Chữa mề đay bằng lá trầu là mẹo chữa dân gian được nhiều người biết đến tuy đơn giản nhưng mang đến nhiều tác dụng rất tốt cho bệnh nhân. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách dùng trầu không để chữa bệnh. Nội dung bài đọc dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách áp dụng phương pháp điều trị bệnh này.
Chữa mề đay bằng lá trầu có hiệu nghiệm không?
Trầu không là dược liệu có vị cay nồng, tính ấm, mùi thơm mạnh giúp trừ phong thấp, hàn khí, tiêu đờm, tiêu viêm và sát khuẩn. Nguyên liệu này có thể dùng để chữa nhiều loại bệnh khác nhau như đau đầu, đau bụng,…và cả nổi mày đay.
Trong lá trầu có chứa khoảng 2,4% tinh dầu thơm với thành phần chính là betel-phenol và chavicol cùng với nhiều hợp chất phenolic khác. Những thành phần này có công dụng sát khuẩn, chống viêm và ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn.
Nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra, dược liệu này có tác dụng làm lành nhanh các tổn thương ngoài da vì vậy dân gian từ lâu đã biết sử dụng lá trầu để chữa các căn bệnh viêm nhiễm trong đó có nổi mề đay mẩn ngứa.
Trị mề đay bằng lá trầu không sẽ giúp giảm tình trạng ngứa ngáy và nổi mẩn trên da, hồi phục tổn thương và giảm nguy cơ xuất hiện mẩn ngứa lan rộng, da bong tróc và viêm nhiễm.
4 cách dùng lá trầu để chữa bệnh mề đay
Chữa mề đay bằng lá trầu có nhiều cách khác nhau để bạn áp dụng. Dưới đây là 4 bài thuốc trị nổi mề đay có hiệu quả cao và an toàn nhất chúng tôi tổng hợp lại để bạn tham khảo thêm.
Đắp trực tiếp trầu không lên da
Cách đơn giản nhất để các hoạt chất có trong dược liệu thấm sâu vào da đó chính là dùng lá trầu không đắp trực tiếp lên da. Bạn hãy tham khảo cách bước thực hiện ngay sau đây:
- Chuẩn bị khoảng 15g lá trầu tươi rửa thật sạch, để ráo nước.
- Giã nát lá trầu cùng 2g muối hạt, bọc hỗn hợp vào mảnh vải mỏng đã giặt sau đó đắp lên vùng da đang bị nổi mẩn.
- Giữ nguyên hỗn hợp trong vòng 30 phút sau đó rửa lại với nước ấm là được.
Nấu nước lá tắm giúp giảm mẩn ngứa
Nổi mề đay khắp người gây cảm giác ngứa ngáy và khó điều trị ở một số vùng bạn có thể dùng lá trầu để nấu nước tắm, ngăn chặn nguy cơ lây lan sang những vùng da khác.
- Làm sạch 50g lá trầu không tươi sau đó ngâm nước muối 15 phút rồi vớt ra để ráo.
- Đun sôi 2 lít nước sau đó cho lá trầu vào nấu tiếp trong 15 phút và cho ít muối hạt vào đợi thêm 3 phút rồi tắt bếp.
- Đợi nước nguội bớt thì dùng để tắm hoặc pha thêm nước mát vào sao cho nhiệt độ đủ ấm. Phần bã trầu dùng chà xát nhẹ lên vùng da đang bị tổn thương để giảm nhanh cơn mẩn ngứa.
Hãm nước lá trầu để uống chữa mề đay mẩn ngứa
Lá trầu có thể hãm thành nước uống chữa bệnh có công hiệu tốt không kém gì hai phương pháp trên.
- Hái 10 đến 15 lá trầu tươi làm sạch, ngâm nước muối loãng trong 15 phút sau đó vớt ra để ráo.
- Vò nát lá trầu rồi cho vào ấm hãm cùng nước sôi như pha trà. Phần nước thu được chia uống nhiều lần trong ngày.
Bôi nước lá trầu chữa mề đay mẩn ngứa
Ngoài các cách chữa bệnh trên bạn có thể dùng nước lá trầu để bôi ngoài da để cải thiện các triệu chứng mề đay mẩn ngứa như sau:
- Chuẩn bị 20g lá trầu tươi làm sạch, ngâm nước muối loãng rồi vớt ra để ráo.
- Giã lá nát trầu rồi cho nước sôi vào hãm khoảng 5 phút sau đó thấm nước cốt lên vùng da đang bị mẩn ngứa đã được làm sạch là được.
Trên đây là những phương pháp điều trị nổi mề đay mẩn ngứa bằng lá trầu không được nhiều người tin tưởng áp dụng. Tuy nhiên, đây chỉ là bài thuốc kinh nghiệm dân gian, chưa được kiểm chứng khoa học và chỉ phù hợp với những trường hợp bệnh nhẹ. Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia để được hướng dẫn cách điều trị hiệu quả nhất.
NÊN ĐỌC