Đau Lưng Vùng Xương Chậu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa

Đau lưng vùng xương chậu là triệu chứng xương khớp khá nhiều người mắc phải. Nhưng không phải ai cũng biết đây là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý như xương khớp, viêm nhiễm, tổn thương nội tạng, cơ quan sinh sản, dây thần kinh, mạch máu… Gặp phải triệu chứng này người bệnh cần chủ động thăm khám để được chẩn đoán điều trị sớm đề đẩy lùi bệnh tật, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. 

Đau lưng vùng xương chậu là gì?

Vùng xương chậu là bộ phận nằm ở khu bực bụng dưới của cơ thể, nó là vùng cuối cùng của cột sống thắt lưng, nằm đan xen giữa xương hông và xương đùi. Nhiệm vụ chính của xương chậu là nâng đỡ toàn bộ phần trên của cơ thể trong lúc ngồi hoặc đứng. Đây cũng là nơi tập trung rất nhiều cơ quan nội tạng, cấu trúc hệ thống quan trọng trong cơ thể gồm mạch máu, hệ thần kinh, bộ phận sinh sản, hệ tiết niệu, bàng quang, ruột, trực tràng… 

Đau lưng xương chậu được mô tả là cơn đau nhức tại vùng thấp nhất của bụng, xương chậu và có thể nhanh chóng lan xuống vùng lưng dưới, mông, đùi. Tùy theo mức độ bệnh mà cơn đau lưng xương chậu có thể kéo dài dai dẳng, âm ỉ hoặc xuất hiện đột ngột, ngắt quãng… Thậm chí, đau nhức càng tăng nặng hơn khi hoạt động, ho, hắt hơi, đi tiểu hoặc quan hệ tình dục. 

Đau lưng vùng xương chậu là biểu hiện của bệnh gì?

Ngoài các nguyên nhân như đau lưng do lao động nặng, làm việc, ngủ nghỉ không đúng tư thế hay đau lưng sau chuyển phôi thì triệu chứng này cũng có thể do các bệnh lý gây ra.

Đau ruột thừa

Ruột thừa là một đoạn ruột hẹp, kín, ở tận cùng và dài khoảng vài centimet bám dính vào đoạn đầu tiên của ruột già.

Nếu ruột thừa bị nhiễm trùng hoặc viêm thì cơ thể có biểu hiện đầu tiên là đau bụng đau quanh vùng rốn, sau đó lan ra đau ở vùng bụng dưới bên phải, đau lưng vùng xương chậu. Tình trạng nghiêm trọng hơn theo thời gian hoặc trong quá trình di chuyển động, hắt hơi hoặc thở sâu.

Ngoài đau bụng, đau lưng thì người bệnh sẽ có những triệu chứng kèm theo như sốt hoặc buồn nôn và không thể xì hơi.

Nếu hiện tượng viêm và nhiễm trùng lan rộng ra thành ruột thừa thì ruột thừa sẽ có nguy cơ bị vỡ và sẽ lan rộng vào trong ổ bụng. Do bậy, bệnh nhân viêm ruột thừa cần được điều trị kịp thời để không nguy hiểm đến tính mạng.

Sỏi thận

Sỏi thận là hiện tượng muối và khoáng chất bị lắng cặn bên trong thận. Những triệu chứng thường gặp biểu hiện ra đầu tiên khi người bệnh bị sỏi thận là:

  • Đau lưng mạn sườn dưới do sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu. Từ đó dẫn tới triệu chứng đau lưng vùng xương chậu, lan ra bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi.
  • Đau, thậm chí đau buốt khi đi tiểu do sỏi di chuyển từ niệu quản vào bàng quang hoặc từ bàng quang tới niệu đạo.
  • Nước tiểu lẫn máu do sự cọ xát của sỏi dẫn tới những tổn thương.

Sỏi thận nếu không được can thiệp có thể làm ảnh hưởng chức năng thận, làm suy giảm sức khỏe của bệnh nhân.

Tắc nghẽn, sa vùng chậu

Sa tạng chậu là hiện tượng một hay nhiều cơ quan vùng chậu bị sa xuống khỏi vị trí giải phẫu bình thường. Một số tình trạng sa vùng chậu phổ biến như sa bàng quang, âm đạo, tử cung, trực tràng, ruột và các mô liên kết. Nguyên nhân của tình trạng này do các gân cơ và dây chằng nâng đỡ sàn chậu bị tổn thương và suy yếu.

Khi bị bệnh, bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều triệu chứng như Xuất hiện khối phồng thò ra khỏi âm đạo, tức nặng vùng chậu hoặc đau lưng vùng xương chậu, són tiểu, tiểu khó, tiểu lắt nhắt, ra huyết âm đạo bất thường,…

Những cơn đau xuất hiện sẽ thường lan dần ra vùng lưng khiến người bệnh cảm giác rất khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt hàng ngày.

U xơ tử cung

U xơ tử cung là một bệnh lý phụ khoa hay gặp ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh. Thực chất đa số u xơ có bản chất khá lành tính, hoàn toàn không phải ung thư.

Khoảng 30 – 50% trường hợp phụ nữ bị u xơ đều không có triệu chứng rõ rệt. Nếu có, các triệu chứng thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý phụ khoa khác. Một số dấu hiệu giúp người bệnh nhận biết có thể kể đến:

  • Rong kinh (kỳ kinh kéo dài) hay cường kinh (ra nhiều máu).
  • Đau hay cảm giác tức ở vùng chậu, đau nhiều hơn khi giao hợp.
  • Đi tiểu thường xuyên, tiểu không hết do áp lực của khối u lên bàng quan.

Nếu u xơ có kích thước nhỏ thì thường không gây biểu hiện gì nghiêm trọng và có thể biến mất khi mãn kinh. Tuy nhiên, nếu khối u xơ tử cung phát triển mất kiểm soát có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe doạ tính mạng bệnh nhân.

Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Bệnh viêm vùng chậu (viết tắt là PID) là bệnh nhiễm trùng xảy ra trong các cơ quan sinh sản của phụ nữ. Bệnh này có nguyên nhân là do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục.

PID gây đau vùng chậu hoặc đau lưng vùng xương chậu, thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và dịch âm đạo tiết bất thường. Sốt, tiết dịch cổ tử cung và chảy máu tử cung bất thường là cũng là những triệu chứng phổ biến, đặc biệt là trong hoặc sau khi hành kinh.

Viêm vùng chậu có thể dẫn tới hội chứng Fitz-Hugh-Curtis (viêm quanh gan) hoặc ứ nước vòi trứng, làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, thậm chí gây vô sinh.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Thoát vị đĩa đệm là hệ quả của vận động không đúng tư thế, hoạt động mạnh sau thời gian dài. Bệnh thường gặp ở các vận động viên, người lao động chân tay, nhân viên văn phòng,…

Thoát vị đĩa đệm có nguyên nhân chính là do các đĩa đệm bị rách, chèn ép làm thay đổi cấu trúc, phần dịch nhầy bên trong tràn ra ngoài và không thể hỗ trợ cột sống chống lại lực tác động mạnh. Chưa kể, thoát vị đĩa đệm khiến các dây thần kinh bị chèn ép và gây ra tình trạng đau đớn kéo dài.

Thoát vị đĩa đệm không chỉ khiến người bệnh bị đau lưng vùng thắt lưng mà thậm chí làm ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày, chỉ có thể nằm yên một chỗ. Từ thoát vị đĩa đệm cũng có thể dẫn tới các bệnh như bệnh lý về rễ dây thần kinh, đau dây thần kinh tọa,… khiến người bệnh đau lưng vùng xương chậu.

Đau lưng vùng xương chậu có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, hầu hết các trường hợp bị đau lưng vùng xương chậu không không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên nó lại là nguyên nhân khiến bệnh nhân mệt mỏi, đau nhức khó chịu khi thực hiện các sinh hoạt, lao động hàng ngày hoặc khi quan hệ tình dục. 

Bên cạnh đó, mức độ nguy hiểm của đau lưng vùng xương chậu còn tùy thuộc vào nguyên nhân bệnh lý cũng như các triệu chứng đi kèm theo bệnh. Nếu cơn đau chỉ ở mức độ nhẹ, không kéo dài và nhanh chóng thuyên giảm thường không đáng lo ngại do đây chỉ là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị tác động vật lý từ bên ngoài hoặc do các yếu tố nguy cơ khác như tuổi tác, lão hóa, chấn thương… 

Ngược lại, nếu những cơn đau lưng vùng xương chậu xuất hiện dồn dập, kéo dài dai dẳng và không thuyên giảm dù đã áp dụng các biện giảm đau thì đây chắc chắn là dấu hiệu của các bệnh lý đáng lo ngại. Lúc này, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra, thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp, đẩy lùi triệu chứng và phòng ngừa các biến chứng gây nguy hiểm cho sức khỏe, bảo tồn chức năng các cơ quan nội tạng cũng như duy trì khả năng hoạt động cơ lưng vùng chậu bình thường. 

Các phương pháp điều trị đau lưng vùng xương chậu

Triệu chứng đau thắt lưng vùng chậu là căn bệnh không thể coi thường dù rất hay gặp. Người bệnh vẫn nên đi khám để biết được tình trạng và có phương hướng điều trị kịp thời.

Để điều trị các bệnh gây đau lưng vùng chậu có thể áp dụng phương pháp Tây y, Đông y kết hợp với các mẹo dân gian tại nhà.

Điều trị bằng mẹo chữa tại nhà

Đối với các mẹo chữa trị tại nhà, người bệnh nên áp dụng song song với các bài thuốc Đông y hoặc Tây y. Các mẹo chỉ có tác dụng hỗ trợ chứ không phải là biện pháp điều trị chính.

Chườm nóng

Nhiệt độ sẽ giúp làm giãn cơ để giảm sức ép lên vùng xương chậu. Đồng thời, khi chườm nóng, các mạch máu sẽ được giãn nở, thúc đẩy quá trình tuần hoàn, lưu thông đến vị trí bị tổn thương. Người bệnh có thể sử dụng khăn nóng, túi chườm hoặc đệm nóng để chườm lên vùng xương chậu trong vòng 30 phút.

Đắp ngải cứu sao muối

Ngải cứu sao muối là biện pháp giảm đau được áp dụng từ xa xưa. Cách này coa tác dụng giúp giảm đau hiệu quả do giãn dây thần kinh, cơ cũng như giúp lưu thông khí huyết.

  • Chuẩn bị: 2 mớ rau ngải cứu và 200g muối.
  • Sao ngải cứu cùng muối tới khi rau chuyển sang vàng khô là được.
  • Cho hỗn hợp vào khăn rồi đắp lên vùng lưng bị đau từ khi còn nóng tới lúc nguội.

Dùng nước đinh lăng

Đinh lăng cũng là loại thảo dược tốt có chứa nhiều các vitamin, chất chống oxy hóa và gốc tự do. Theo dân gian, dược liệu này có khả năng lưu thông khí huyết, chữa đau lưng nhanh và hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: Khoảng 10g rễ đinh lăng khô.
  • Sơ chế rễ đinh lăng, đun thành phẩm này với khoảng 1 lít nước sạch.
  • Khi nước sôi chia phần nước thành 3 phần để uống mỗi ngày.

Điều trị đau lưng vùng xương chậu theo phương pháp Tây y

Nguyên tắc điều trị bệnh đau vùng xương chậu là vừa giảm đau cho người bệnh vừa điều trị nguyên nhân gây bệnh.

Đối với giảm đau, có một số loại thuốc thường được bác sĩ kê là:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol, Panadol, nhóm NSAID (aspirin, ibuprofen…),…
  • Thuốc giãn cơ với trường hợp nặng: Eperisone HCl, Tolperisone, Decontractyl,…
  • Thuốc tiêm vào màng cứng khi cơn đau trầm trọng: Corticoid.

Ngoài ra, phương pháp vật lý trị liệu, cụ thể là kéo dãn cột sống để giúp tăng cường tuần hoàn máu, giải phóng chèn ép dây thần kinh cũng hay được sử dụng.

Kéo giãn cột sống sử dụng lực kéo cơ học để nới rộng các khoang đốt sống. Từ đó giúp giảm áp lực cho đĩa đệm, kéo giãn cơ và giải phóng dây thần kinh chèn ép. Một số thiết bị thường dùng là đai kéo dãn cột sống, máy kéo dãn cột sống,…

Bên cạnh đó, đối với một số bệnh lý, bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật mới có thể hết bệnh. Sau khi thực hiện phẫu thuật hoặc song song với thời điểm sử dụng thuốc, các bác sĩ có thể chỉ định thêm phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu để giúp vùng xương bị tổn thương hoạt động trở lại.

 Vật lý trị liệu

Để đẩy lùi cơn đau lưng vùng xương chậu và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp, chuyên gia sẽ hướng dẫn cho bạn thực hiện các bài tập vật lý trị liệu phù hợp. Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị không dùng thuốc rất hiệu quả, vừa có khả năng sơ cứu ban đầu, giảm đau nhức, giảm đau và tránh làm tăng nặng tổn thương dẫn đến phải phẫu thuật vừa giúp bảo tồn chức năng xương khớp, gia tăng tuần hoàn máu và ngăn ngừa biến chứng. 

Đối với thời gian nằm im trên giường

  • Tập các bài cử động bàn chân, cổ chân để kích thích tuần hoàn máu; 
  • Tập gồng siết các cơ như cơ tứ đầu đùi, cơ đáy chậu, cơ dạng, cơ ụ ngồi, cơ khép đùi…;
  • Tập cử động có lực với các bộ phận còn lại như cơ lưng, cơ bụng, hai tay;
  • Kết hợp tập thở để phục hồi chức năng hô hấp; 

Đối với thời gian được cử động trở lại

Tùy theo tình trạng hiện tại của bệnh nhân, có thể ngồi, đứng dậy hoặc đi lại hay chưa để chọn lựa thực hiện giải pháp vật lý trị liệu cho phù hợp. Chẳng hạn như:

  • Sử dụng nạng hoặc nẹp quấn để cố định xương khớp, giảm thiểu tác động ảnh hưởng đến tổn thương; 
  • Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu cơ bản như bài tập căng cơ, bài tập tầm vận động để tăng cường sức mạnh vùng khớp chậu. Đồng thời, kết hợp với các bài tập bụng, lưng để phục hồi và duy trì sự dẻo dai, linh hoạt của khớp. Giải pháp này đặc biệt quan trọng và có hiệu quả ở những người lớn tuổi. 
  • Áp dụng kết hợp với nhiều hình thức vật lý trị liệu khác như sóng xung kích Shockwave, kích thích điện, nhiệt trị liệu, máy kích thích liền xương… 

Huyệt đạo ở thắt lưng nhanh chóng thuyên giảm bệnh tình

Can thiệp phẫu thuật

Điều trị ngoại khoa là phương pháp cuối cùng được áp dụng trong điều trị đau lưng vùng xương chậu xuất phát từ các bệnh lý nghiêm trọng, thường là các bệnh về tổn thương xương khớp, nội tạng… Chẳng hạn như mổ chỉnh sửa khớp, thay khớp vùng xương chậu hoặc mở rộng các khe khớp, giải phóng chèn ép, cải thiện mức độ tổn thương. 

Tuy nhiên, phẫu thuật là giải pháp chỉ được chỉ định áp dụng trong trường hợp có đủ điều kiện về sức khỏe như các chỉ số huyết áp, không mắc các bệnh về huyết học, rối loạn đông máu… Không phải bệnh nhân nào cũng có thể phẫu thuật vì cách này tuy hiệu quả nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro hậu phẫu và tốn kém nhiều chi phí. 

Điều trị đau lưng vùng xương chậu theo phương pháp Đông y

Bên cạnh Tây y, có rất nhiều người bệnh quan tâm tới các phương pháp Đông y. Dù Đông y cần thời gian điều trị dài hơn nhưng các bài thuốc của Đông y rất hiệu quả đối với bệnh dạng mãn tính và ít xảy ra phản ứng phụ như Tây y.

Theo y học cổ truyền, đau lưng vùng xương chậu được gọi là bệnh Yêu thống. Bệnh hình thành do nhiều nguyên nhân nhưng nhìn chung là do khí huyết không tuần hoàn, bị ứ đọng khi vận động sai cách hay do phong hàn, thấp nhiệt gây ra.

Để chữa trị, các thầy thuốc Đông y sẽ chữa bệnh theo định hướng đả thông huyệt lạc, lưu thông đường máu và dùng các vị thuốc để trấn áp phong hàn, thấp nhiệt.

Một số bài thuốc được áp dụng phổ biến có thể kể đến như:

  • Can khương thương truật: Vị thuốc chính là Khương hoạt có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn. Bên cạnh đó, Can khương có tác dụng giảm đau hiệu quả đối với dạng phong thấp, viêm thấp khớp. Các vị thuốc khác bao gồm Phục linh, Ngưu tất, Tang ký sinh, Quế chi, Thương truật.
  • Bổ thận thang: Bài thuốc sử dụng 3 vị thuốc chính là Tang ký sinh, Thục địa và Cẩu tích. Trong đó Thục địa giúp kháng viêm, bổ thận, Tang ký sinh có tác dụng điều trị phong thấp, tê bì chân tay, điều hoà máu huyết lưu thông. Còn Cẩu tích cũng có tác dụng trị đau lưng, phong thấp, thận hư, đau gối.

Đây là phương pháp có thể xử lý bệnh triệt để tận gốc, đảm bảo an toàn, không gây hại sức khỏe nhưng người bệnh cần kiên trì trong 1 thời gian, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý phòng ngừa bệnh

Để có một sức khỏe xương khớp tốt, bạn cần bảo đảm tuân thủ các thói quen sinh hoạt lành mạnh sau:

  • Hạn chế tối đa các hành động có nguy cơ cao gây va đập, té ngã và chấn thương xương khớp; 
  • Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học như ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi nhiều, tránh các hoạt động nặng, quá sức, uống đủ nước, ăn chín uống sôi…; 
  • Giữ gìn vệ sinh vùng kín kỹ lưỡng và quan hệ tình dục an toàn; 
  • Duy trì tâm trạng vui vẻ, lạc quan và thường xuyên thực hiện các hành động tích cực để kiểm soát tâm trạng; 
  • Đều đặn tập luyện, rèn luyện thể chất với những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, bơi lội… Bởi tập thể dục là thói quen rất tốt vừa giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe vừa duy trì sự chắc khỏe, dẻo dai, linh hoạt của hệ thống xương khớp, hạn chế các cơn đau bất ngờ;
  • Thăm khám định kỳ để theo dõi các tổn thương cũ dù đã chữa khỏi hoặc tầm soát các dấu hiệu bất ổn ngay từ đầu và có hướng điều trị kịp thời, ngăn ngừa các biến chứng rủi ro về sau. 

Đau lưng vùng xương chậu thực chất chỉ là triệu chứng và không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm, can thiệp điều trị kịp thời. Vì vậy, tốt nhất bệnh nhân nên chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe, các triệu chứng liên quan và áp dụng ngay các biện pháp điều trị khắc phục theo chỉ định của bác sĩ để đẩy lùi bệnh tật, phòng ngừa tái phát dài lâu. 

Cập nhật lúc: 10:01 AM , 05/05/2023

Tin liên quan

Đau Lưng Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Tốt Nhất? Tham Khảo Ngay

Bị đau lưng nên ăn gì kiêng gì là vấn đề cần được người bệnh đặc biệt lưu tâm bởi nó không chỉ giúp đảm bảo nâng cao sức khỏe...

Đau Lưng Mệt Mỏi Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không? Cách Chữa

Đau lưng mệt mỏi là những triệu chứng bất thường của cơ thể, cảnh báo một số vấn đề sức khỏe hoặc bệnh lý đáng lo ngại nào đó. Tình...

Đau Lưng Sau Phổi Có Triệu Chứng Gì? Nguyên Nhân Và Cách Chữa

Đau lưng sau phổi là một triệu chứng thường gặp nên nhiều người chủ quan không thăm khám và điều trị sớm dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Cùng...

Đau Lưng Gần Xương Cụt Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Chữa

Đau lưng gần xương cụt là một trong những triệu chứng bệnh lý về xương khớp thường gặp nhất hiện nay. Bệnh thường làm ảnh hưởng tới sức khỏe và chất...

Bị Đau Lưng Uống Gì Để Nhanh Khỏi Và An Toàn?

Chữa trị đau lưng bằng thuốc là phương pháp có hiệu quả nhanh chóng và được áp dụng phổ biến. Vậy khi bị đau lưng uống gì để mau khỏi...

Đau Lưng Mãn Tính Có Nguy Hiểm Không? Đâu Là Cách Chữa Hiệu Quả

Đau lưng mãn tính là tình trạng vùng lưng bị đau nhức kéo dài mà không rõ nguyên nhân. Tình trạng này có thể dẫn tới nhiều biến chứng khiến...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *