các thống kê đã cho thấy, đối tượng trẻ em là nhóm có nguy cơ bị dị ứng thức ăn tương đối cao. Lúc này cơ thể của trẻ chưa phát triển toàn diện, hệ miễn dịch cũng như chức năng đề kháng vẫn còn khá yếu. Do đó, khi các bé dung nạp những món ăn có thành phần lạ sẽ dễ bị chứng nổi mẩn toàn thân, nổi mề đay.

Một số thực phẩm trẻ dễ bị dị ứng là:

  • Nhóm hải sản có vỏ như: Nghêu, sò, ốc, hến, cua, hàu,…
  • Một số loại đậu: Đậu phộng, đậu đỏ, đậu nành, đậu hà lan…
  • Một số loại hạt: Hạt lạc, hạt hạnh nhân, hạt óc chó,…
Cơ địa, tuổi tác, môi trường sống và thực phẩm có thể ảnh hưởng đến chứng dị ứng thức ăn
Cơ địa, tuổi tác, môi trường sống và thực phẩm có thể ảnh hưởng đến chứng dị ứng thức ăn

Do cơ địa hoặc yếu tố di truyền

Có rất nhiều bệnh lý có thể di truyền từ đời trước qua đời sau, không ngoại trừ chứng dị ứng thức ăn nổi mề đay.

Dựa theo các nghiên cứu từ WHO cho thấy, khi bố mẹ bị dị ứng với một thực phẩm hoặc nhóm thực phẩm nào đó, con của họ sau khi sinh ra cũng có khả năng bị dị ứng. Theo đó, khả năng di truyền ở những trường hợp này lên tới 80%.

Ngoài ra, ở một số trường hợp trong gia đình có thành viên tiền sử bị chứng nổi mề đay do dị ứng thức ăn, nhưng không phải bố mẹ mắc, vậy con cái có thể bị 50%. Trong những trường hợp sinh đôi cùng trứng, tỉ lệ cùng bị dị ứng có thể tới 77%. Đối với những cặp sinh đôi khác trứng, tỉ lệ sẽ thấp hơn khá nhiều, chỉ khoảng 15%.

Do yếu tố môi trường tác động

Không chỉ những người có bệnh lý nền hay yếu tố di truyền từ gia đình. Những người sống ở trong môi trường ô nhiễm, có các ổ dịch truyền nhiễm cũng có khả năng bị dị ứng thức ăn gây ra tình trạng nổi mề đay. Bên cạnh đó, những thói quen sinh hoạt và ăn uống không lành mạnh, khoa học cũng là yếu tố làm tăng khả năng bạn bị dị ứng mẩn ngứa. Vì vậy, mọi người cần chú ý hơn về lối sống và chế độ ăn uống.

Triệu chứng dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa thường gặp

Rất dễ phát hiện tình trạng nổi mề đay dị ứng thức ăn, bởi các triệu chứng đầu tiên đều bộc phát qua da. Ngay sau khi thức ăn được đưa vào cơ thể, triệu chứng lâm sàng sẽ bắt đầu xuất hiện sau vài phút, lâu hơn là 3-4h.

Trước tiên, vùng da cánh tay, bả vai sẽ bị đỏ ửng rồi dần dần lan rộng ra khắp cơ thể. Để nhận biết bị dị ứng thức ăn, người bệnh có thể dựa vào những dấu hiệu sau:

  • Các mảng da với đủ kích thước bị sần đỏ, ngứa ngáy, và ít nhiều đã bị tổn thương.
  • Những vùng da mẩn ngứa, tổn thương một cách đột ngột, sau đó nhanh chóng lan rộng khắp cơ thể.
  • Da nổi đầy các vết mẩn đỏ. Chúng có thể bị sưng như muỗi đốt nhưng lớn hơn nhiều và ngày càng lan rộng hơn.
  • Dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa kèm phù nề, viêm đỏ và cảm giác ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Thậm chí những bệnh nhân dị ứng nặng còn bị sưng mặt, phù nề mắt…
  • Các triệu chứng đi kèm: Tiêu chảy, buồn nôn, khó thở, đau bụng…
Dị ứng thức ăn nổi mề đay gây sần ngứa trên da

Thường thì những triệu chứng kể trên sẽ nhanh chóng thuyên giảm sau vài giờ nếu dị ứng ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu hệ miễn dịch phản ứng quá mức có thể gây ra sốc phản vệ với các triệu chứng như:

  • Liên tục gia tăng các nốt mề đay mới, lan rộng nhanh chóng.
  • Môi, mí mắt phù nề nghiêm trọng.
  • Lưỡi, cổ họng sưng tấy.
  • Nôn mửa liên tục, tiêu chảy.
  • Choáng váng, tụt huyết áp, ngất xỉu.

Theo các bác sĩ, tình trạng sốc phản vệ do dị ứng thức ăn nổi mề đay có thể gây co thắt phế quản dẫn đến tử vong. Do đó, ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường, cần kịp thời liên hệ với cán bộ y tế để được hỗ trợ.

Nổi mề đay do dị ứng thức ăn có nguy hiểm không?

Theo đánh giá của các chuyên gia, nổi mề đay do dị ứng thức ăn không quá nguy hiểm và có thể được kiểm soát sau vài ngày nếu được xử lý đúng cách cũng như loại bỏ thức ăn gây dị ứng ra khỏi thực đơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan khi gặp phải tình trạng này vì nếu dị ứng thức ăn nổi mề đay khẩn cấp nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến sốc phản vệ, nguy hiểm đến tính mạng.

Vì vậy, khi nhận thấy các biểu hiện như nổi sẩn đỏ, phát ban toàn thân ngứa ngáy dữ dội, chóng mặt, tim đập nhanh, khó thở, huyết áp thấp, rơi vào trạng thái hôn mê, cơ thể tím tái,… Cần đưa đến bệnh viện để được cấp cứu kịp thời để tránh phát sinh rủi ro, biến chứng nguy hiểm.

Khi bị nổi mẩn mề đay do dị ứng thức ăn cần phải làm gì?

Hiện nay khi gặp phải tình trạng này vẫn còn khá nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, chúng ta không thể xem thường triệu chứng dị ứng này. Ngay khi có dấu hiệu hệ miễn dịch xảy ra phản ứng, bạn cần có các biện pháp can thiệp kịp thời để tránh gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Các biện pháp xử lý dị ứng tạm thời tại chỗ

Khi cơ thể gặp phải các thực phẩm gây ra dị ứng, các cơ sẽ xảy ra phản ứng một cách nhanh chóng. Lúc này, chúng ta áp dụng các biện pháp xử lý tại chỗ như sau:

  • Móc họng: Đây là thao tác để kích thích nôn giúp đẩy toàn bộ lượng thức ăn từ dạ dày ra bên ngoài. Khi bạn nôn được hết các thực phẩm, dị ứng sẽ giảm mức độ một cách hiệu quả, đồng thời cũng ngăn chặn được tình trạng sốc phản vệ.
  • Súc miệng với nước muối ấm: Phương pháp thứ hai người bệnh có thể sử dụng là pha nước ấm với muối để súc miệng. Nước muối sẽ giúp chúng ta loại bỏ những dị nguyên còn tồn tại ở khoang miệng. Đồng thời làm dịu vùng cổ họng, giảm bớt triệu chứng phù nề và ngứa ngáy.
  • Uống nước ấm: Đây là cách giúp người bệnh ổn định lại dạ dày. Cảm giác khó chịu và lợm ở khoang miệng có thể giảm bớt hiệu quả.
Sử dụng cách súc miệng, uống nước ấm để cải thiện triệu chứng
Sử dụng cách súc miệng, uống nước ấm để cải thiện triệu chứng

Khi đã áp dụng các biện pháp trên nhưng người bệnh không thấy các biểu hiện thuyên giảm, mẩn đỏ vẫn lan rộng cần nhanh chóng tới bệnh viện. Những cách xử lý trên không thể thay thế hoàn toàn cho phác đồ điều trị, đặc biệt trong trường hợp người bệnh có nguy cơ sốc phản vệ. Nếu người bệnh không thay đổi cách chữa trị sẽ làm quá trình đẩy lùi bệnh về sau gặp nhiều khó khăn hơn, thời gian điều trị theo đó cũng kéo dài và có thể làm bệnh nổi mề đay ở tay, chân,… biến chứng chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Sử dụng một số loại thuốc Tây chữa nổi mề đay do dị ứng

Thuốc Tây là phương pháp xử lý khá nhanh chóng và có hiệu quả. Tùy thuộc vào tình trạng dị ứng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ lựa chọn kê đơ sao cho phù hợp. Một số loại thuốc trị nổi mề đay người bệnh có thể sử dụng bao gồm:

  • Epinephrine: Đây là loại thuốc có tác động tới hệ thần kinh, có thể sử dụng dạng tiêm tĩnh mạch hoặc khí dung.
  • Histamin: Là thuốc kháng sinh sẽ kháng lại các hoạt động của những thụ thể Histamin. Giúp giúp ức chế giải phóng Histamin của tế bào, từ đó sẽ nhanh chóng làm giảm các triệu chứng.
  • Thuốc bôi ngoài da: Một số loại thuốc như: Menthol, Glycerin, Zinc sẽ được chỉ định để người bệnh bôi ngoài da giúp giảm cảm giác ngứa ngáy và tăng cường giữ ẩm cho làn da.
Thuốc Tây là giải pháp chữa nổi mề đay nhiều người lựa chọn
Thuốc Tây là giải pháp chữa nổi mề đay nhiều người lựa chọn

Trong quá trình sử dụng các đơn thuốc này, người bệnh cần chú ý không tự ý thay đổi đơn thuốc. Bệnh nhân không tùy ý kê đơn để tự điều trị nổi mề đay tại nhà khi chưa rõ tình trạng bệnh lý của bản thân. Đồng thời, người bị nổi mề đay không lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc quá liều dẫn tới những hệ quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe..

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc cũng cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh cần duy trì theo đúng liệu trình đã kê, không bỏ thuốc ngắt quãng sẽ làm gián đoạn quá trình hồi phục của cơ thể, bệnh chuyển sang nổi mề đay thể mãn tính.

Ở một số trường hợp, bệnh nhân sử dụng thuốc Tây trong thời gian dài để chữa trị mề đay có thể phát sinh một số tác dụng phụ. Tùy vào thể trạng cũng như sức đề kháng của cơ thể sẽ có những biểu hiện phản ứng khác nhau. Khi gặp phải các triệu chứng bất thường, người bệnh không được chủ quan. Cần nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ phụ trách chữa trị để kịp thời có phương án xử lý.

Đông y hỗ trợ điều trị chứng dị ứng nổi mề đay

Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc Tây, dược liệu từ Đông y cũng đem đến hiệu quả tốt cho người bệnh bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa. Các vị thuốc từ thảo mộc tự nhiên đảm bảo an toàn, lành tính sẽ giúp người bệnh điều trị tận gốc và hạn chế xảy ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, vì là thảo dược tự nhiên nên người bệnh cần kiên trì sử dụng để thấy rõ được tác dụng.

Một số bài thuốc người bị dị ứng có thể ấp dụng đó là: 

Bài thuốc số 1

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Đương quy: 30g.
  • Khổ sâm: 30g.
  • Bạc hà: 20g.
  • Băng phiến: 10g.
  • Sà sàng tử: 20g.

Cách thực hiện: Các nguyên liệu được sơ chế kỹ càng sau đó cho nước vào đun khoảng 15 phút. Tiếp đó bạn hãy dùng nồi nấu bài thuốc này để xông phần bị ngứa và dùng nước ngâm vào vùng da bị ngứa. Thực hiện bài thuốc này 2 lần/ngày và sử dụng hàng ngày cho đến khi bạn đỡ thì thôi.

Bài thuốc số 2

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Đương quy: 30g.
  • Khô sâm: 30g.
  • Bạc hà: 20g.
  • Băng phiến: 10g.
  • Sà sàng tử: 20g.
  • Hoàng tinh: 30g.
  • Bạch tiên trì: 20g.
  • Hoa tiêu: 15g.
  • Thấu cốt tử thảo: 30g.
  • Địa phu tử: 30g.

Cách thực hiện: Sơ chế phần nguyên liệu bằng cách rửa qua với nước rồi để ráo. Sau đó thì nấu với nước trong khoảng 20 phút rồi bỏ phần bã thuốc đi. Bạn tiếp tục hòa thuốc với nước nguội cho ấm ấm rồi ngâm với vùng da đang bị mẩn ngứa. Cứ thực hiện ngâm mỗi ngày 2 lần và ngâm khoảng 20 phút để có kết quả nhanh nhé.

Bài thuốc số 3

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Kinh giới: 30g.
  • Cam thảo: 20g.
  • Phèn phi: 15g.
  • Sà sàng tử: 20g.
  • Khổ sâm: 30g.
  • Đại phi dương: 30g.
  • Đại hoàng: 20g.
  • Địa phủ tử: 30g.
  • Địa du: 20g.

Cách thực hiện: Sơ chế nguyên liệu với nước sạch rồi để ráo. Sau đó đun sôi với nước trong khoảng 20 phút rồi bỏ phần bã thuốc đi. Hòa thuốc với nước nguội cho ấm ấm rồi ngâm với vùng da đang bị mẩn ngứa. Thực hiện ngâm mỗi ngày 2 lần và ngâm khoảng 20 phút để có kết quả.

Bài thuốc số 4

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 

  • Bạch tật lê: 100g.
  • Thương nhĩ tử: 100g.
  • Dạ giao đẳng: 200g.
  • Bạch tiên bì: 20g.
  • Huyền thoái: 20g.
  • Sà sàng tử: 20g.

Cách thực hiện: Sau bước sơ chế nguyên liệu, bạn đem đi nấu với nước trong khoảng 20 phút rồi bỏ phần bã thuốc. Tiếp đến bạn hòa thuốc với nước nguội cho ấm rồi ngâm vùng da đang bị mẩn ngứa. Ngâm đều đặn mỗi ngày 2 lần trong khoảng 30 phút để giảm tình trạng mẩn ngứa.

Biện pháp phòng tránh dị ứng thức ăn nổi mề đay

Dị ứng thức ăn nổi mề đay có bản chất là những phản ứng của cơ thể với protein. Tình trạng này sẽ càng trở nên nghiêm trọng ở những lần tái phát tiếp theo. Để tránh gặp phải hiện tượng này, mỗi người nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau:

  • Đảm bảo ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc.
  • Tăng cường bổ sung nước và vitamin từ rau xanh, trái cây để cơ thể vừa đủ dinh dưỡng, vừa củng cố sức khỏe hệ miễn dịch.
  • KHÔNG chà xát mạnh vào vùng da đã mẩn ngứa. Khi có biểu hiện ngứa ngáy cần thực hiện một số biện pháp can thiệp tại nhà, đồng thời thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Loại bỏ những thực phẩm bị dị ứng ra khỏi thực đơn, tráng nguy cơ dị ứng lặp lại.
  • Luôn kiểm tra kỹ mục thành phần trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm đóng gói nào.
  • Cẩn trọng với các loại thức ăn chế biến sẵn không có tem nhãn. Tốt nhất nên kiểm tra nguồn gốc cũng như tham khảo thông tin sản phẩm từ người bán trước khi mua và sử dụng.
  • Tránh xa thực phẩm ôi thiu, hết hạn,… Luôn ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh trong chế biến các món ăn. Trong trường hợp phải đi ra ngoài, không tiện nấu ăn thì nên chuẩn bị sẵn thức ăn để mang theo.
  • Đối với trẻ nhỏ, nên kiểm soát các loại thực phẩm trước khi sử dụng, nhất là những thực phẩm trẻ chưa từng ăn trước đó.

Dị ứng thức ăn nổi mề đay sẽ chưa gây nguy hiểm nếu kịp thời có biện pháp can thiệp. Ngược lại, nếu người bệnh có tâm lý chủ quan, xem nhẹ tình trạng dị ứng có thể dẫn đến suy hô hấp, thậm chí là tử vong. Do vậy, mỗi người nên chủ động phòng tránh, cẩn trọng với những thức ăn lạ và chủ động tìm gặp bác sĩ khi cơ thể có những triệu chứng bất thường. 

DÀNH CHO BẠN

Cập nhật lúc: 1:29 PM , 02/08/2023

Tin liên quan

Dị Ứng Thời Tiết Lạnh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Dị ứng thời tiết lạnh là tình trạng cơ thể bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, thậm chí gây sốt và nhiều biểu hiện gây khó chịu khác cho người...

Trẻ Bị Dị Ứng Thời Tiết Và Cách Xử Lý Nhanh Cha Mẹ Nên Biết [ĐỪNG BỎ LỠ]

Trẻ bị dị ứng thời tiết do có làn da quá nhạy cảm và hệ miễn dịch còn yếu. Tình trạng này không nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh...

Dị Ứng Thức Ăn Nổi Mẩn Ngứa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Đã bao giờ bạn rơi vào tình trạng phù nề mặt mũi, nổi mẩn toàn thân thậm chí khó thở… vì bị dị ứng thức ăn nổi mẩn ngứa chưa?...

viêm da dị ứng

Bệnh viêm da dị ứng là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da phổ biến hiện nay. Dù không gây nguy hiểm nhiều đến sức khỏe hay tính mạng, nhưng bệnh lại ảnh hưởng...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *