Đau Khớp Khuỷu Tay Uống Thuốc Gì – Top Thuốc Chuyên Gia Kê Đơn

Sự tổng hòa của 4 bài thuốc trong 1 liệu trình vừa giúp đẩy lùi tác nhân gây viêm đau khớp, cột sống vừa bồi bổ ngũ tạng. Từ đó mang lại hiệu quả trị bệnh cao, giảm nguy cơ tái phát.

Một trong những cách điều trị đau khớp khuỷu tay được áp dụng phổ biến hiện nay là sử dụng thuốc tây. Vậy đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì? Trên thị trường hiện nay có vô số các loại thuốc với chất lượng khác nhau, chính vì thế người bệnh phải thật tỉnh táo trong việc lựa chọn loại thuốc.

Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì tốt? Top thuốc chuyên gia kê đơn

Đau khớp khuỷu tay là tình trạng nhóm gân cơ duỗi bám vào mỏm lồi cầu phía ngoài xương cánh tay bị rách, đứt hoặc giãn, viêm. Bệnh xảy ra phổ biến ở những người chơi thể thao, nâng vác vật nặng và cả những người ngồi làm việc với máy tính.

Đau khớp khuỷu tay tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó lại gây ra cơn đau nhức, khó chịu. Kéo theo đó là bị hạn chế khả năng vận động khiến cho sức khỏe, sinh hoạt thường ngày bị ảnh hưởng. Đặc biệt nếu không điều trị kịp thời, để bệnh kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng bị liệt cánh tay.

Hiện nay, các loại thuốc tây được rất nhiều bệnh nhân tin dùng bởi mang lại hiệu quả nhanh chóng. Thế nhưng không phải ai cũng biết đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì và uống như thế nào. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị đau khớp khuỷu tay được bác sĩ khuyên dùng.

Thuốc Acetaminophen

Acetaminophen là loại thuốc được dùng phổ biến nhất để điều trị đau khớp khuỷu tay, giúp đẩy lùi cơn đau nhức. Loại thuốc này không cần kê đơn nên người bệnh có thể dễ dàng tìm mua ở các hiệu thuốc.

Công dụng

  • Thuốc có tác dụng giảm đau, hạ sốt trong thời gian ngắn.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh liên quan đến xương khớp, đặc biệt là bệnh đau khớp khuỷu tay.
  • Thích hợp cho điều trị các triệu chứng như đau nhức xương khớp đau mỏi vai gáy, đau răng và đau đầu.

Cách dùng

Acetaminophen có 2 loại với hai liều dùng khác nhau:

  • Loại dạng phóng thích nhanh nên uống 325mg đến 1g/ lần. Các lần uống cách nhau từ 4 đến 6 tiếng. Mỗi ngày không uống quá 4g.
  • Loại thuốc có dạng phóng thích kéo dài nên uống 1300mg/ 1 lần. Các lần uống cách nhau 8 tiếng , mỗi ngày không uống quá 3900mg.

Tác dụng phụ

  • Mẩn ngứa, phát ban hoặc nổi mề đay
  • Tiểu ít, nước tiểu và phân chuyển màu đục đen, thậm chí có lẫn cả máu.
  • Cảm giác bị ớn lạnh bất thường, cơ thể lúc lạnh lúc nóng.
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng, dạ chuyển vàng, môi khô, họng đau hoặc xuất hiện những đốm trắng.

Giá thành: Dao động trong khoảng 32.000 VNĐ/ hộp, mỗi hộp 5 vỉ.

Thuốc Tramadol

Nhiều bệnh nhân cũng lựa chọn Tramadol khi được hỏi “Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì?”. Đây là một loại thuốc thuộc nhóm dược giảm đau opioid, thường có tác dụng mạnh hơn nhiều so với thuốc chống viêm không chứa steroids.

Thành phần: Hoạt chất chính tramadol hydrochloride cùng các thành phần phụ như cellulose, sodium starch glycolate, magnesium stearate.

Công dụng: Thuốc điều trị viêm khớp khuỷu tay Tramadol có công dụng chính sau đây:

  • Giảm đau hiệu quả nhanh đối với các trường hợp bệnh xương khớp, viêm khớp tay, viêm đau khớp khuỷu tay…
  • Giúp cải thiện tình trạng thể chất, đặc biệt là với bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp giảm đau liều nhẹ.

Cách dùng: Người bệnh dùng 1 đến 2 viên mỗi ngày, chia thành 3 đến 4 lần uống, mỗi lần uống cách nhau 4 – 6 tiếng. Người cao tuổi thì thời gian cách liều nên là 9 tiếng.  

