Đau thượng vị: Triệu chứng, Nguyên nhân, Cách điều trị phù hợp

Đau thượng vị là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, thường do nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm chế độ ăn uống không lành mạnh, mắc một số bệnh lý liên quan. Bởi vậy, để điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần xác định đúng nguyên nhân cũng như lựa chọn hướng giải quyết phù hợp. Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây.

Đau thượng vị là gì?

Đau thượng vị là tình trạng người bệnh cảm thấy đau ở vị trí phần trên của bụng, nằm dưới của khung xương sườn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như ợ hơi, ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng.

Thông thường, thời điểm cơn đau thượng vị xảy ra ở nhiều khung giờ khác nhau tùy theo nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:

  • Đau vào ban đêm: Thường là do sự tăng dịch acid dạ dày khi cơ quan này đã tiêu hóa hết thức ăn, gây nên viêm loét và đau thượng vị.
  • Đau khi đói: Do dạ dày trống rỗng qua đêm cũng khiến dịch acid dạ dày tăng tiết gây đau vùng thượng vị.
  • Đau sau ăn: Thường là do viêm loét dạ dày nên  khi ăn xong thức ăn ma sát khiến vùng bị viêm loét tổn thương nặng hơn gây đau thượng vị.

Ngoài ra, với các trường hợp đau dữ dội nên thận trọng đến thăm khám cơ sở y tế gần nhất, phòng tình trạng bị viêm tụy cấp.

XEM THÊM: Tình trạng đau dạ dày buồn nôn là gì?

Triệu chứng của bệnh đau thượng vị

Triệu chứng của cơn đau vùng thượng vị dễ nhận biết nhất gồm:

  • Cơn đau từng đợt: Cơn đau ngắn và lặp lại nhiều lần trong ngày, thỉnh thoảng cơn đau lan sang các vùng khác khiến người bệnh khó chịu.
  • Buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, trào ngược dạ dày.
  • Cơ đau âm ỉ kéo dài từ 15 – 20 phút, thường đau âm ỉ bên trong không đau thành từng đợt. Đặc biệt cảm giác đau nhiều hơn nếu vận động mạnh hoặc khi bụng đói.
  • Cảm giác nóng vùng trên bụng, dưới xương ức, kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, chướng bụng.
  • Đau nhói, đau quặn thượng vị nhưng không kéo dài khiến người bệnh vô cùng đau đớn, khó chịu.

BẠN ĐANG GẶP PHẢI CÁC VẤN ĐỀ VỀ DẠ DÀY

Kiểm tra sức khỏe của bạn
Những triệu chứng ĐAU THƯỢNG VỊ bạn đang gặp phải?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Hình ảnh về bệnh

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau thượng vị

Đau thượng vị thường do 2 nguyên nhân chính, gồm:

Nguyên nhân không do bệnh lý

  • Mang thai: Đau vùng thượng vị nhẹ do nó có liên quan đến trào ngược axit dạ dày, cũng như chịu áp lực của tử cung trước sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh đó, chính nồng độ hormone thai kỳ thay đổi cũng gây ra đau thượng vị về đêm.
  • Sử dụng chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá: Những chất kích thích khi dùng trong thời gian dài sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị viêm nhiễm, gây nên đau thượng vị âm ỉ, dữ dội.
  • Ăn quá no, quá nhiều: Việc bắt dạ dày làm việc quá tải, phải tiêu hóa một lượng thức ăn lớn cũng dễ gây áp lực lên các cơ quan lân cận, gây ra tình trạng đau thượng vị.

Nguyên nhân do bệnh lý

  • Viêm tụy: Tuyến tụy có chức năng sản xuất enzyme hỗ trợ dạ dày tiêu hóa thức ăn cũng như điều chỉnh lượng đường trong máu. Những enzyme được sản sinh sẽ rời khỏi tuyến tụy và hoạt động tại ruột non. Trường hợp các enzym này hoạt động ở tuyến tụy sẽ gây nên viêm tuyến tụy biển hiện thành các triệu chứng đau bụng, buồn nôn,đau quanh dạ dày.
  • Sỏi mật: Túi mật nằm ở bên phải bụng, bên dưới gan, có hình quả lê nhỏ, có chức năng lưu trữ mật và giải phóng vào ruột non hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi túi mật không giải phóng được các độc tố tích tụ có thể hình thành sỏi mắc kẹt vào lỗ túi mật gây nên tình trạng đau thượng vị.
  • Viêm loét dạ dày là những vết loét ở niêm mạc dạ dày. Viêm loét dạ dày xảy ra do môi trường dịch vị mất cân bằng, bên cạnh gây đau thượng vị còn đi kèm các triệu chứng như khó tiêu, ợ chua, buồn nôn,…
  • Viêm dạ dày là tình trạng viêm, kích ứng niêm mạc dạ dày do sử dụng rượu hoặc các chất kích thích quá mức, hoặc căng thẳng.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là tình trạng axit dạ dày chảy ngược lên thực thực quản. Chính axit này kích thích niêm mạc thực quản gây đau thượng vị, bao gồm cảm giác nóng rát ở ngực sau khi ăn.

trao-nguoc-da-day-2

  • Viêm dạ dày ruột là tình trạng hệ thống tiêu hóa bị kích thích do nhiều loại vi khuẩn tấn công, biểu hiện nên các triệu chứng đau vùng thượng vị, buồn nôn hoặc tiêu chảy.

Ngoài ra, do vùng thượng vị có mối liên hệ với nhiều cơ quan nên việc xác định chính xác nguyên nhân cũng gặp không ít khó khăn. Bởi vậy người bệnh cần chủ động thăm khám chẩn đoán bệnh nhằm tìm ra đúng nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.

Đối tượng nguy cơ bị đau thượng vị cao

Một trong những đối tượng tăng khả năng bị đau thượng vị gồm:

  • Người bị nhiễm virus HP.
  • Người thường xuyên căng thẳng, lo lắng.
  • Người có thói quen ăn uống không lành mạnh.
  • Người có người thân mắc các bệnh về dạ dày.
  • Người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia.

Chẩn đoán, xét nghiệm

Thông thường, để chẩn đoán người bệnh có phải đau thượng vị hay không, bác sĩ sẽ thăm khám theo 2 phương thức: Lâm sàng và Cận lâm sàng.

Trong đó:

  • Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, mức độ đau, cơn đau bắt đầu khi nào, tần suất xảy ra. Cùng với đó, bác sĩ cũng sẽ hỏi thêm về chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày, hoặc sờ bụng để xem liệu có khối u nào không.
  • Khám cận lâm sàng: Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân xét nghiệm bổ sung bằng các phương pháp như nội soi, sinh thiết, xét nghiệm máu, siêu âm, chụp CT,… nhằm kiểm tra các vấn đề liên quan có thể gây ra tình trạng đau thượng vị, từ đó có đánh giá và kết luận chính xác nhất.

Biến chứng bệnh

Đau thượng vị nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng của người bệnh như:

  • Chảy máu dạ dày (triệu chứng điển hình là nôn ói ra máu tươi hay đi tiêu phân màu đen mùi rất hôi… ).
  • Thủng dạ dày gây viêm màng bụng (đau bụng dữ dội, bụng gồng cứng, sốt, tim đập nhanh, huyết áp hạ thấp… ).
  • Ung thư dạ dày.

Khi nào cần gặp bác sĩ

Trong trường hợp bạn có các triệu chứng của đau thượng vị và đã chủ động trong việc thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh nhưng bệnh vẫn không chuyển biến tốt, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế. Các triệu chứng bệnh như:

  • Đau dữ dội do cơ thể không đáp ứng với thuốc không kê đơn (OTC).
  • Cơn đau kéo dài hơn một vài ngày.
  • Đau bụng đi kèm với triệu chứng buồn nôn, nôn, sốt hoặc đổ mồ hôi đêm.
  • Cảm giác đau nặng hơn ngay sau khi ăn hoặc uống.
  • Sụt cân nhanh chóng.

XEM THÊM: Mắc bệnh đau thượng vị dạ dày uống thuốc gì nhanh khỏi nhất

Lời khuyên

Để điều trị đau thượng vị hiệu quả, người bệnh cần xác định đúng nguyên nhân gây bệnh từ đó lựa chọn biện pháp phù hợp. Một trong những biện pháp chữa đau thượng vị phổ biến hiện nay gồm:

Sử dụng thuốc Tây y

Với các loại thuốc Tây y thường có tác dụng cải thiện cơn đau thượng vị nhanh chóng, tạm thời kiểm soát được các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, chướng bụng,…

Tuy nhiên, các loại thuốc này không chữa được căn nguyên gây bệnh. Chưa kể nếu lạm dụng trong thời gian dài sẽ gây ra các tác dụng phụ như nhờn thuốc, đau dạ dày nặng hơn, cơ thể mệt mỏi, tiêu chảy,…

Các loại thuốc thường được sử dụng gồm:

  • Thuốc kháng axit: Có tác dụng trung hòa môi trường dịch vị, ngừa việc sản xuất axit dư thừa, đẩy lùi cơn đau thượng vị.
  • Thuốc chẹn H2: Thường được sử dụng cho người bị viêm loét dạ dày, có công dụng ngăn ngừa quá trình hình thành axit dạ dày quá mức.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Là loại thuốc giảm đau, kháng viêm, hạ sốt, đem lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên loại thuốc này không sử dụng với người bị viêm loét dạ dày.

Sử dụng mẹo dân gian

Với những cơn đau nhẹ không quá nghiêm trọng, chỉ đau từng cơn thì người bệnh có thể tham khảo các biện pháp tại nhà như:

  • Sử dụng nước ép nha đam trước bữa ăn để cải thiện các vấn đề ở dạ dày.
  • Uống trà gừng giúp trung hòa acid trong dạ dày, hỗ trợ làm lành các mô bị viêm trong đường tiêu hóa, đẩy lùi các cơn đau.
  • Uống trà hoa cúc có tác dụng làm giảm triệu chứng ợ nóng, hỗ trợ ổn định nhu động ruột, cải thiện cơn đau thượng vị.
  • Ăn sữa chua bởi sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa, giúp cân bằng số lượng vi khuẩn, ngừa các cơn đau dạ dày.

Điều trị đau thượng vị bằng nam dược tự nhiên

Hiện nay, việc sử dụng bài thuốc từ thảo dược để điều trị đau thượng vị dược nhiều người bệnh ưu tiên lựa chọn. Bởi thuốc Đông Y không chỉ điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh mà còn có khả năng điều trị hiệu quả dài lâu, an toàn, không gây tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng người bệnh sử dụng.

Một số bài thuốc Đông y chữa đau thượng vị mà người bệnh có thể tham khảo như:

Hy vọng với bài viết này đã giúp bạn có những thông tin cần thiết trong việc tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị đau thượng vị phù hợp.

Câu hỏi thường gặp

Đau thượng vị hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngoài ra, để hiệu quả điều trị lâu dài ngừa bệnh tái phát, bệnh nhân cần chủ động trong việc thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.

Mặc dù đau thượng vị không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên cơn đau kéo dài có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm đến tinh thần và sức khỏe người bệnh.

Bên cạnh đó, đau thượng vị có thể báo hiệu người bệnh có nguy cơ mắc các bệnh lý như đau dạ dày, ung thư thực quản, nhồi máu cơ tim,...

Khi phát hiện bản thân bị đau thượng vị, đầu tiên người bệnh cần bình tĩnh sử dụng các mẹo sau để giảm đau, đẩy lùi triệu chứng tạm thời như:

  • Sử dụng túi chườm nóng, chườm lên vùng bụng trong 15 đến 20 phút. Điều này có tác dụng thư giãn các cơ bị co thắt lại, giảm chứng khó tiêu và táo bón.
  • Tránh nằm thẳng thay vào đó nên ngồi thẳng sẽ giúp người bệnh giảm đau và thoải mái hơn.
  • Uống đủ nước

Khi bị đau thượng vị, bệnh nhân nên ưu tiên ăn các thực phẩm bổ dễ tiêu như cháo, bánh quy, súp, cơm mềm, thịt băm, trứng, sữa,... Riêng với những người có tiền sử bị viêm loét dạ dày thì ưu tiên ăn bột nghệ mật ong, canh khoai tây cà rốt,...

Cập nhật lúc: 7:18 PM , 22/01/2024

Tin liên quan

Bị Đau Thượng Vị Uống Thuốc Gì Để Nhanh Khỏi? TOP Thuốc Nên Tham Khảo

Hiện nay có rất nhiều người đang gặp phải tình trạng đau thượng vị. Do đó, nhu cầu tìm kiếm các loại thuốc để khắc phục hiện tượng này không...

Đau Thượng Vị Về Đêm: Nguyên Do Và Cách Khắc Phục

Đau thượng vị về đêm là tình trạng cơn đau bùng phát ở vùng bụng trên vào ban đêm khi ngủ. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ thói...

Đau Thượng Vị Buồn Nôn: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Triệt Để

Đau thượng vị buồn nôn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang mắc các bệnh về tiêu hóa, dạ dày hay tá tràng như ngộ độc thực phẩm,...

10+ Cách chữa đau thượng vị tại nhà và lưu ý cần biết

Đau thượng vị là một triệu chứng bệnh kéo dài âm ỉ, đau từng đợt xuất phát từ các nguyên do liên quan đến hệ tiêu hóa hoặc các bệnh...

Nhất Nam Bình Vị Khang là bài thuốc Đông y trị đau dạ dày được các chuyên gia đầu ngành tại Nhất Nam Y Viện nghiên cứu, phục dựng. Bài thuốc với cơ chế điều trị 3 TÁC ĐỘNG giúp điều trị chuyên sâu, chấm dứt đau dạ dày và cải thiện hệ tiêu hóa.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *