Đau dạ dày mãn tính: Dấu hiệu và hướng điều trị tốt nhất

Đau dạ dày mãn tính là một bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh, tình trạng đau âm ỉ kéo dài khiến cho tinh thân trở nên xấu đi. Vậy lí do khiến người bệnh bị đau dạ dày mãn tính là gì? Tìm hiểu chi tiết ngay bài viết dưới đây để tìm phương pháp điều trị phù hợp nhất!

Đau dạ dày mãn tính là gì?

Đau dạ dày mãn tính là giai đoạn sau của đau cấp tính. Đây là tình trạng các tế bào niêm mạc dạ dày bị tổn thương mức độ nặng, nếu không điều trị kịp thời có thể tiến triển thành ung thư.

Các triệu chứng của bệnh tương đối giống với rối loạn tiêu hóa thông thường nên người bệnh dễ bị nhầm lẫn và chủ quan không thăm khám từ sớm. Vì vậy, việc phân biệt được triệu chứng cũng như nguyên nhân gây bệnh là rất quan trọng.

Tỷ lệ người mắc đau dạ dày mãn tính

Tại Việt Nam, bệnh đau dạ dày mãn tính có tính phổ biến cao, chiếm khoảng 31 – 65% các trường hợp bệnh dạ dày. Trong số đó, có khoảng 63% – 95% trường hợp có nhiễm vi khuẩn HP – một trong những tác nhân chính gây bệnh dạ dày.

Cách nhận biết bệnh đau dạ dày mãn tính

Người bệnh có thể xác định mình bị đau dạ dày mãn tính khi gặp các triệu chứng sau:

  • Đau vùng thượng vị, thường đau nhiều khi bụng đói, nặng hơn cơn đau có thể âm ỉ cả ngày.
  • Cảm giác đầy hơi, chướng bụng khó chịu sau khi ăn.
  • Ợ chua, ợ hơi nóng kèm cảm giác buồn nôn.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Đi ngoài phân có màu sẫm, nâu hoặc đen, nặng hơn có thể lẫn với máu tươi.
  • Miệng khô và có vị đắng khi ngủ dậy.
  • Chán ăn, cảm giác ăn không ngon miệng trong thời gian dài.
  • Cơ thể mệt mỏi và suy nhược, sụt cân nhanh.
  • Mệt mỏi dẫn đến tâm lý căng thẳng, thường xuyên cáu gắt.
  • Mất ngủ, ngủ không ngon giấc.

Như đã nói, bệnh đau dạ dày mãn tính rất dễ nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy cơ thể có những thay đổi với những dấu hiệu trên, nên đến các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất. Việc can thiệp điều trị bệnh từ sớm góp phần rất lớn trong khắc phục bệnh, hạn chế biến chứng.

Nguyên nhân gây đau dạ dày

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến đau dạ dày mãn tính, phổ biến nhất có thể kể đến:

1. Hệ quả của việc điều trị đau dạ dày cấp tính không đúng cách hoặc không triệt để. Đây là nguyên nhân hàng đầu để bệnh chuyển sang mạn tính.

2. Do chế độ ăn uống:

  • Ăn quá nhiều thực phẩm có hại với dạ dày: đồ cay nóng, đồ chua, chất béo, chất kích thích,…
  • Ăn quá nhanh, nhai không kỹ.
  • Ăn không đúng bữa, thường xuyên ăn khuya, ăn quá no,…
  • Uống nhiều rượu bia, cà phê, hút thuốc lá.

3. Do bệnh lý:

  • Viêm loét dạ dày.
  • Nhiễm vi khuẩn HP.
  • Viêm đại tràng.
  • Túi mật viêm,
  • Trào ngược dịch mật.
  • Ung thư dạ dày

4. Tác dụng phụ của thuốc:

Sử dụng một số thuốc như Salicylat, Aspirin, thuốc lợi tiểu có thủy ngân,… trong thời gian dài có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm đau.

Yếu tố nguy cơ của bệnh

Tình trạng đau dạ dày mãn tính thường đã tiến triển nặng nên không còn khả năng tự khỏi như lúc cấp tính.

Khi phát hiện bệnh, người bệnh cần có thái độ tích cực trong việc thay đổi lối sống và chế độ ăn uống khoa học. Đồng thời kết hợp sử dụng thuốc điều trị. Nếu không, bệnh có thể gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe, tinh thần và công việc hàng ngày.

Rất nhiều bệnh nhân đau dạ dày mãn tính lâu ngày dẫn đến mất ngủ do các triệu chứng của bệnh cũng như tâm lý căng thẳng.

Đối tượng dễ bị đau dạ dày mãn tính

Như đã đề cập, tỷ lệ người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày và mắc bệnh mãn tính là rất cao. Bất kể ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, một số đối tượng dưới đây là nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả:

  • Người ăn uống thất thường.
  • Người thường xuyên uống rượu bia, chất kích thích.
  • Người có lối sống cẩu thả, sống chung nhiều người dễ bị lây nhiễm vi khuẩn HP.
  • Người có bệnh nền cần uống nhiều thuốc giảm đau, tiêu viêm.

Những nguy hiểm của đau dạ dày mãn tính

  • Chuyển dị sản ruột: Các ổ loét dạ dày có thể làm thay đổi hình thái và cấu trúc tế bào niêm mạc dạ dày sang hình thái và cấu trúc tương tự như tế bào niêm mạc ruột. Đây là dấu hiệu nguy hiểm, cảnh báo tiền ung thư dạ dày.
  • Xuất huyết dạ dày: Niêm mạc dạ dày tổn thương lâu dẫn đến chảy máu dạ dày với triệu chứng ban đầu là đi đại tiện phân có màu đen, có lẫn máu, nôn ra máu.
  • Thủng dạ dày:Các tế bào dạ dày bị phá hủy dẫn đến thủng dạ dày.
  • Ung thư dạ dày: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh dạ dày mãn tính. Người bệnh thường phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn nên rất khó để điều trị.

Hãy thường xuyên đi thăm khám để sớm phát hiện bệnh dạ dày và có phương án điều trị phù hợp.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bất kể khi nào bạn thấy dạ dày có những dấu hiệu bất thường, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám. Đây là việc làm cần thiết, giúp hạn chế trường hợp bệnh diễn biến nặng hơn.

Bệnh đau dạ dày đôi khi diễn tiến âm thầm nên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan nếu không muốn sức khỏe mình bị đe dọa.

Cách chẩn đoán và xét nghiệm

Trước tiên, các bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi một số câu hỏi cơ bản để nắm được thời điểm bạn thấy các triệu chứng bệnh xuất hiện cũng như thói quen ăn uống, sinh hoạt, tiền sử bệnh gia đình,… Sau đó sẽ tiến hành làm một số xét nghiệm như:

  • Chụp X-quang đường tiêu hóa: Giúp xác định các vết loét, trợt ở niêm mạc dạ dày.
  • Xét nghiệm phân: Kiểm tra xem có máu trong phân không, đây cũng là cách để xác định có bị chảy máu dạ dày hay không.
  • Xét nghiệm phát hiện vi khuẩn HPqua hơi thở, máu, phân hoặc mẫu sinh thiết từ dạ dày lấy được khi nội soi.
  • Nội soi dạ dày:Cho hình ảnh thực tế ở bên trong dạ dày, giúp xác định các tổn thương tồn tại ở niêm mạc dạ dày.

Lời khuyên về điều trị và phòng ngừa bệnh

Chế độ chăm sóc với người đau dạ dày mãn tính

Xây dựng thói quen ăn uống khoa học:

  • Có chế độ ăn uống khoa học: ăn đúng bữa, đúng giờ và hạn chế ăn khuya. Không nên ăn quá no, không để bụng bị đói quá và ăn chậm nhai kỹ.
  • Không nên vận động mạnh sau khi ăn.
  • Ăn thực phẩm chín, hợp vệ sinh và được chế biến mềm để hạn chế áp lực cho dạ dày.

Nên ăn các thực phẩm có lợi cho dạ dày như:

  • Hoa quả, rau củ tươi (hạn chế hoa quả chứa nhiều vitamin C).
  • Bổ sung sữa chua.
  • Ăn ngũ cốc nguyên hạt.
  • Bổ sung thêm các loại gia vị như tỏi, gừng, nghệ,… trong các bữa ăn với liều lượng phù hợp.

Hạn chế các thực phẩm không tốt như:

  • Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, thịt đỏ, đồ hộp, đồ tái,…
  • Không nên ăn quá mặn.
  • Không ăn đồ ăn quá cứng, khó tiêu như cơm cháy, sụn, hoa quả xanh cứng,…
  • Không ăn đồ cay, nóng, chua,…
  • Không uống rượu bia, đồ lên men,…

chị em cần ăn uống đủ chất và dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để mang lại hiệu quả điều trị cao

Sinh hoạt điều độ

  • Không nên thức quá khuya.
  • Cân bằng giữa  công việc và thời gian nghỉ ngơi để tránh bị căng thẳng.
  • Tập thể dục để nâng cao sức khỏe.

Áp dụng các phương pháp điều trị

Mẹo dân gian

  • Gừng: Pha trà gừng để uống vào mỗi buổi sáng và tối.
  • Mật ong và nghệ: Hòa mật ong và nghệ với nước ấm, uống vào buổi sáng hàng ngày.
  • Nha đam: Bỏ vỏ nha đam và lấy xay thành nước để uống mỗi ngày.
  • Bạc hà: Hãm bạc hà khô với nước sôi để uống như trà.
  • Lá mơ: Dùng lá mơ giã nát lấy nước để uống hoặc rán với trứng để ăn trong bữa ăn.
  • Mật ong và chuối xanh: Phơi khô chuối và xay thành bột mịn, lấy bột pha với mật ong nguyên chất để uống hàng ngày.

Sử dụng thuốc điều trị

Trường hợp bệnh nhân bị đau dạ dày mãn tính không có vi khuẩn HP, có thể được các bác sĩ chỉ định một số loại thuốc như:

    • Thuốc trung hòa axit (Magie hydroxyd, nhôm hydroxyd,…):Giúp cân bằng độ pH của dịch vị để giảm kích thích lên niêm mạc dạ dày.
    • THuốc bảo vệ niêm mạc (Rebamipide, Misoprosol,..): kết hợp với chất nhầy của dạ dày để tạo thành mảng dày bảo vệ các vị trí bị viêm loét ở niêm mạc dạ dày.
    • Thuốc ức chế thụ thể H2 ((Ranitidin, Famotidin,…):Giảm bài tiết axit dịch vị hoàn toàn.
    • Thuốc ức chế bơm proton (PPI):Ức chế dạ dày tiết axit hiệu quả.
  • Một số thuốc khác như Trimebutin và Spasmaverin.

Nếu người bệnh có nhiễm vi khuẩn HP cần sử dụng các thuốc đặc trị. Các bác sĩ có thể chỉ định một số phác đồ như sau:

  • Phác đồ 3 thuốc: Thuốc ức chế bơm Proton, Amoxicillin và Clarithromycin 500mg/ Levofloxacin 250mg hoặc Tinidazole 500mg.
  • Phác đồ 4 thuốc: Thuốc ức chế bơm Proton, Tripotassium dicitrate Bismuthate 300mg và Metronidazole 250mg, Tetracycline 500mg
  • Phác đồ nối tiếp:Thuốc ức chế bơm Proton trong 5 ngày đầu, 5 ngày sau dùng kết hợp thuốc ức chế bơm proton, Metronidazol 500mg + Clarithromycin 500mg.

