Chữa trị đau lưng bằng thuốc là phương pháp có hiệu quả nhanh chóng và được áp dụng phổ biến. Vậy khi bị đau lưng uống gì để mau khỏi bệnh? Có những loại thuốc điều trị nào và cần lưu ý gì trong quá trình sử dụng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lời giải đáp chi tiết ngay sau đây.
Các bài thuốc nam dân gian chữa đau lưng
Nhiều bệnh nhân chọn cách áp dụng các bài thuốc nam để chữa trị đau lưng. Bởi thành phần chính của bài thuốc này đều được chiết xuất từ các dược liệu thiên nhiên, không chất độc hại, không nhờn thuốc và đặc biệt là không tác dụng phụ.
Đau lưng làm sao hết? Bài thuốc từ cây trinh nữ
Cỏ trinh nữ, hay còn được biết đến là cây xấu hổ, từ lâu đã nổi tiếng với công dụng trị đau lưng, mất ngủ, đau cột sống, đau vai gáy,… Bộ phận dùng làm thuốc của cây trinh nữ là cành lá và rễ. Dược liệu này có vị hơi ngọt, tính hàn, tác dụng chính là an thần chống viêm, giúp giảm đau, hạ áp và lợi tiểu.
Bài thuốc gồm có những thành phần sau đây:
- Rễ trinh nữ 120g.
- Khoảng 200ml rượu 40 độ.
Cách chế biến và sử dụng:
- Rễ cây trinh nữ xắt miếng mỏng rồi phơi cho se.
- Sau khi phơi, mang rễ đi tẩm rượu, sau đó cho lên chảo sao khô.
- Tiếp đến là cho vào ấm sắc với khoảng 3 bát nước, sắc đến khi còn ⅓ thì dừng.
- Dùng nước sắc uống hết trong ngày, chia ra 3 lần,dùng khoảng 5 ngày sẽ thấy tiến triển.
Dùng lá lốt giảm đau lưng
Lá lốt là vị dược liệu có tính ấm, hơi cay với tác dụng chính là làm ấm bụng giúp trị các chứng rối loạn tiêu hóa và tiêu trừ hàn khí trong cơ thể. Đông y nhận định vị dược liệu này rất tốt khi muốn chữa các bệnh về xương khớp, đặc biệt các triệu chứng đau lưng mỏi gối khi thời tiết thay đổi hoặc các chứng đau nhức do bệnh phong thấp,…
Theo y học hiện đại, lá lốt có tác dụng chữa bệnh xương khớp nhờ đặc tính chống viêm, kháng khuẩn. Do vậy, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc dân gian từ loại thảo dược quen thuộc này để trị đau lưng, vừa giúp tiết kiệm mà lại khá an toàn.
Bài thuốc gồm có những thành phần sau đây:
- Khoảng 7 – 10g lá lốt phơi khô tương đương 15 – 30g lá tươi.
- 2 bát nước trắng.
Cách chế biến và sử dụng:
- Lá lốt đã chuẩn bị đem sắc với 2 bát nước trằn đến khi chỉ còn ½ thì đem uống trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm và sau bữa ăn tối là hiệu quả nhất. Mỗi liệu trình kéo dài 10 ngày, người bệnh sẽ nhận thấy triệu chứng đau lưng thuyên giảm một cách rõ rệt.
- Ngoài ra có thể dùng lá lốt theo bài thuốc như sau: dùng lá lốt và rễ các cây vòi voi, cỏ xước, bưởi bung, mỗi loại 30g, tất cả đều dùng tươi thái mỏng, sao vàng. Sau đó sắc với 600ml nước, đến khi còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong vòng 7 ngày sẽ thấy hiệu quả.
Đau lưng mỏi gối uống thuốc gì? Bài thuốc từ ngải cứu
Vị thuốc ngải cứu có vị cay, tính ấm, khi đi vào cơ thể sẽ quy vào phế, can, thận và tỳ. Dùng ngải cứu trong trường hợp cần tán hàn, giảm đau, chống viêm, cầm máu và phong thấp.
Theo y học hiện đại, trong thành phần của ngải cứu chứa nhiều hoạt chất như: tricosanol, cineol, dehydro matricaria este, tetradecatrilin,… Các dược chất này đều đã được chứng minh là mang lại hiệu quả khả quan trong điều trị đau lưng vùng chậu và các bệnh lý xương khớp khác.
Bài thuốc gồm có những thành phần sau đây:
- Khoảng 300g ngải cứu tươi.
- 1 đến 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất.
- ½ thìa muối trắng.
Cách chế biến và sử dụng:
- Pha ½ thìa cà phê muối trắng vào 400ml nước lọc, đem đun sôi, để nguội.
- Ngải cứu sơ chế sạch sẽ rồi thái nhỏ và xay nhuyễn. Đổ nước muối vào ngải cứu đã chuẩn bị, trộn đều, vắt lấy nước cốt.
- Thêm 1 – 2 thìa mật ong vào nước cốt ngải cứu và sử dụng để uống trực tiếp ngày 2 lần, kiên trì 1 – 2 tuần để thấy được hiệu quả chữa bệnh.
Tuy nhiên, các bài thuốc nam chỉ thích hợp với những trường hợp bệnh nhẹ, chưa xuất hiện biến chứng. Với những người bệnh bị đau lưng nặng, nên thực hiện phương pháp này kết hợp với phác đồ điều trị của bác sĩ để có kết quả tốt hơn.
Thuốc tây giúp giảm đau lưng nhanh chóng
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau lưng, mức độ cơn đau và tình trạng sức khỏe của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc giảm đau thích hợp.
Việc sử dụng thuốc chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, do đó nếu bạn bị đau lưng do những bệnh lý mãn tính, bạn cần kết hợp với các biện pháp điều trị chuyên sâu khác.
Sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Vì vậy bạn cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát những tình huống rủi ro.
Dưới đây là những loại thuốc giảm đau lưng được sử dụng phổ biến nhất.
Thuốc giảm đau thông thường
Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất, hầu hết những loại thuốc này đều không kê đơn và bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các tiệm thuốc tây.
Thuốc giảm đau thông thường thích hợp với người bị đau lưng do vận động quá mức hoặc người mắc các bệnh xương khớp ở mức độ nhẹ. Nhóm thuốc này được đánh giá an toàn hơn so với các loại thuốc giảm đau khác.
Thuốc giảm đau thông thường được sử dụng nhiều nhất là Acetaminophen hay còn gọi Paracetamol. Acetaminophen không gây kích ứng lên cơ quan tiêu hóa và ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên bệnh nhân suy thận, gan nặng cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Nếu tình trạng không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường, bạn có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid để cải thiện tình hình.
NSAID không chỉ có tác dụng giảm đau, thuốc còn có khả năng cải thiện hiện tượng sưng viêm. Nếu cơn đau lưng đi kèm với biểu hiện sưng, nhức bạn có thể cân nhắc việc sử dụng NSAID.
Tuy nhiên NSAID có thể kích thích mạnh lên các cơ quan tiêu hóa, đường tiết niệu và tuần hoàn máu. Nếu bạn có tiền sử xuất huyết đường tiêu hóa, bạn nên thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng loại thuốc này.
Một số NSAID phổ biến:
- Aspirin
- Ibuprofen
- Diclofenac
- Naproxen
Đây là những loại NSAID không kê toa, nếu triệu chứng không thuyên giảm khi sử dụng những loại thuốc này, bạn có thể cân nhắc sử dụng NSAID kê toa.
Opioids (Thuốc giảm đau gây nghiện)
Nếu cơn đau lưng ngày càng nghiêm trọng và không thuyên giảm khi bạn dùng những loại thuốc nói trên, Opioids có thể được cân nhắc sử dụng. Opioids là thuốc giảm đau có khả năng gây nghiện nên chỉ được dùng trong điều trị ngắn hạn.
Các loại thuốc thuộc nhóm Opioids được dùng phổ biến, bao gồm:
- Morphin: Loại thuốc này có hiệu quả với những cơn đau nhức nặng nề. Ngoài tác dụng giảm đau, Morphin còn gây ra một số tác dụng không mong muốn như khoái cảm, giảm buồn rầu, sợ hãi, mất cảm giác đói,… Dùng thuốc ở liều cao có thể gây nghiện, ức chế hô hấp và hạ huyết áp.
- Pethidin: Làm giảm đau nhanh chóng nhưng tác dụng kém hơn so với Morphin. Loại thuốc này được sử dụng đối với cơn đau lưng vừa và nặng. Lạm dụng Pethidin có thể gây độc cho thần kinh, gây co giật và giật cơ.
- Codein: Codein có tác dụng kém hơn so với hai loại thuốc trên. Tuy nhiên Codein lại là loại thuốc ít gây tác dụng phụ, bao gồm cả nghiện thuốc.
Opioids không hoạt động tốt đối với cơn đau mãn tính, chính vì vậy bác sĩ thường chỉ định loại thuốc này cho bệnh nhân đau lưng do chấn thương, tai nạn.
Một số bài thuốc Đông y phổ biến
Các thuốc theo Tây y thường gây áp lực nặng nề lên chức năng gan, thận và dạ dày. Do vậy, nhiều người bệnh đau lưng thường tìm đến các bài thuốc Đông y vì an toàn, lành tính và điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh.
Bài thuốc Khương hoạt thắng thấp
- Chuẩn bị sơn cúc, khương thanh mỗi loại 12g; cảo bản, trôm lay, liễu quế mỗi loại 8g và khương hoạt, đẹn ba lá mỗi loại 10g.
- Đem tất tất cả các vị dược liệu trên đem sắc lấy 3 bát nước thuốc cô đặc và uống mỗi ngày một thang trong 10 ngày liên tục.
Bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang gia giảm
- Chuẩn bị đỗ trọng, mẫu đơn trắng, tang ký sinh, độc hoạt, sinh địa, phục linh, lan căn mỗi loại 12g; tần quy, đẳng sâm mỗi loại 16g và quế chi, thanh táo mỗi loại 8g và phụ tử chế, trôm lay mỗi loại 6g.
- Đem tất cả các vị dược liệu trên đem sắc lấy 3 bát thuốc đặc uống mỗi ngày 1 thang trong 10 ngày liên tục. Nếu chưa hết triệu chứng đau lưng có thể dùng tiếp những liệu trình sau.
Lưu ý là bệnh nhân cần kiên trì uống thuốc đúng liều lượng vì phương pháp này cần thời gian khá lâu để phát huy tác dụng.
Lưu ý khi lựa chọn các bài thuốc điều trị đau lưng
Trong quá trình chữa đau lưng, để các phương pháp điều trị đạt được hiệu quả tối ưu, người bệnh cần chú ý:
- Dừng ngay việc uống thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ nếu thấy dấu hiệu dị ứng như buồn nôn, mẩn ngứa, chóng mặt…
- Để đảm bảo an toàn, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý kết hợp thuốc, tăng hoặc giảm liều dùng.
- Ngoài ra nên chú ý đến cân nặng, trường hợp thừa cân béo phì sẽ tạo áp lực lớn hơn đến cột sống khiến đau lưng trầm trọng hơn.
- Hạn chế mang vác vật nặng trên vai và điều trị dứt điểm các chấn thương ở xương khớp. Trường hợp phải thường xuyên lao động nặng, hãy dùng đến các dụng cụ hỗ trợ như xe đẩy, đòn bẩy hoặc nhờ thêm người trợ giúp.
- Luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng cùng là biện pháp giúp tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp. Bên cạnh đó, nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường các dưỡng chất có lợi cho hệ cơ xương khớp.
Trên đây là lời giải đáp chi tiết nhất cho thắc mắc đau lưng uống gì để mau khỏi bệnh. Dù quyết định lựa chọn phương hướng điều trị nào, người bệnh đau lưng cũng nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi nhất.
Cập nhật lúc: 10:36 AM , 05/05/2023