Chữa Viêm Họng Ở Trẻ Em: Bố Mẹ Hãy BỎ TÚI Ngay Những Cách Hiệu Quả Này

Viêm họng là bệnh lý đường hô hấp vô cùng phổ biến ở đối tượng trẻ em mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu. Để giảm đau, cảm giác khó chịu khi phát bệnh, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, việc chữa bệnh cần được thực hiện thận trọng, tuân thủ một số yêu cần nghiêm ngặt để tránh tác động tiêu cực lên sức khỏe của trẻ.

Chữa viêm họng ở trẻ nhỏ bằng mẹo dân gian

Cơ thể trẻ nhạy cảm và dễ phản ứng với các loại thuốc điều trị, đặc biệt là kháng sinh. Bởi vậy, trường hợp viêm họng ở trẻ ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể sử dụng các mẹo dân gian tại nhà.

Cách chữa các triệu chứng viêm họng ở trẻ em bằng mẹo dân gian tương đối dễ thực hiện. Bố mẹ có thể sử dụng chính những nguyên liệu có sẵn trong nhà như tỏi, mật ong, quất,… để tạo thành bài thuốc nhỏ giúp bé giảm sưng đau cổ họng.

Tuy nhiên, các mẹo dân gian không có tác dụng điều trị, chỉ giúp giảm triệu chứng viêm họng. Chính vì thế, bố mẹ không nên lạm dụng. Nếu sau 2-3 ngày cho con áp dụng mà không có hiệu quả, bố mẹ nên chuyển sang các hướng điều trị chuyên sâu. Đặc biệt với trường hợp viêm họng ở trẻ dưới 1 tuổi, bố mẹ lưu ý không dùng các phương pháp sử dụng mật ong. 

Dưới đây là một số mẹo dân gian điều trị viêm họng tại nhà ở trẻ em:

Mẹo dân gian chữa viêm họng cho trẻ bằng tỏi nướng

  • Nướng đều các tép tỏi còn nguyên vỏ cho đến khi vỏ ngoài và bên trong của tỏi cháy nhẹ, xuất hiện mùi thơm
  • Tiếp đến bóc hết lớp vỏ ngoài của tỏi và cho vào một chén nhỏ có chứa một lượng nước ấm vừa đủ
  • Nghiền nát tỏi (mẹ lưu ý tỏi càng được nghiền nát càng tốt. Vì khi ấy các chất allicin chứa trong tỏi có thể phát huy tối đa tác dụng
  • Sau khi hoàn thành công tác nghiền nát tỏi, mẹ lấy nước tỏi cho bé uống 2 lần mỗi ngày (sáng, tối).

Lá húng chanh hấp đường phèn

  • Lá hung chanh rửa sách
  • Cho lá hung chanh và 3 quả quất vào máy sinh tố xay nhuyễn
  • Cho hỗn hợp lá hung chanh – quả quất vừa xay nhuyễn hấp cách thủy với đường phèn khoảng 20 phút
  • Sau khi hoàn thành, mẹ lấy nước húng chanh cho bé uống 1 – 2 lần mỗi ngày cho đên khi bé khỏi bệnh.

Mẹo chữa viêm họng cho bé bằng gừng hoặc trà gừng

  • Gừng gọt vỏ và rửa sạch
  • Thái nhỏ gừng
  • Đối với trẻ đã lớn, mẹ trực tiếp cho trẻ ăn gừng, ăn từng chút một
  • Với trẻ bé hơn, mẹ băm nhuyễn gừng và cho vào nồi đun nước (tùy theo mức độ gừng mà thêm vào một lượng nước cho phù hợp)
  • Lấy phần nước gừng còn ấm nóng cho trẻ dùng đều đặn trong ngày (cho trẻ sử dụng nước gừng ấm đến khi hết bệnh)

Ngoài những cách thông dụng trên, bố mẹ có thể chữa viêm họng ở trẻ bằng việc sử dụng lá hẹ, lá húng chanh, xương sông,… Tốt nhất trước khi thực hiện phương pháp nào, bố mẹ nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ để tránh gặp tác dụng phụ.

Bé bị viêm họng uống thuốc gì? 

Thông thường khi trẻ có biểu hiện viêm họng lâu ngày không khỏi, các bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng các loại thuốc như:

  • Nhóm thuốc kháng sinh: Là nhóm thuốc hàng đầu được chỉ định trong điều trị viêm họng do vi khuẩn, virus đường hô hấp gây ra. Lúc này, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm, nuôi cấy vi khuẩn, virus và có kháng sinh đồ điều trị thích hợp. Các nhóm kháng sinh được chỉ định trị viêm họng cho bé là: Amoxicillin, Ampicillin, Erythromycin, Cephalexin,…
  • Thuốc hạ sốt: Khi niêm mạc họng bị sưng tấy và viêm loét, phù nề, trẻ sẽ xuất hiện triệu chứng sốt. Sốt là một phản ứng bình thường của cơ thể khi bị viêm nhiễm. Nhưng nếu trẻ sốt cao và sốt lâu, cha mẹ cần áp dụng các biện pháp hạ sốt cho trẻ.
  • Thuốc kháng viêm: Để điều trị viêm họng hiệu quả, việc làm lành các vùng viêm loét là bước rất quan trọng. Ở trẻ nhỏ, lúc này có thể sử dụng các loại thuốc kháng viêm dạng tiêm để ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm lây lan gây biến chứng. Các loại thuốc kháng viêm có chứa Corticoid được dùng cho trẻ là: Prednisolone, Methylprednisolone, Betamethasone và Dexamethasone. 
  • Thuốc giảm ho, long đờm: Khi bị viêm họng, trẻ thường có triệu chứng ho, ho có đờm gây khó chịu và mệt mỏi. Vì thế, một số nhóm thuốc giảm ho, long đờm giúp bé cải thiện bệnh một cách nhanh chóng.

Khi cho trẻ dùng thuốc chữa viêm họng bằng Tây y, bố mẹ nên:

  • Dùng thuốc đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ
  • Không tự ý mua thuốc khi chưa có tư vấn của bác sĩ
  • Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy trẻ có hiện tượng buồn nôn, đau tức bụng, tiêu chảy,… bố mẹ cần đổi thuốc khác cho con và đưa bé đi bệnh viện kiểm tra
  • Không cho trẻ uống quá nhiều thuốc kháng sinh, tránh tình trạng nhờn thuốc hoặc gặp tác dụng phụ

Chữa viêm họng ở trẻ em bằng thuốc Nam

Theo quan điểm đông y thì bệnh viêm họng là hiện tượng yết hầu bị sưng đau. Lúc đầu có thể thấy ngứa họng, sau đó kèm theo sốt hay cổ họng tiết nhiều đờm dãi. Trong trường hợp không chú ý điều trị, bệnh có thể chuyển biến nặng kèm theo nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn. Ví dụ như yết hầu sưng đau, họng và lưỡi gà sưng đỏ, ăn uống khó, nuốt nước bọt cũng thấy đau…

Các thầy thuốc đông y nhận định, nguyên nhân chính gây viêm họng là do cảm nhiễm ngoại tà. Phổ biến như chứng phong hàn, hàn tà hay dịch độc thời khí. Một số trường hợp khác cũng có thể do âm hư hỏa vượng kéo dài kèm theo nói năng nhiều. Đôi khi ăn uống cay nóng hay nóng lạnh đột ngột, uống nhiều rượu… cũng có thể là yếu tố liên quan.

Yết hầu được cho là cửa ngõ của phế. Tại đây có nhiều đường kinh mạch đi qua, yết hầu làm nhiệm vụ bảo vệ tránh tà khí xâm nhập vào cơ thể. Khi ngoại tà xâm nhập vào trong hầu họng sẽ có sự giao tranh giữa chính khí và tà khí. Từ đó làm phát sinh các triệu chứng sốt, sưng, đau… Nếu chính khí khỏe thì tà khí sẽ bị đẩy lùi và bệnh dẫn thuyên giảm. Trường hợp chính khí suy giảm thì bệnh thường tiến triển nặng và gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bài thuốc đông trị trị viêm họng thể ngoại cảm phong hàn

Ở thể ngoại cảm phong hàn, người bệnh thường sẽ bị ngạt mũi, nặng tiếng, người hay có cảm giác ớn lạnh nhưng không bị đổ mồ hôi. Thêm vào đó, cổ họng có dấu hiệu hơi sinh, nuốt có cảm giác vướng. Có thể còn bị đau đầu, sợ gió, đau mỏi thân mình, sốt vừa, chán ăn. Khi bắt mạch cho kết quả mạch phù hoàn.

Để điều trị bệnh viêm họng thể ngoại cảm phong hàn cần áp dụng phương pháp sơ giải biểu tà. Lúc này bài thuốc Kinh phòng bại độc tán có thể đáp ứng tốt. Thông tin bài thuốc cụ thể như sau:

  • Chuẩn bị: 12g phòng phong, 12g độc hoạt, 12g kinh giới, 12g tiền hồ, 12g sài hồ, 12g xuyên khung, 12g cát cánh, 12g chỉ xác, 12g cam thảo, 12g khương hoạt, 12g phục linh, 10 lá bạc hà và 7 lát gừng tươi.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên cần cho hết vào ấm. Thêm vào 1.2 lít nước sắc lấy 120ml. Bỏ bã, chia nước thuốc làm 5 lần uống, dùng 1 thang/ ngày.

Ngoài ra, cần kết hợp với bài thuốc nhai ngậm:

  • Chuẩn bị: 1 miếng củ xạ can và 1 miếng sinh khương.
  • Thực hiện: Đem nhai nuốt nước, bỏ bã. Áp dụng 4 – 5 lần/ ngày.

Trị bệnh viêm họng thể kinh dương minh tích nhiệt theo đông y

Triệu chứng đặc trưng của bệnh viêm họng thể kinh dương minh tích nhiệt là họng sưng đỏ và đau nóng, bị sốt nhưng không sợ lạnh mà sợ nóng. Nhiều người còn có cảm giác như bị đốt ở trong họng. Người luôn trong trạng thái mệt mỏi, bồn chồn trong bụng. Tiểu tiện vàng và đại tiện táo, mạch hồng đại.

Điều trị bệnh viêm họng ở thể này cần tuân thủ phương pháp thanh tiết uất nhiệt. Bài thuốc Lương cách tán có thể đáp ứng tốt. Thông tin cụ thể về bài thuốc như sau:

  • Chuẩn bị: 10g chi tử, 10g hoàng cầm, 10g bạc hà diệp, 10g liên kiều, 20g đại hoàng, 20g cam thảo và 20g mang tiêu.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên (trừ bạc hà diệp và mang tiêu) đem sao giòn rồi mới trộn mang tiêu vào tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 10g với nước sắc bạc hà diệp, dùng 4 lần/ ngày. Trường hợp dùng cho trẻ nhỏ cần chú ý giảm liều.

Cần kết hợp với bài thuốc nhai ngậm:

  • Chuẩn bị: 3 miếng sơn đậu căn và 3 lá húng chanh.
  • Thực hiện: Rửa sạch dược liệu, nhai nuốt nước bỏ bã. Mỗi ngày áp dụng 5 – 6 lần.

Thuốc đông y trị viêm họng thể ngoại cảm phải dịch độc thời khí

Ở thể viêm họng này, người bệnh thường có cảm giác trong họng khô ngứa và sưng đau. Việc ăn uống thường gặp khó khăn, hay bị nghẹn, có xu hướng thích uống nước lạnh. Kèm với đó là dấu hiệu sốt cao, khát và mạch sác. Thể bệnh này rất dễ lây lan khi có tiếp xúc gần.

Muốn điều trị bệnh viêm họng thể ngoại cảm kèm dịch độc thời khí cần áp dụng phương pháp thanh hỏa giải độc. Lúc này, bài thuốc Thanh yết lợi cách thang có thể giúp ích. Dưới đây là thông tin về bài thuốc này:

  • Chuẩn bị: 10g cam thảo, 10g nhân sâm, 8g hoàng liên, 12g hoàng cầm, 12g ngưu bàng tử, 12g bạch linh, 12g bạch thược, 12g phòng phong, 12g cát cánh, 12g thăng ma và 7 lát sinh khương.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên đem cho hết vào ấm sắc. Thêm vào 1.2 lít nước sắc trên lửa nhỏ để thu lấy 120ml. Bỏ phần bã, chia nước thuốc làm 5 lần uống/ ngày.

Kết hợp với bài thuốc nhai ngậm:

  • Chuẩn bị: 3 miếng xạ can, 3 lá hoắc hương và 1 miếng sinh khương.
  • Thực hiện: Đem nhai nuốt nước nhả bã, duy trì 4 – 5 lần/ ngày.

Bài thuốc đông y trị viêm họng thể đàm hỏa

Bệnh viêm họng thể đàm hỏa có thể khiến vùng yết hầu bị sưng đau, nuốt nước bọt sẽ có cảm giác đau hơn. Người bệnh luôn thấy lợm giọng buồn nôn, trong người ậm ạch khó chịu. Hơn nữa việc ăn uống còn gặp khó khăn, bị đau khi nuốt. Ngại nói, đôi khi còn bị khó thở, thở khò khè, tâm phiền và mạch hoạt sác.

Để điều trị bệnh viêm họng thể đàm hỏa cần tuân thủ theo phương pháp tiêu đàm chí yết thống. Lúc này, áp dụng bài thuốc Địch đàm thang sẽ rất phù hợp. Thông tin cụ thể về bài thuốc như sau:

  • Chuẩn bị: 10g thạch xương bồ, 10g cam thảo, 10g chỉ thực, 10g đởm linh, 20g bán hạ, 16g quất hồng bì, 16g phục kinh, 8g nhân sâm, 8g trúc nhự và 5 lát sinh khương.
  • Thực hiện: bán hạ khương chế, trần bì khứ bạch. Cho hết tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc. Thêm 1.2 lít nước sắc lấy 120ml. Bỏ bã và chia đều nước thuốc làm 5 lần uống/ ngày.

Kết hợp với bài thuốc nhai ngậm:

  • Chuẩn bị: Cam thảo và ô mai nhục vừa 1 miếng.
  • Thực hiện: Nhai nuốt nước nhả bã. Áp dụng khoảng 5 – 6 lần/ ngày.

Bệnh viêm họng thể khí hư theo đông y

Bệnh viêm họng thể khí hư khiến cho cổ họng khô và hơi sưng. Kèm theo đó là tình trạng đau nhức, nuốt nước bọt sẽ càng đau thêm. Lúc ăn uống sẽ thấy khó nuốt và đau nghẹn. Cảm giác đau thường nhiều lên vò lúc gần trưa. Người luôn trong trạng thái mệt mỏi, tay chân mềm nhão, đại tiện phân lỏng và mạch hư nhược.

Ở thể bệnh này, muốn điều trị tốt cần tuân thủ phương pháp bổ sung ích khí và sinh tân dịch. Bài thuốc Bổ trung ích khí thang gia giảm sẽ có thể đáp ứng. Dưới đây là thông tin cụ thể về bài thuốc:

  • Chuẩn bị: 12g thăng ma, 12g nhân sâm, 12g trần bì, 12g đương quy, 12g sài hồ, 12g thiên hoa phấn, 12g bạch truật, 24g hoàng kỳ và 10g cam thảo.
  • Thực hiện: Cam thảo chích, đương quy tửu tẩy, nhân sâm bỏ cuống, trần bì khứ bạch, hoàng kỳ mật sao. Sau đó cho hết các vị thuốc vào ấm, thêm 1.8 lít nước. Sắc trên lửa nhỏ thu lấy 200ml, bỏ bã và chia đều làm 5 lần uống/ ngày.

Kết hợp bài thuốc nhai ngậm:

  • Chuẩn bị: 3 miếng sơn đậu căn, 1 vỏ quýt sạch và 1 ly nước 1 lá to.
  • Thực hiện: Tất cả các nguyên liệu trên đem nhai ngậm rồi từ từ nuốt nước cốt, nhả bã.

Những lưu ý trong việc chăm sóc trẻ nhỏ bị viêm họng

Để việc chữa viêm họng cho trẻ đạt hiệu quả cao, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

  • Trẻ cần được giữ ấm cơ thể đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh
  • Môi trường sống xung quanh bé cần vệ sinh sạch sẽ, tránh các tác nhân gây bệnh như khói bụi, lông chó mèo, khói thuốc lá…
  • Trẻ nhỏ không nên dùng chung đồ đạc cá nhân, tiếp xúc gần với những người đang mắc bệnh về hô hấp, tai mũi họng để tránh lây bệnh
  • Cha mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho các bé phù hợp, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, các đồ ăn được chế biến mềm
  • Trẻ không nên uống nước đá quá lạnh hay ăn đồ lạnh thường xuyên

Trên đây là những cách chữa viêm họng ở trẻ được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay. Hy vọng qua bài viết, các bậc phụ huynh đã có cách chăm sóc và cải thiện bệnh cho trẻ phù hợp.

ĐỪNG BỎ QUA

Cập nhật lúc: 9:57 AM , 04/04/2023

Tin liên quan

Người Bị Viêm Họng Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh

Bị viêm họng nên ăn gì, kiêng gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng bệnh và hiệu...

Viêm Họng Sốt Mấy Ngày Thì Hết? Liệu Có Nguy Hiểm Không? CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP

“Bị viêm họng sốt mấy ngày mới khỏi?” có lẽ là vấn đề nhiều người quan tâm. Viêm họng sốt tuy không quá nguy hiểm nhưng trong trường hợp sốt...

siro viêm họng

Viêm Họng Hạt Bao Lâu Thì Khỏi? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Viêm họng hạt là bệnh về hô hấp rất phổ biến ở nước ta. Đây là tình trạng bệnh dễ tái phát và để lại biến chứng nguy hiểm. Vậy,...

Viêm Họng Hạt Có Nên Đốt Không? Cách Phòng Ngừa Tránh Bệnh Tái Phát

Ngày càng có nhiều bệnh nhân lựa chọn phương pháp đốt để trị bệnh viêm họng hạt. Vậy, viêm họng hạt có nên đốt không, có an toàn không? Hãy...

Cách Chữa Viêm Họng Hạt Bằng Thuốc Nam Bạn Cần Biết

Chữa viêm họng hạt bằng thuốc Nam được đánh giá là an toàn, lành tính và dễ thực hiện. Cây thuốc Nam được dùng để giúp người bệnh giảm nhẹ...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *