Dây cung niềng răng là một loại khí cụ quan trọng trong nha khoa, có ảnh hưởng to lớn tới kết quả chỉnh nha nếu sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài. Vậy có những loại dây cung niềng răng nào, vai trò và mục đích sử dụng của mỗi loại như thế nào ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây!
Dây cung niềng răng là gì?
Dây cung niềng răng là bộ phận quan trọng trong phương pháp niềng răng mắc cài phổ biến hiện nay. Dây cung thường có cấu tạo dài và mảnh, được gắn cố định với các mắc cài trên thân răng. Khi thực hiện quá trình niềng răng các bác sĩ sẽ tạo tác động lực kéo lên những dây cung này giúp điều chỉnh răng dần về vị trí như mong muốn để đảm bảo tính thẩm mỹ.
Trong các trường hợp chỉnh nha cho khách hàng, sau khi gắn những mắc cài chắc chắn lên thân răng, bác sĩ sẽ đặt những chiếc dây cung này vào vị trí rãnh giữa mắc cài rồi sử dụng dây thun để cố định chắc chắn. Nếu bạn chọn phương pháp niềng răng với mắc cài tự buộc, dây cung có thể tự động trượt giữa rãnh của mắc cài.
Theo các chuyên gia về nha khoa cho biết, niềng răng bằng dây cung và mắc cài sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn trong quá trình chỉnh nha, đồng thời quá trình thực hiện cũng nhanh hơn so với niềng răng bằng loại khay nhựa trong suốt.
Chính vì thế các loại dây cung có tác dụng điều chỉnh lực kéo, mắc cài cũng ổn định và có tính thường xuyên hơn các phương pháp niềng răng không dùng mắc cài. Đó cũng chính là ưu điểm của phương pháp nắn chỉnh này.
Với mỗi loại dây cung và giai đoạn chỉnh nha khác nhau, người bệnh sẽ được sử dụng những mắc cài có kích thước khác nhau với các mục đích khác nhau, cụ thể:
- Dây cung dạng tròn được áp dụng với giai đoạn bắt đầu chỉnh nha, kích thước mặt cắt thường là: 0.012, 0.014, 0.016, 0.018 (inches)
- Dây cung vuông hoặc chữ nhật có kích thước tiết diện là là: 0.016×0.022; 0.017×0.022; 0.016×0.016; 0.017×0.025; 0.018×0.022; 0.018×0.025; 0.019×0.025 (inches).
Vai trò của dây cung trong từng giai đoạn niềng răng
Quá trình chỉnh nha thông thường diễn ra theo 5 giai đoạn chính, dưới đây là vai trò của dây cung ứng với từng giai đoạn cụ thể:
- Giai đoạn 1 – Tiền chỉnh nha: Đây chính là giai đoạn trước khi thực hiện niềng răng, bác sĩ sẽ kiểm tra và thăm khám tổng quát cho người bệnh để dựa trên những thông số phù hợp chọn ra phương pháp chỉnh răng tối ưu nhất và chọn lựa loại dây cung phù hợp. Với mỗi cấu trúc răng, tuổi tác và mục đích mong muốn của người niềng răng sẽ chọn ra một loại dây cung phù hợp nhất mang lại hiệu quả tốt nhất. Đây chính là bước quan trọng quyết định được thời gian và tính thẩm mỹ sau khi niềng răng.
- Giai đoạn 2 – sau 3 tháng niềng răng: Với 3 tháng đầu niềng răng, nha sĩ sẽ có thể chỉ định nhổ bỏ răng, nong hàm và cắt kẽ tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người bệnh. Thời điểm này, người bệnh sẽ chưa cảm nhận được nhiều thay đổi. Tuy nhiên trên thực tế, các dây cung đã tác động làm thay đổi khá mạnh phương hướng của răng, để toàn bộ đi theo đúng vị trí mong muốn.
- Giai đoạn 3 – sau 6 tháng niềng răng: ở giai đoạn này, dưới sự tác động lực của bác sĩ vào dây cung, vẫn tiếp tục tạo ra dịch chuyển răng nhưng với tốc độ chậm hơn so với 3 tháng đầu. Hệ thống dây cung và mắc cài có thể gây ra một số trường hợp sai lệch như răng cửa chìa ra phía ngoài, răng thưa hơn. Tuy nhiên điều này không đáng lo lắng vì bác sĩ có chuyên môn sẽ kiểm soát tốt tình trạng này và thực hiện điều chỉnh tức thì.
- Giai đoạn 4 – Sau 9 tháng niềng răng: Tại thời điểm này thì quy trình niềng răng đã hoàn tất được ½ chặng đường, dây cung niềng răng đã phát huy tác dụng khiến hàm răng được định hình khá ổn định với cung xương hàm mở rộng và khớp cắn cân đối giữa hàm trên với hàm dưới.
- Giai đoạn 5 – Sau 15 tháng niềng răng: Hàm răng sau 15 tháng được định hình tiếp tục dịch chuyển những bước cuối cùng. Bác sĩ sẽ tiếp tục điều chỉnh dây cung và những sai lệch nhỏ nếu tồn tại để hàm răng đạt tính thẩm mỹ cao nhất.
- Giai đoạn 6 – kết thúc: Ở mỗi mức độ răng, sức khỏe và tuổi tác của mỗi người khác nhau sẽ có thời điểm kết thúc khác nhau. Sau khi được bác sĩ kiểm tra và đánh giá hàm răng đã hoàn toàn ổn định, người bệnh sẽ được chỉ định tháo mắc khí cụ chỉnh nha. Sau đó bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện đeo hàm duy trì với thời gian cụ thể riêng.
Qua các giai đoạn chỉnh nha có thể thấy rằng việc tác động lực lên dây cung niềng răng giúp kéo cho các răng bị mọc lệch, tình trạng hô vẩu và răng không đều nhau được điều chỉnh về vị trí như ý. Dây cung tác động lực kéo tương đối nhẹ nhàng, không tình trạng quá khó chịu cho người niềng răng thẩm mỹ. Thêm vào đó những dây cung này đều an toàn với cơ thể và đều được kiểm định chất lượng trước khi được đưa vào sử dụng. Dây cung chỉnh nha có vai trò quan trọng cho việc điều trị răng miệng được diễn ra suôn sẻ hơn.
Có các loại dây cung trong chỉnh nha nào thường dùng?
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại dây cung chỉnh nha được sử dụng, mỗi loại đều có những đặc tính và ưu điểm riêng, phù hợp với tình trạng và mục đích của từng bệnh nhân khi thực hiện niềng răng:
Loại 1: Dây cung bằng thép không gỉ
Nhiều khách hàng lựa chọn dây cung được thiết kế từ vật liệu thép không gỉ (Nickel – Titanium) để thực hiện niềng răng như: dây Therma-Ti®, dây cung chỉnh nha Niti, dây Stainless Steel,…Ưu điểm chung của loại dây cung từ thép không rỉ là:
- Chất liệu lành tính, an toàn, có thể sử dụng lâu bền trong môi trường khoang miệng mà không bị biến đổi hay gây kích.
- Tính năng nhỏ gọn, di chuyển được linh hoạt giữa các rãnh mắc cài, đảm bảo về thời gian khi chỉnh nha.
- Thép không gỉ bền chắc giúp lực tác động được ổn định, chính xác kéo các răng về vị trí như mong muốn theo đúng phác đồ của bác sĩ.
- Chi phí thấp
Tuy nhiên, dây cung bằng thép không gỉ vẫn còn tồn tại nhược điểm là màu xám kém thẩm mỹ trong thời kỳ chỉnh nha của người bệnh.
Loại 2 – Dây cung bằng sứ
Đây là loại dây cung chỉnh nha được cải tiến từ dây thép không gỉ thông thường. Vẫn sử dụng vật liệu chính là thép không gỉ, nhưng được phủ thêm một lớp sứ trong suốt ra bên ngoài để ổn định tính thẩm mỹ, niềng răng màu trắng, tương tự như răng thật. Với những người yêu thích cái đẹp, đây là loại dây cung được chọn lựa, ưu điểm có thể kể tới đó là:
- Tính thẩm mỹ tốt, dây cung trùng màu với răng nên không bị lộ. Người bệnh có thể hoàn toàn tự tin cười nói và giao tiếp mà không cảm giác thiếu tự tin, tâm lý của rất nhiều người khi niềng răng.
- Chất liệu sứ lành tính, không bị ảnh hưởng và thay đổi tính chất trong môi trường của khoang miệng, hoàn toàn không gây ra kích ứng môi hay nướu.
- Lực tác động tốt do bản chất là thép không gỉ, dễ dàng tác dụng lực như mong muốn.
Tuy nhiên, loại dây cung bằng sứ cũng có 1 số nhược điểm như:
- Gây cảm giác cộm vướng hơn so với dây thép không gỉ do lớp sứ phủ bên ngoài.
- Chi phí lớn hơn so với dây cung thép thông thường do vật liệu sứ có giá thành tương đối cao.
Lưu ý khi sử dụng dây cung trong niềng răng
Sử dụng dây cung niềng răng là phương pháp chỉnh nha được đánh giá tốt nhất thời điểm hiện tại với ưu điểm nhỏ gọn, tiện lợi và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, trước khi quyết định niềng răng người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả:
Trước khi tiến hành niềng răng:
Trước khi quyết định niềng răng người bệnh nên tìm hiểu kỹ thời gian, chi phí và địa chỉ uy tín thực hiện niềng răng. Thông thường, chi phí và thời gian niềng răng phụ thuộc vào tình trạng răng, độ tuổi. Người trẻ tuổi thực hiện niềng răng sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn người lớn tuổi.
Thêm vào đó, ưu thế của mỗi loại dây cung chỉnh nha khác nhau, người bệnh có thể cân nhắc chọn lựa phù hợp với mong muốn, nhu cầu và kinh tế của bản thân.
Trong quá trình niềng răng
Để đạt được hiệu quả cao và giảm thời gian niềng răng, trong quá trình niềng răng người bệnh nên quan tâm những lưu ý sau:
- Cẩn trọng hơn khi ăn nhai: Người thực hiện niềng răng nên chọn lựa những loại thực phẩm dễ nhai cắn như đồ ăn mềm, nhỏ hoặc dạng lỏng như sữa, phô mai, bơ, sữa chua, các loại rau củ quả, bột ngũ cốc, thịt cá nấu kỹ,…
- Chăm sóc răng miệng kỹ càng và đúng cách: Tác dụng lực nhẹ nhàng khi vệ sinh răng để tránh những va đập mạnh gây mẻ, lệch hoặc vỡ mắc cài. Tốt nhất, người bệnh nên sử dụng dụng cụ làm sạch răng chuyên dụng cho răng niềng như bình xịt vệ sinh.
Sau khi tháo bỏ mắc cài
Sau khi được tháo gỡ niềng răng, người bệnh sẽ được yêu cầu đeo hàm duy trì để giúp răng đi vào ổn định và đảm bảo kết quả niềng răng tốt nhất về lâu dài. Vì vậy, người bệnh nên kiên trì thực hiện quá trình hoàn tất, không nên nóng vội bỏ qua quá trình đeo hàm.
Trên đây là toàn bộ thông tin về dây cung niềng răng cho người đọc tham khảo trước khi thực hiện thay đổi thẩm mỹ hàm răng. Hy vọng với những chia sẻ từ bài viết, bạn sẽ đưa ra cho mình những lựa chọn phù hợp nhất.
Cập nhật lúc: 3:16 AM , 16/03/2023