Chữa đau vai gáy bằng Đông y có thể điều trị được tận gốc căn nguyên gây bệnh, hạn chế được nguy cơ bệnh tái phát mà không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó phương pháp này thường được nhiều người lựa chọn và áp dụng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chứng đau vai gáy theo y học cổ truyền và cách chữa.
Tìm hiểu về đau vai gáy dựa theo Y học cổ truyền
Hiểu rõ các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng của đau vai gáy theo Y học cổ truyền sẽ giúp bệnh nhân có thể chủ động hơn trong việc điều trị cũng như là phòng bệnh cho bản thân.
Nguyên nhân gây bệnh
Đau vai gáy có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên đối tượng mắc bệnh chủ yếu lại là những người ở độ tuổi trung niên hoặc những người làm việc văn phòng. Theo cách lý giải của Đông y, bệnh đau vai gáy xảy ra do các căn nguyên sau đây:
- Do các yếu tố ngoại nhân: Do vệ khí cơ thể không đủ, tấu lý sơ hở phong hàn thấp xâm nhập và khiến cho kinh lạc bị tổn thương, cản trở quá trình lưu thông khí huyết. Điều này làm cho các kinh lạc bị phù, tắc trệ gây đau.
- Do nguyên nhân nội nhân: Những người cao tuổi bị bệnh lâu ngày, can thận hư làm cho khí huyết giảm sút khiến thận tổn thương. Một khi cơ thể mắc phải tình trạng này nó sẽ không thể làm chủ được cốt tủy. Can huyết hư khiến cho khả năng nuôi dưỡng cân cơ suy giảm, từ đó gây bệnh đau vai gáy.
- Các yếu tố bất nội ngoại nhân: Khi ngủ gối cao đầu, ngồi không đúng tư thế cũng có thể gây nên tình trạng đau vai gáy.
Biểu hiện
Theo Y học cổ truyền, người bị đau vai gáy có thể sẽ mắc phải các triệu chứng sau đây:
- Vai gáy đột nhiên đau cứng, có thể là đau một bên hoặc bị đau cả 2 bên cổ. Các cơn đau sẽ khiến cho hoạt động quay cổ trở nên khó khăn, những vận động khác từ vai cũng sẽ bị hạn chế.
- Nếu ấn vào cơ ức đòn chũm và cơ thang, bên cạnh cảm giác đau đớn còn có hiện tượng co cứng và bị vồng lên so với bên không bị đau.
- Bệnh nhân bị đau vai gáy có thể kèm theo cả hiện tượng toàn thân sợ lạnh, mạch phù, rêu lưỡi trắng…
Ưu, nhược điểm khi chữa đau vai gáy bằng Đông y
Tương tự như các phương pháp điều trị khác, chữa đau vai gáy bằng Đông y cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể như sau:
Ưu điểm
- An toàn và lành tính: Hầu hết các bài thuốc Đông y đều có nguồn gốc tự nhiên, sử dụng các bộ phận thân, rễ, hoa, lá, cành, quả của cây thuốc quý, được thu hái nên an toàn, lành tính, có thể sử dụng cho nhiều độ tuổi khác nhau, không lo độc tố tích tụ trong cơ thể.
- Mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững: Phương pháp chữa đau vai gáy cổ bằng Đông y thường khắc phục từ nguyên nhân gây bệnh, cải thiện dần các triệu chứng, cho hiệu quả cao, bền vững, tránh tái phát.
- Ít hoặc không gây ra tác dụng phụ: Các bài thuốc từ thảo dược ngoài tác dụng chữa, đẩy lùi triệu chứng bệnh, ít khi gây ra tác dụng phụ không mong muốn, không ảnh hưởng đến gan, phù hợp chữa các bệnh mạn tính.
Nhược điểm
- Tác dụng từ từ: Trái với thuốc Tây, khi sử dụng thuốc hoặc các thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ Đông y, tác dụng mang lại từ từ. Do vậy, người bệnh cần kiên trì sử dụng mới thấy hiệu quả, ít nhất từ 2-3 tháng.
- Cách sắc thuốc kì công, mất thời gian: Đa phần các bài thuốc sẽ tốn nhiều thời gian sắc. Một số người không quen mùi thuốc thời gian đầu sẽ khó uống.
- Nguồn thảo dược chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế: Một số bài thuốc, vị thuốc hiếm khó tìm sẽ gây khó khăn trong quá trình sử dụng.
Các bài thuốc Đông y trị đau vai gáy hiệu quả
Theo Đông y, đau vai gáy có nhiều dạng khác nhau. Tùy vào từng thể bệnh khác nhau mà các bài thuốc trị đau vai gáy cũng được áp dụng khác nhau. Cụ thể như sau:
Bài thuốc chữa đau nhức vai gáy thể phong hàn
Thể bệnh này do phong hàn xâm phạm vào các đường kinh mạch ở vai gáy. Nó thường diễn ra một cách đột ngột do các đòn chũm, cơ thang bị cứng lại do gặp lạnh, gối cao. Nếu bị bệnh thể phong hàn thấp, bệnh nhân sẽ thấy đau cứng vai gáy, quay cổ khó. Dùng tay ấn vào đòn chũm, cơ thang sẽ thấy co cứng so với bên lành. Bên cạnh đó, lưỡi của bệnh nhân sẽ xuất hiện rêu trắng, sợ lạnh, mặt phù.
Phương pháp điều trị: Khu phong, tán hàn thông kinh hoạt lạc.
Các bài thuốc:
+ Bài thuốc 1: Can khương, phụ linh thang, thương truật.
- Chuẩn bị: 8g can thương, 6g cam thảo, 8g thương truật, 8g quế chi, 12g phục linh, 12g xuyên khung, 12g ý dĩ.
- Cách thực hiện: Các vị thuốc trên cho vào ấm, sắc lên cùng với nước. Chia lượng thuốc trên thành 3 lần, uống hết trong ngày.
+ Bài thuốc 2: Trước ý thang
- Chuẩn bị: 12g khương hoạt, 8g quế chi, 12g độc hoạt, 12g tần giao, 10g xuyên khung, 6g nhũ hương, 6g chích cam thảo, 40g cành dâu, 12g đương quy, 8g mộc hương.
- Cách thực hiện: Mỗi ngày sắc một thang, chia lượng thuốc thành 3 lần uống.
Bài thuốc chữa đau nhức vai gáy thể phong thấp nhiệt
Trường hợp bị đau vai gáy do thể phong thấp nhiệt, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện: Đau vai gáy, mình mẩy, có thể còn kèm theo cảm cúm, cổ cứng khó quay. Tương tự như thể phong hàn thấp, đối với bệnh nhân bị thấp nhiệt, họ cũng sẽ có các biểu hiện là sợ lạnh, rêu lưỡi trắng và mạch phù sác.
Phương pháp điều trị: Khu phong, trừ thấp, thông kinh hoạt lạc, thanh nhiệt giải độc.
Bài thuốc điều trị: Sài cát giải cơ thang
- Chuẩn bị: 8g khương hoạt, 10g bạch chỉ, 12g cát cánh, 12g bạch thược, 8g hoàng cầm, 12g thạch cao.
- Cách làm: Các vị thuốc trên đem sắc lên với nước để uống 3 lần mỗi ngày. Hàng ngày dùng 1 thang, thực hiện trong một thời gian sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm.
Chữa đau vai gáy bằng Đông y theo thể âm hư dương cang
Chứng đau vai gáy thể âm hư dương cang thường khiến cho vùng cổ gáy cứng đơ rất khó chịu. Bệnh có xu hướng kéo dài dai dẳng và dễ tái phát khi có các điều kiện thuận lợi.
Các triệu chứng khác đi kèm có thể là lưng đùi mềm yếu, chóng mặt ù tai, đi đứng lảo đảo, đầu nặng chân nhẹ, mắt mắt đỏ, mạch huyền tế,… Để điều trị cần áp dụng các bài thuốc có tác dụng nhu can tức phong, bình can tiềm dương.
Bài thuốc điều trị:
- Chuẩn bị: Hoài sơn, câu đằng, sơn thù, bạch truật, cúc hoa, ngọc trúc, phục thần, mẫu lệ và đan sâm mỗi vị 30g. Phòng phong, thục địa và long cốt mỗi vị 15g. Thiên hoa và ngũ vị mỗi vị 12g. Tào hưu 10g.
- Thực hiện: Làm sạch các vị thuốc, cho vào ấm. Thêm vào 1.5 lít nước và sắc trên lửa nhỏ 45 phút. Loại bỏ phần bã, chia phần nước sắc làm 3 lần uống. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.
Bài thuốc Đông y chữa bệnh đau vai gáy thể huyết ứ
Bệnh nhân bị đau vai gáy do huyết ứ sẽ có các cảm giác vùng gáy bị cứng, di chuyển khó khăn, đau nhức. Khi lên cơn đau, cơ thể có thể có những điểm đau dữ dội, xương đau mỏi, chân tay tê bì, mạch trầm hoạt hoặc sáp, lưỡi thâm tím.
Phương pháp điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, trừ thấp, hành khí thông lạc.
Các bài thuốc:
+ Bài thuốc 1: Tứ vật đào hồng
- Chuẩn bị: 12g đương quy, 12g thục địa, 10g xuyên khung, 12g xích thược, 6g hồng hoa, 8g đào nhân.
- Cách làm: Đem các vị thuốc sắc lên cùng với nước để uống. Chia lượng thuốc vừa sắc thành 3 lần dùng trong ngày. Thực hiện thường xuyên sẽ thấy các triệu chứng bệnh được giảm đi đáng kể.
+ Bài thuốc 2: Thư cân hoạt huyết thang
- Chuẩn bị: 12g phòng phong, 10g kinh giới, 12g khương hoạt, 8g thanh bì, 16g tục đoạn, 12g độc hoạt, 12g đương quy, 16g đỗ trọng, 16g ngưu tất, 16g ngũ gia bì, 10g hồng hoa.
- Cách thực hiện: Cho các vị thuốc vào ấm và sắc lên cùng với nước để uống. Mỗi ngày sắc 1 thang, chia thuốc thành 3 lần dùng hết trong ngày.
Chữa đau nhức vai gáy thể hàn đờm theo Đông Y
Đau vai gáy thể hàn đờm thường là do nhiễm phong hàn điều trị không kịp thời. Người bệnh có thể bị đau vai gáy âm ỉ, khi gặp lạnh thì đau tăng lên. Các triệu chứng toàn thân đi kèm thường là chân tay lạnh, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch trầm trì.
Để điều trị bệnh cần áp dụng các bài thuốc có tác dụng tán hàn, khu đàm lợi khiếu, thông kinh hoạt lạc.
Bài thuốc điều trị:
- Chuẩn bị: Đẳng sâm và bạch linh mỗi vị 16g. Cốt toái bổ, khương hoạt, thương truật, quế chi, phòng phong, xuyên khung và hoàng cầm mỗi vị 12g. Trần bì và chỉ thực mỗi vị 8g. Tế tân và cam thảo mỗi vị 6g. Táo 3 quả.
- Thực hiện: Cho hết tất cả vị thuốc vào ấm. Thêm vào 1 lít nước sắc trên lửa nhỏ 30 – 45 phút. Loại bỏ phần bã, chia phần nước sắc làm 3 lần uống. Dùng 1 thang/ ngày.
Lưu ý gì khi chữa đau vai gáy bằng Đông Y?
Thực tế cho thấy rằng, chữa đau vai gáy bằng Đông Y có thể mang lại hiệu quả tương đối rõ ràng. Hơn nữa, giải pháp này còn được đánh giá là an toàn, lành tính và ít tốn kém. Các bài thuốc Đông Y có thể dùng cho nhiều đối tượng, ngoài giúp khắc phục triệu chứng thì còn hỗ trợ bồi bổ thể trạng. Tuy nhiên, theo chia sẻ của lương y Đỗ Minh Tuấn, người bệnh vẫn nên cẩn trọng và lưu ý tới một số vấn đề sau đây:
- Nên tham khảo thầy thuốc Đông Y hoặc bác sĩ y học cổ truyền trước khi áp dụng các bài thuốc Đông Y điều trị đau vai gáy.
- Có thể kết hợp dùng các bài thuốc với liệu pháp châm cứu để nâng cao hiệu quả. Tuy nhiên châm cứu cần thực hiện bởi bác sĩ y học cổ truyền hoặc thầy thuốc Đông Y. Người bệnh tuyệt đối không tự ý thực hiện.
- Cần tìm hiểu các cơ sở phòng khám Đông Y, Y học cổ truyền chữa đau vai gáy uy tín.
- Một số ít trường hợp có thể gặp phải các phản ứng phụ khi chữa đau vai gáy bằng thuốc Đông Y. Nếu bị đau bụng, phát ban, tiêu chảy, nôn ói,… thì nên chủ động ngừng lại. Đồng thời báo ngay cho bác sĩ được biết.
- Các bài thuốc Đông Y thường mang lại tác dụng từ từ. Do đó người bệnh cần kiên trì, sử dụng ít nhất 2 – 3 tháng để cảm nhận rõ hơn hiệu quả.
- Tuyệt đối không mang vác nặng, làm việc quá sức khi đang bị đau vai gáy. Chú ý điều chỉnh tư thế cả khi đi đứng, ngồi làm việc hay nằm ngủ.
- Kết hợp ăn uống lành mạnh, cân bằng dưỡng chất từ nguồn thực phẩm lành mạnh. Đồng thời ngủ đủ giấc và dành thời gian cho hoạt động thể chất khoảng 30 – 45 phút mỗi ngày.
Chữa đau vai gáy bằng Đông Y có thể giúp cải thiện tốt triệu chứng và hỗ trợ bồi bổ thể trạng. Tuy nhiên nếu triệu chứng kéo dài hoặc ngày càng nghiêm trọng thì nên đến bệnh viện thăm khám. Chăm sóc y tế kịp thời có thể giúp kiểm soát triệu chứng tốt hơn và loại bỏ vấn đề căn nguyên.
GỢI Ý XEM THÊM