Lưu ý:Khi sử dụng thuốc điều trị, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám bởi chuyên gia và chỉ định dùng thuốc đúng theo tình trạng bệnh. Tuyệt đối không tham khảo đơn thuốc người khác và tự ý đi mua ngoài hiệu thuốc. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe bởi những tác dụng phụ của thuốc khi dùng không đúng cách.

Câu hỏi thường gặp

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, có thể chữa được đau dạ dày mãn tính khỏi hoàn toàn trong các trường hợp sau:

  • Bệnh hình thành do vi khuẩn HP.
  • Người bị bệnh do uống đồ có cồn quá mức, do sử dụng thuốc hay bị stress,... nếu thay đổi lại được thói quen này.

Tuy nhiên, bệnh cũng chỉ có thể chữa hiệu quả nếu như phát hiện và can thiệp sớm. Nếu để lâu, các tổn thương ở lớp niêm mạc dạ dày quá nặng có thể tiến triển thành các biến chứng nguy hiểm, không thể điều trị được.

Người bệnh nên đến các cơ sở uy tín để chẩn đoán và thăm khám, điều trị hiệu quả hơn. Một số viện lớn bạn có thể tham khảo là:

  • Bệnh viện Bạch Mai (Số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội).
  • Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội).
  • Bệnh viện Chợ Rẫy (Số 2001B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TPHCM).

Bạn có thể dùng thuốc Đông y để chữa đau dạ dày mãn tính. Phương pháp này thường chữa lâu dài hơn nhưng lại cho hiệu quả chuyên sâu, chữa bệnh tận gốc. Tuy nhiên, muốn được như vậy, bạn cần xác định:

  • Chọn đúng nhà thuốc đông y uy tín, có bài thuốc tốt.
  • Sử dụng thuốc kiên trì và đúng chỉ dẫn của thầy thuốc.

Đau dạ dày mãn tính là một trong những bệnh thuộc đường tiêu hóa rất dễ gặp nhưng lại có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Hãy đi khám sớm để có biện pháp can thiệp điều trị sớm. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc.

Cập nhật lúc: 10:35 AM , 01/03/2024

Tin liên quan

5 cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà nhiều người áp dụng

Đau dạ dày khi mang thai có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của mẹ và sức khỏe của bé. Chính vì thế chọn phương pháp điều trị...

Cách chữa đau dạ dày cho trẻ em cấp tốc ngay tại nhà

Hiện nay, trẻ em bị đau dạ dày ngày càng phổ biến. Những cơn đau kéo dài, âm ỉ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Việc...

Khám đau dạ dày ở đâu uy tín? 11 địa chỉ khám chữa chất lượng nhất

Địa chỉ khám và chữa bệnh đau dạ dày luôn là từ khóa tìm khiếm được nhiều người quan tâm. Bởi hiện nay có rất nhiều bệnh viện, phòng khám...

Thông tin về thuốc dạ dày chữ P và cách sử dụng thuốc

Trong danh sách các loại thuốc được sử dụng để điều trị các vấn đề dạ dày, các loại thuốc có tên gọi chứa chữ "P" như Pantoprazole và Omeprazole...

Thuốc Đông y không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà còn giúp bồi bổ sức khỏe

Top 5 bài thuốc đông y trị đau dạ dày tốt nhất hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều người đã và đang áp dụng các bài thuốc Đông Y để điều trị bệnh đau dạ dày rất an toàn và hiểu qua rõ...

Bấm huyệt chữa đau dạ dày được không? Quy trình bấm chuẩn nhất

Đối với bệnh đau dạ dày dùng phương pháp xoa bóp, bấm huyệt sẽ giúp giảm cơn đau và tức bung nhanh chóng. Nhưng để phát huy tác dụng của...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *