Châm cứu có tác dụng gì? Theo nhận định của chuyên gia y tế, châm cứu có tác dụng giảm đau, đả thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, ngăn ngừa ứ trệ,…. Để hiểu rõ hơn về tác dụng, các bệnh điều trị và lưu ý, bạn đọc tham khảo ngay trong bài viết dưới đây!
1. Châm cứu có tác dụng gì?
Châm cứu là một trong các phương pháp chữa bệnh y học cổ truyền rất hiệu quả, đã được ứng dụng rộng rãi. Châm cứu thường được kết hợp với các phương pháp khác để nâng cao hiệu quả. Vậy châm cứu có tác dụng gì, chúng tôi đã tổng hợp trong bài viết sau.
1.1 Giảm đau
Đa số các bệnh nhân đến gặp các chuyên gia châm cứu vì tình trạng đau, thường là đau lưng, đau đầu gối, đau cổ. Châm cứu có tác dụng giảm đau cũng tương tự như các loại thuốc opioid, nhưng sẽ kích thích lượng endorphine trong cơ thể một cách tự nhiên chứ không dựa vào tác dụng của thuốc. Châm cứu ít tác dụng phụ hơn và được một số tài liệu khoa học chứng minh trong là có hiệu quả hơn so với việc sử dụng opioid.
Một nghiên cứu năm 2012 được đăng trên tạp chí Archives of Internal Medicine chỉ ra rằng, châm cứu có tác dụng tốt hơn giả dược trong việc giảm đau của 4 tình trạng đau phổ biến, bao gồm: đau lưng, đau cổ, viêm xương khớp, đau đầu mãn tĩnh và đau vai.
Với những tình trạng đau dữ dội, bạn có thể được sử dụng phương pháp điện châm (electro-acupuncture), sử dụng dòng điện với tần số đặc biệt nói với các cây kim châm cứu để tác động nhiều hơn đến các huyệt đạo do vậy sẽ giảm đau tốt hơn.
1.2 Đả thông kinh lạc, lưu thông khí huyết
Kinh lạc là đường vận chuyển khí huyết hay còn được gọi là khí dương âm thông nhau và kết nối với các phủ tạng với bề mặt của cơ thể con người. Kinh lạc là nơi vận hành của khí huyết, bao gồm kinh mạch ẩn trong cơ thể, lạc mạch rải rác bên ngoài cơ thể. Thông kinh lạc đóng một vai trò rất quan trọng giúp đảm bảo duy trì tính mạng và vận hành bình thường của khí huyết, huyết lạc, khí lạc, mệnh lạc và thực lạc,…
Theo Đông Y, trong cơ thể con người có nhiều đường kinh lạc, tác dụng của châm cứu là giúp lưu thông kinh lạc để mọi hoạt động cơ thể được thông suốt, làm việc bình thường. Kinh lạc, khí huyết ứ trệ là căn nguyên chính gây nên nhiều bệnh lý khác nhau, cũng là nguyên nhân gây đau, thoái hóa, tổn thương thần kinh, xương khớp,…. Với sự kích thích của dòng điện thông qua huyệt đạo, châm cưu có tác dụng đả thông kinh mạch, lưu thông khí huyết, ngăn ngừa ứ trệ.
1.3 Cải thiện chức năng tiêu hóa
Châm cứu, bấm huyệt giúp tăng cường nhu động ruột dạ dày và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Đây là một trong những nguyên nhân lý giải vì sao các bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa khi sử dụng phương pháp điều trị kết hợp châm cứu, bấm huyệt và dùng thuốc sẽ mang lại hiệu quả điều trị cao hơn.
1.4 Ứng dụng trong chăm sóc da
Khi sử dụng phương pháp châm cứu, bấm huyệt trên da sẽ giúp kích thích tuần hoàn máu, săn chắc cơ mặt và thúc đẩy sản sinh collagen. Từ đó, phương pháp này có thể cải thiện độ đàn hồi của da, đẩy lùi dấu hiệu lão hóa, khiến làn da không chỉ đẹp mà còn trở nên khỏe mạnh hơn. Chính vì vậy châm cứu, bấm huyệt ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực làm đẹp.
1.5 Cải thiện chức năng hệ thần kinh
Một trong những lợi ích quan trọng từ châm cứu bấm huyệt không thể bỏ qua đó là giúp đả thông kinh mạch, khiến cho con người có thể tĩnh tâm, thư thái và dễ dàng kiểm soát trạng thái của cơ thể mình. Do đó phương pháp này được các bác sĩ sử dụng ngày càng nhiều cho các trường hợp người mắc các bệnh tâm lý như hay căng thẳng, trầm cảm hoặc stress.
1.6 Nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc
Việc ứng dụng kết hợp các phương pháp châm cứu cùng với sử dụng thuốc đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác điều trị. Những nghiên cứu mới đây cho biết, những bệnh nhân sử dụng kết hợp thêm phương pháp châm cứu, bấm huyệt mang lại hiệu quả cao hơn đến 47% so với những bệnh nhân chỉ điều trị bằng thuốc. Khi có sự kết hợp của cả y dược cổ truyền và y học hiện đại, quá trình điều trị đạt được hiệu quả cao hơn rất nhiều.
1.7 Giảm phản ứng phụ do xạ trị và hóa trị
Châm cứu có thể giúp điều trị buồn nôn – một phản ứng phụ của điều trị hóa trị. Châm cứu cũng có thể giúp ích với tình trạng mẩn đỏ xảy ra khi xạ trị, tình trạng mệt mỏi do hóa trị và xạ trị.
Cả hóa trị và xạ trị, đều rất có ích trong việc điều trị bệnh ung thư nhưng có thể gây ra tình trạng nóng quá mức trong cơ thể. Người bệnh được điều trị hóa trị và xạ trị có thể sẽ cảm thấy khô, sốt, buồn nôn và thậm chí là bị đau cục bộ ở một vùng.
Châm cứu có thể giúp những bệnh nhân gặp phải những dấu hiệu trên cảm thấy dễ chịu hơn và có thể giúp làm giảm lượng nhiệt thừa và giảm tình trạng viêm do xạ trị, hóa trị.
2. Châm cứu chữa bệnh gì?
Châm cứu được áp dụng trong điều trị các bệnh lý thần kinh, xương khớp, phục hồi chức năng,…
2.1 Bệnh lý thần kinh
Châm cứu điều trị một số bệnh lý thần kinh sau:
- Châm cứu điều trị đau đầu, mất ngủ
- Châm cứu điều trị hội chứng tiền đình
- Châm cứu điều trị thiểu năng toàn hoàn não
- Châm cứu điều trị stress
- Châm cứu chữa dây VII ngoại biên(Liệt mặt)
- Châm cứu chữa đau thần kinh liên sườn
- Châm cứu chữa đau thần kinh tọa
2.2 Bệnh lý xương khớp
Châm cứu được ứng dụng trong hầu hết các bệnh xương khớp, thường gặp như:
- Châm cứu chữa đau vai gáy
- Châm cứu chữa viêm quanh khớp vai
- Châm cứu chữa tê mỏi tay, chân
- Châm cứu chữa đau lưng
- Châm cứu chữa đau do thoái hóa
- Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
2.3 Châm cứu phục hồi chức năng
- Châm cứu phục hồi liệt nửa người
- Châm cứu điều trị liệt chi trên
- Châm cứu phục hồi liệt tứ chi do chấn thương cột sống
- Châm cứu phục hồi tai biến
- Châm cứu điều trị liệt dây thần kinh số 7
- Châm cứu điều trị bệnh lý chấn thương
2.4 Châm cứu điều trị các bệnh khác
- Châm cứu cấy chỉ giảm béo
- Châm cứu cấy chỉ điều trị bệnh tiêu hóa
- Châm cứu cấy chỉ điều trị các bệnh lý hô hấp như viêm xoang,….
- Châm cứu cai nghiện
3. Châm cứu có tác dụng phụ không?
Mặc dù là phương pháp Đông y lành tính, song châm cứu vẫn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng nếu như không được thực hiện bài bản bởi đội ngũ bác sĩ có kinh nghiệm theo quy trình chuẩn chỉnh:
- Gây ra tình trạng mệt mỏi đối với người bệnh: Sau khi châm cứu, người bệnh sẽ cảm thấy thoải mái và dồi dào năng lượng hơn . Tuy nhiên, vẫn có một số người bệnh lại gặp tình trạng mệt mỏi, ưở oải. Tình trạng này báo hiệu người bệnh cần phải được nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn.
- Xảy ra hiện tượng đau nhức: Khi thực hiện phương pháp châm cứu, một số bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức, thậm chí, sau khi kim đã được rút ra khỏi cơ thể, tình trạng đau nhức vẫn còn. Đây cũng là tác dụng phụ thường thấy khi tiến hành châm cứu ở một số huyệt đạo nhất định trên cơ thể người bệnh, điển hình là các huyệt đạo trên ngón tay.
- Châm cứu gây ra tình trạng nhiễm trùng: Đây là một tác dụng phụ không ai mong muốn khi sử dụng phương pháp châm cứu. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhiễm trung là do các bác sĩ châm cứu đã sử dụng những kim châm không đảm bảo độ tiệt trùng. Do đó, việc sử dụng kim châm không tiệt trùng cực kỳ nguy hiểm, bởi thế, yêu cầu bắt buộc đối với các bác sĩ thực hành châm cứu đó là phải sử dụng những cây kim châm vô trùng nhằm đảm bảo không xảy ra bất kì tác dụng phụ nào ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
- Châm cứu gây ra các vết bầm tím: Khi sử dụng phương pháp điều trị y học cổ truyền này, tình trạng bầm tím ở người bệnh rất dễ xảy ra. Đây cũng là hiện tượng xuất hiện những vùng máu tụ dưới da khi kim được châm vào cơ thể.
4. Những ai không nên châm cứu?
Để đảm bảo hiệu quả của châm cứu, phát huy tốt tác dụng, ngừa biến chứng, các đối tượng dưới đây cần thận trọng khi thực hiện châm cứu:
- Người sợ kim, mắc bệnh căng thẳng
- Da chai, sẹo hoặc đang viêm nhiễm
- Người mắc bệnh lý rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc kháng đông máu
- Người đang có thai cũng nên tránh một số huyệt nhạy cảm
- Người đang bị sốt
- Người mắc các bệnh lý tim mạch, huyết áp nên thận trọng
5. Lưu ý để châm cứu phát huy tối đa tác dụng
Khi có mong muốn thực hiện châm cứu, bạn cần chú ý:
- Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ
- Không nên ăn quá no, quá đói trước khi châm cứu
- Không tắm ngay sau khi châm cứu
- Cần có tâm lý thoải mái, không sợ hãi khi thực hiện thủ thuật
- Lựa chọn bác sĩ có tay nghê giỏi chuyên môn tốt, cơ sở trị liệu uy tín vì đây là người quyết định tác dụng, hiệu quả của châm cứu.
6. Châm cứu với BÁC SĨ GIỎI, xứng danh “Bàn Tay Vàng” “Cây Kim Bạc”
Trung tâm Vật lý trị liệu – Phục hồi Chức Năng Đông Phương Y Pháp với hơn 12 năm hoạt động, trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực châm cứu chữa bệnh. Tại đây, người bệnh được thăm khám – trị liệu trực tiếp với các bác sĩ gạo cội, đã từng công tác tại các bệnh viện lớn về y học cổ truyền trên cả nước.
Với kinh nghiệm nhiều năm, bác sĩ Đông Phương Y Pháp có khả năng bắt bệnh chuẩn xác, thao tác châm kim thuần thục đảm bảo AN TOÀN – HIỆU QUẢ CAO – KHÔNG GÂY ĐAU.
Đặc biệt hơn, Trung tâm Đông Phương Y Pháp ứng dụng châm cứu theo trường phái Tân Châm của Giáo sư Nguyễn Tài Thu, sử dụng kim dài châm liên huyệt và xuyên huyệt, giúp giảm đau đồng thời nâng cao tác dụng gấp 4 – 5 lần thông thường.
Ngoài ra, trung tâm còn chú trọng vào quy trình khoa học theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trang thiết bị đạt chuẩn. 100% Kim châm mới hoàn toàn, nói không với dùng chung kim, thực hiện theo nguyên tắc vô khuẩn, tránh nhiễm trùng, lây chéo bệnh.
Để nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh, bác sĩ trung tâm còn kết hợp nhiều kỹ thuật khác cùng bổ trợ, hiệp đồng tác dụng với châm cứu, cụ thể như sau:
- Xoa bóp, bấm huyệt
- Cứu ngải
- Thủy châm
Nhờ đội ngũ bác sĩ giỏi, quy trình thăm khám chuẩn chỉnh, Đông Phương Y Pháp ngày càng nhận được nhiều đánh giá tốt, phản hồi chất lượng từ người bệnh và cơ quan báo đài, trở thành thương hiệu có tên tuổi trong lĩnh vực châm cứu chữa bệnh.
Kết quả châm cứu chữa bệnh tại Đông Phương Y Pháp nhận được phản hồi tích cực từ đông đảo bệnh nhân trên khắp cả nước
Cô Đoàn Thị Miên: Phục hồi sau 2 lần tai biến thập tử nhất sinh nhờ bác sĩ CHÂM CỨU mát tay tại Đông Phương Y Pháp.
Cô Nguyễn Thị Nhẫn: Đi đứng dễ dàng như chưa từng bị thoái hóa toàn bộ cột sống thắt lưng, hẹp khe khớp L3 – L4 chỉ sau 20 ngày châm cứu, bấm huyệt tại Đông Phương Y Pháp.
Anh Trần Ngọc Tâm: Kiên trì châm cứu hơn 2 tháng tại Đông Phương Y Pháp, anh Tâm thoát liệt – tạm biệt xe lăn do viêm cột sống dính khớp.
Chuyên gia đầu ngành về CHÂM CỨU tư vấn miễn phí ngay!
Cập nhật lúc: 10:56 PM , 31/05/2023