Tác dụng phụ: Người bệnh sử dụng Tramadol nên lưu ý một số tác dụng phụ sau: Chóng mặt, cơ thể uể oải, mệt mỏi, nhanh buồn ngủ, ngứa ngáy ngoài da, nôn mửa,…

Giá bán: Tramadol dạng viên nén hiện nay có giá bán lẻ 1 viên là 2.300 VNĐ.

Naproxen sodium

Naproxen sodium được sử dụng khá phổ biến trong các bệnh lý xương khớp ở mức độ vừa và nhẹ. Thuốc nằm trong nhóm dược kháng viêm không chứa steroids. Giống như Ibuprofen, Naproxen sodium có thể dễ dàng tìm mua mà không cần đơn kê của bác sĩ.

Thành phần: Thuốc gồm có hoạt chất naproxen sodium cùng với các loại phụ liệu khác như magnesium stearate, natri croscarmellose,…

Công dụng: Naproxen sodium có các tác dụng chính như sau:

  • Cải thiện các cơn đau nhức khó chịu như đau khớp khủy tay, đau nhức đầu,….
  • Giảm sốt nóng và giúp cơ thể cảm thấy khó chịu hơn.
  • Chống viêm sưng với các trường hợp chấn thương ngoài do chơi thể thao, va đập,…

Cách dùng: Thuốc được dùng theo đường uống, mỗi lần 1 hoặc 2 viên, chia thành 1 đến 2 lần sử dụng.

Tác dụng phụ: Khi sử dụng Naproxen sodium, người bệnh nên thận trọng với các tác dụng phụ như rối loạn hệ tiêu hóa, bí tiểu, ngứa ngáy, mẩn đỏ, chóng mặt,… 

Giá bán: Một lọ thuốc gồm 400 viên hiện đang được bán với giá khoảng 300.000 VNĐ.

Thuốc Ibuprofen

Thuốc Ibuprofen là thuốc kháng viêm không steroid, thuốc hoạt động bằng cách ngăn ngừa việc cơ thể sản xuất ra các chất tự nhiên nào đó gây viêm. Tác dụng này giúp giảm viêm, giảm sốt và đau.

Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén hàm lượng 100mg đến 400mg, thuốc không cần kê đơn. Tuy nhiên có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn vì thế bệnh nhân nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Tác dụng

  • Ibuprofen dẫn xuất của acid propionic có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm nhanh.
  • Phù hợp với tình trạng bệnh đau từ nhẹ đến vừa.
  • Điều trị viêm khớp dạng thấp và viêm khớp thiếu niên cực kì hiệu quả.
  • Hỗ trợ giảm đau sau phẫu thuật cho người bệnh, cả người bị ung thư.

Cách dùng: Uống 1,2g đến 1,8g mỗi ngày, chia thành các liều nhỏ, đặc biệt người bị đau khớp khuỷu tay có thể tăng liều. Tuy nhiên không sử dụng quá 3,2g/ 1 ngày.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ thường gặp: cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, đầy bụng, chán ăn, da mẩn ngứa, phát ban.

Phản ứng dị ứng, co thắt phế quản, viêm mũi, bụng đau, chảy máu đường ruột, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo,…

Nếu bị nặng có thể dẫn tới hiện tượng phù nề, giảm bạch cầu, rối loạn thị giác, trầm cảm, viêm bàng quang,…

Giá thành: Dao động trong khoảng 88.000 VNĐ/ hộp, mỗi hộp gồm 100 viên.

Thuốc Codein

Thuốc Codein cũng được dùng để điều trị người bệnh bị đau khớp khuỷu tay đặc biệt với những người có cơn đau trung bình. Thuốc này thuộc nhóm thuốc giảm đau có nguy cơ gây nghiện Opioid. Vì vậy, sử dụng thuốc này phải theo chỉ định kê đơn của bác sĩ.

Tác dụng

  • Thuốc có khả năng chuyển hóa thành morphin tự nhiên trong cơ thể, giúp giảm đau nhanh chóng.
  • Giúp giảm đau trong tức thì các tình trạng đau nhức sau chấn thương, phẫu thuật.
  • Phù hợp với những người mắc bệnh lý về xương khớp có dấu hiệu ngày càng chuyển biến nặng hơn.

Cách dùng: Sử dụng 30mg đến 60mg/ 1 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 4 đến 6 giờ. Liều dùng tối đa 240mg/ ngày.

Tác dụng phụ

  • Chóng mặt, đau đầu, hoa mắt, không tỉnh táo và buồn nôn.
  • Suy hô hấp , phế quản bị co thắt và có phản ứng dị ứng.
  • Đặc biệt có khả năng gây nghiện cho người sử dụng, kể cả thai nhi khi mẹ sử dụng thuốc.

Giá thành: Dao động trong khoảng 600.000 VNĐ/ hộp 500mg.

Paracetamol

Thuốc chữa viêm khớp khuỷu tay Paracetamol là thuốc giảm đau được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Thuốc thích hợp với các trường hợp ở mức độ nhẹ khi có khả năng tác động trực tiếp đến hệ thần kinh nên hiệu quả sử dụng thường nhanh chóng.

Thành phần: Paracetamol có thành phần chính gồm hoạt chất paracetamol và một số phụ liệu khác như tinh bột ngô, kali sorbat, axit stearic,…

Công dụng: Thuốc có các công dụng chính là giảm đau nhức và hạ sốt. Người bệnh có thể dùng thuốc với nhiều loại bệnh như viêm xương khớp, viêm đa khớp, viêm răng miệng, đau đầu,…

Cách dùng: Người bệnh dùng 1 viên Paracetamol x 500mg x 1 lần, ngày có thể sử dụng từ 1 đến 2 lần.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng như sau: Cảm giác buồn nôn, nhạt miệng, mệt mỏi, đau bao tử, nước tiểu đậm màu,…

Giá bán: Một hộp Paracetamol gồm 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên có giá rơi vào khoảng 33.000 VNĐ.

Thuốc Mephenesin

Nếu các cơn đau khuỷu tay của người bệnh có liên quan đến việc cơ bắp bị căng cứng do lao động nặng nhọc trong thời gian dài, Mephenesin có thể là biện pháp hữu hiệu. Loại thuốc này cũng được nhiều chuyên gia khuyến nghị khi được hỏi “Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì?”.

Thành phần: Thành phần chủ đạo trong thuốc là hoạt chất mephenesin cùng với đó là các phụ liệu như lactose, povidone.

Công dụng: Mephenesin có các tác dụng chính sau đây:

  • Thư giãn những bó cơ đang căng cứng, co thắt.
  • Giảm đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về cột sống.

Cách dùng: Thuốc được sử dụng với liều lượng 1 viên/lần, mỗi ngày dùng từ 2 đến 3 lần.

Tác dụng phụ: Một số các tác dụng phụ người bệnh có thể gặp trong quá trình sử dụng Mephenesin là dạ dày khó chịu, buồn nôn, mẩn ngứa, khó thở,…

Giá bán: Một hộp thuốc giãn cơ Mephenesin gồm 2 vỉ, mỗi vỉ 12 viên đang được bày bán trên thị trường với giá khoảng 40.000 VNĐ.

Thuốc Codeine

Trong trường hợp triệu chứng đau nhức không được cải thiện nhờ vào thuốc giảm đau, chống viêm không steroids, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng Codeine. Giống như Tramadol, đây là loại thuốc thuộc nhóm opioid – một nhóm hoạt chất có khả năng gây nghiện nếu không được dùng đúng liều, đúng cách.

Thành phần: Thuốc gồm có các thành phần là hoạt chất codein sulfate, colloidal silicon dioxide, tinh bột biến tính, microcrystalline cellulose và axit stearic.

Công dụng: Codeine có các công dụng sau đây:

  • Giảm đau nhanh chóng nhờ vào việc tác động đến hệ thống hormone morphin trong cơ thể con người.
  • Cải thiện các tình trạng nhức mỏi, nhói buốt dữ dội tại khớp xương, giúp bệnh nhân cảm thấy thư giãn và dễ chịu.

Cách dùng: Liều dùng thông thường của Codeine là từ 15mg đến 30mg một lần, người bệnh có thể sử dụng tối đa 4 lần trong ngày.

Tác dụng phụ: Trong khi uống Codeine, người bệnh nên chú ý vì có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như nhức đầu, xây xẩm mặt mày, chóng mặt, buồn nôn, khó thở, đau tức ngực,…

Giá bán: Một hộp Codeine dạng viên sủi gồm 10 vỉ, mỗi vỉ 4 viên hiện nay có giá thành rơi vào khoảng 600.000 VNĐ.

Thuốc Diclofenac

Loại thuốc tiếp theo xuất hiện trong danh sách “Đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì?” là Diclofenac. Diclofenac cũng thuộc nhóm NSAIDs có khả năng chống viêm và được dùng khá phổ biến với các bệnh viêm xương khớp.

Thành phần: Thành phần chính là diclofenac sodium cùng với các chất inactive khác như lactose, cellulose vi tinh thể.

Công dụng: Thuốc Diclofenac sở hữu một số các công dụng sau đây:

  • Giảm sưng và viêm đối với các trường hợp liên quan đến cơ xương khớp như: Thoái hóa, viêm khớp dạng thấp, gout, bong gân, căng cơ do chấn thương thể thao,…
  • Giảm đau nhức và viêm nhiễm liên quan đến nha khoa và tiểu phẫu. 

Cách dùng: Loại thuốc này chỉ dùng với người trên 12 tuổi. Liều lượng thường nằm trong khoảng 75 đến 150mg/ngày và chia thành 2 đến 3 lần dùng.

Tác dụng phụ: Người bệnh điều trị bằng Diclofenac có thể gặp phải một số triệu chứng không mong muốn như đau tức ngực, khó thở, đau dạ dày, buồn nôn, chán ăn, ngứa ngáy ngoài da, chóng mặt,…

Giá bán: Một hộp diclofenac gồm 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên hiện nay có giá thành khoảng 120.000 VNĐ.

Thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị viêm khớp khuỷu tay

Sử dụng thuốc tây có thể giúp cơn đau giảm nhanh chóng, tức thời. Tuy nhiên muốn duy trì hiệu quả lâu dài, bệnh nhân cần thận trọng và đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

  • Các loại thuốc tây đều có thể gây ra các tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân vì thế không được lạm dụng thuốc, sử dụng quá liều.
  • Trong quá trình uống thuốc điều trị, không nên cử động nhiều gây ảnh hưởng đến khuỷu tay. Không mang vác vật nặng, cồng kềnh, dồn lực về cánh tay. Nhân viên văn phòng thì nên điều chỉnh độ cao của ghế phù hợp với tư thế ngồi sao cho cánh tay và cổ tay tạo thành chữ L.
  • Khi ngủ, người bệnh đặt tay ngang ngực để xoa dịu cơn đau, giúp dễ chịu hơn.
  • Trường hợp người bệnh bị đau nhẹ vẫn có thể tập thể dục thể thao, không nên chơi một số bộ môn thể thao cần đến lực tay nhiều như bóng rổ, bóng chuyền,…
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng ăn uống hợp lí, tăng cường các thực phẩm giàu omega-3 và các loại rau xanh.
  • Hạn chế đồ ăn có nhiều dầu mỡ, nội tạng động vật gây cản trở tác dụng của thuốc.

Bài viết trên đã trả lời đầy đủ cho câu hỏi đau khớp khuỷu tay uống thuốc gì. Hy vọng có thể  giúp ích cho những ai đang trong tình trạng đau nhức khó chịu. Nếu có biểu hiện, nên đến các cơ sở uy tín gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn dùng thuốc đúng nhất với tình trạng bệnh. 

Cập nhật lúc: 4:31 PM , 08/05/2023

Tin liên quan

Viêm Khớp Cùng Chậu: Nguyên Nhân, Cách Chữa, Có Chữa Được Không?

Viêm khớp cùng chậu xuất hiện ở cả nam lẫn nữ, nhưng số lượng nghiêng về phía nam giới nhiều hơn. Do triệu chứng không điển hình nên bệnh dễ...

Top 7 Thuốc Điều Trị Viêm Khớp Cổ Tay Phổ Biến Được Kê Đơn

Dùng thuốc điều trị viêm khớp cổ tay là một trong những biện pháp được nhiều người bệnh sử dụng. Thế nhưng trên thị trường có vô số sản phẩm...

Đau Khớp Ngón Chân: Nguyên Nhân, Cách Chữa – Chuyên Gia Nói

Đau khớp ngón chân gây nhiều tác động tiêu cực đối với đời sống sinh hoạt và sức khỏe của con người. Tuy nhiên, nếu nắm vững thông tin về...

Chữa Viêm Khớp Cùng Chậu Ở Đâu Tốt Nhất? Hà Nội, Hồ Chí Minh

Chữa viêm khớp cùng chậu ở đâu uy tín, hiệu quả là vấn đề được tất cả bệnh nhân quan tâm. Đặc biệt, hiện nay có rất nhiều đơn vị,...

Viêm Khớp Mãn Tính: Bệnh Lý, Biến Chứng, Cách Chữa

Viêm khớp mãn tính là tình trạng sụn, các xương dưới sụn và mô bao quanh khớp bị tổn thương nhiều ngày có tính dai dẳng. Bệnh lý này chịu...

Viêm đa khớp xảy ra khi người bệnh bị đau nhiều khớp, ít nhất từ 3 khớp nhỏ trở lên

Viêm Đa Khớp Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Viêm đa khớp là một trong những bệnh lý rất phổ biến trong nhóm bệnh về xương khớp. Đây là tình trạng viêm ảnh hưởng tới nhiều khớp dẫn tới...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *