Cấy chỉ giảm đau được ứng dụng rộng rãi trong nhiều diện bệnh xương khớp, thần kinh,… Vậy cụ thể tác dụng của phương pháp này ra sao? Áp dụng thế nào cho hiệu quả? Địa chỉ nào thực hiện thủ thuật tốt? Mời bạn đọc tham khảo ngay trong bài viết dưới đây!
1. Cấy chỉ giảm đau là gì?
Cấy chỉ là phương pháp đưa một đoạn chỉ Catgut vào huyệt vị thích ứng với bệnh tật, gây kích thích liên tục ở kinh huyệt để chữa bệnh. Đây là một phương pháp mới áp dụng tiến bộ của khoa học, kỹ thuật trên cơ sở kế thừa những lý luận và kinh nghiệm chữa bệnh của châm cứu. Chỉ catgut là chỉ dùng trong phẫu thuật ngoại khoa, bản chất là một Protit tự tiêu trong vòng 20 – 25 ngày, khi đưa vào cơ thể( cấy vài lần mỗi lần cách nhau 15 – 20 ngày), như một dị nguyên kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể bao vây không đặc hiệu làm thay đổi cách đáp ứng miễn dịch và vì vậy mà không xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Cấy chỉ được đưa vào chữa bệnh tại Việt Nam và Bộ Y tế cũng có hướng dẫn rộng rãi.
2. Vì sao cấy chỉ có tác dụng giảm đau
Cũng giống như châm cứu việc cấy chỉ vào huyệt sẽ tạo ra tình trạng giãn mạch và tăng tuần hoàn tại chỗ, giải phóng các chất trung gian gây nên tác dụng giảm đau, không chỉ vậy việc kích thích các cơ, tổ chức tại chỗ rồi thông qua sợi thần kinh sẽ truyền những tín hiệu đến các cơ quan nội tạng, vùng não tương ứng từ đó sẽ gây những phản ứng toàn thân nhằm điều hòa lại những rối loạn chức năng ở tổ chức bệnh.
Bên cạnh đó sợi chỉ tiêu sẽ gây ra quá trình phản ứng hóa sinh, do đó cấy chỉ còn có tác dụng:
- Tăng tái tạo protein và carbonhydrat , giảm dị hóa, tăng đồng hóa, tăng protein, giảm acid lactic, tăng dinh dưỡng cho cơ.
- Tăng sinh mạch máu nhỏ, cải thiện tuần hoàn máu ở vùng tác động.
- Kích thích sinh những sợi thần kinh mới trong bó cơ.
Do đó, cấy chỉ được áp dụng để điều trị các bệnh về xương khớp, tai biến, thần kinh như:
- Xương khớp: Đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, đau cổ vai gáy, đau nhức xương khớp gối, đau nhức xương khớp tay, đau nhức xương khớp vùng chân
- Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên,
- Tai biến mạch máu não,
- Đau đầu,…
- Viêm xoang mũi
3. Vị trí các huyệt đạo cấy chỉ giảm đau
Theo hướng dẫn được ban hành của Bộ Y tế, khi thực hiện cấy chỉ giảm đau, bác sĩ sẽ tiến hành ở các vị trí huyệt đạo khác nhau phụ thuộc vào từng đầu bệnh. Cụ thể như sau:
- Đau thần kinh tọa: Thận du, Đại trường du, Trật biên, Hoàn khiêu, Dương lăng tuyền, Túc tam lý, Tam âm giao, Thủy tuyền
- Đau thần kinh liên sườn: Dương quan, Đại chùy, Dương lăng tuyền, Thái xung, Chi câu, A thị, Giáp tích vùng tương đương liên sườn đau.
- Hội chứng đau và hạn chế vận động cổ, vai, cánh tay: Phong trì, Kiên tỉnh, Đại trữ, Phong môn, Khúc trì, Hợp cốc, Kiên ngung, Dương trì, Ngoại quan, Tam âm giao, Địa cơ, Thủy tuyền
- Đau nhức xương khớp: Phong môn, Bách hội, Đại chùy, Dương quan, Thận du, Tam âm giao, Huyết hải, Hạ liêu, Thủy tuyền, Trung đô
- Liệt thần kinh 7 ngoại biên: Hợp cốc, Nghinh hương, Tứ bạch, Cự liêu, Địa thương, Đại nghinh, Hạ quan, ế phong , bách hội, nhân trung
- Tai biến mạch máu não: Hợp cốc, Khúc trì, Kiên ngung, Dương trì , Ngoại quan, Túc tam lý, Giải khê, Dương lăng tuyền, Hoàn khiêu, Tam âm giao, Huyết hải, Thận du, ấn đường, thái dương
- Suy nhược thần kinh: Bách hội, ấn đường, tâm du, cách du, thận du, thần môn, tam âm giao, thái khê.
- Đau đầu: ấn đường, bách hội, hợp cốc, khúc trì; đau đỉnh đầu: trung đô, quang minh, can du, thái xung; Đau đầu vùng gáy: kim môn, đại trung, phong trì,á môn, não hộ, kinh cốt; Đau vùng trán thái dương: đầu duy, túc tam lý, giải khê, thượng tinh, lương khâu, xung dương, công tôn; Đau đầu migraine: thượng quan, hàm yên, suất cốc (cấy chỉ cùng bên); Đau đầu vùng mang tai: túc lâm khấp, dương phụ, a thị huyệt.
4. Quy trình cấy chỉ giảm đau
4.1 Chuẩn bị
Trước khi thực hiện cấy chỉ giảm đau, điều trị các bệnh lý kể trên, bác sĩ và người bệnh cần chuẩn bị:
Bác sĩ:
- Kim cấy chỉ vô khuẩn (Kim chọc ống sống cỡ G18, Kim chọc ống sống cỡ G20)
- Chỉ catgut có số phù hợp với lòng kim cấy chỉ (chỉ Catgut số 2/0 dùng cho người lớn, chỉ Catgut số 3/0 dùng cho trẻ em);
- Cồn iod 5%, cồn 700, bông, băng dính, gạc vô khuẩn.
- Khay 20 x 30 cm.
- Pince, Kéo.
- Kìm có mấu.
- Săng có lỗ vô khuẩn
- Thuốc chống choáng
- Buồng/ phòng thủ thuật cấy chỉ vô khuẩn, theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế ban hành.
Người bệnh:
- Tâm lý thoải mái
- Không ăn, uống quá no
- Hãy thông báo với bác sĩ tất cả các loại thuốc đang sử dụng, tiền sử dị ứng để được tư vấn liệu trình phù hợp nhất.
4.2 Các bước tiến hành
- Bước 1: Người bệnh nằm, bộc lộ huyệt chỉ định.
- Bước 2: Thầy thuốc thực hiện vô khuẩn như phẫu thuật, vô khuẩn vùng huyệt, phủ săng có lỗ.
- Bước 3: Cắt chỉ catgut thành từng đoạn dài 1 – 2 cm.
- Bước 4: Luồn chỉ đã cắt vào trong lòng kim cấy chỉ.
- Bước 5: Sát trùng vùng huyệt định cấy chỉ.
- Bước 6: Đâm kim cấy chỉ vào huyệt, đâm qua da thật nhanh, rồi đẩy từ từ kim vào huyệt, sâu từ 1 – 3 cm tuỳ huyệt.
- Bước 7: Cho lòng vào ống kim, đẩy nòng từ từ vào và từ từ rút kim ra, catgut nằm lại trong huyệt.
- Bước 8: Rút toàn bộ kim ra khỏi huyệt.
- Bước 9: Sát khuẩn, đặt gạc và băng dính.
Liệu trình: Khoảng cách giữa 2 lần cấy chỉ giảm đau là 3 – 4 tuần; Liệu trình từ 2 – 6 lần. Mọi thao tác và phương tiện, dụng cụ phải đảm bảo vô khuẩn như khi làm các thủ thuật ngoại khoa.
4.3 Theo dõi và xử lý biến chứng (nếu có) sau khi cấy chỉ giảm đau
Trong và sau khi cấy chỉ, bác sĩ trị liệu cần chú ý:
- Trong khi cấy chỉ: theo dõi nét mặt người bệnh, nếu có biểu hiện khác thường phải ngừng lại để kiểm tra, xử lý thích hợp.
- Sau khi cấy chỉ: theo dõi chảy máu tại huyệt. Cho người bệnh nằm nghỉ 15 – 30 phút rồi cho về buồng bệnh.
5. Chống chỉ định của cấy chỉ giảm đau
Cấy chỉ giảm đau được áp dụng cho nhiều đối tượng với nhiều bệnh lý khác nhau, tuy nhiên nếu bạn đang gặp 1 trong các dấu hiệu bên dưới thì nên thận trọng và không thực hiện:
- Người bệnh đang sốt.
- Tăng huyết áp, trên 180/140 mmHg.
- Phụ nữ có thai.
- Các bệnh nhân có chống chỉ định về châm cứu.
- Các bệnh nhân dị ứng với chỉ Catgut.
6. Cấy chỉ giảm đau tốt ở đâu?
Cấy chỉ ở đâu tốt nhất? Để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh tốt nhất, bạn nên tìm đến các cơ sở vật lý trị liệu đã được Sở Y tế, Bộ Y tế cấp phép hoạt động, có đội ngũ bác sĩ giỏi, tay nghề cao. Đông Phương Y Pháp là một trong các cơ sở vật lý trị liệu – phục hồi chức năng ứng dụng cấy chỉ giảm đau xương khớp, thần kinh, đau đầu,… nổi tiếng tại 2 thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh. Trung tâm thu hút đông đảo bệnh nhân bởi các ưu điểm nổi bật như:
- Đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi, xứng danh “BÀN TAY VÀNG” trong làng cấy chỉ, tiêu biểu phải kể đến như: Bác sĩ Doãn Hồng Phương – Nguyên Phó Trưởng khoa Nội Bệnh viện Châm cứu Trung ương; Bác sĩ Lê Hữu Tuấn – Nguyên Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương; Bác sĩ Trần Thị Hương Lan, Nguyên Phó trưởng khoa Khoa Nội nội Cơ xương khớp – Viện Y dược học dân tộc,…
- Ứng dụng cấy chỉ chữa đa dạng diện bệnh: Xương khớp (thoát vị đĩa đệm, đau lưng, thoái hóa cột sống, đau cổ vai gáy, viêm dây thần kinh tọa,…); giảm cân; tiêu hóa, viêm xoang;…
- Cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, đạt chuẩn Bộ Y tế: Trung tâm đầu tư phòng cấy chỉ rộng rãi, trang bị các loại máy móc, trang thiết bị y tế đầy đủ, đã được Sở Y tế thẩm định đủ điều kiện vận hành, hoạt động.
Liên Hệ Ngay Tại Đây Để Được Bác Sĩ Tư Vấn Miễn Phí
Cấy chỉ giảm đau tại Đông Phương Y Pháp được giới chuyên gia và các cơ quan báo đài đánh giá cao về hiệu quả, mức độ an toàn và dịch vụ tận tình, chu đáo.
Báo chí đưa tin khen ngợi Trung tâm Đông Phương Y Pháp trong lĩnh vực cấy chỉ chữa bệnh:
Sức khỏe đời sống: Đông Phương Y Pháp (Thuốc Dân Tộc) – Địa chỉ cấy chỉ chữa bệnh uy tín chất lượng hiện nay
Tạp chí Đông y: Bác sĩ Doãn Hồng Phương: Người thầy thuốc được mệnh danh “Vua cấy chỉ siêu hủy mỡ”
Tạp chí Y học cổ truyền: Đông Phương Y Pháp – Top 1 địa chỉ tin cậy về cấy chỉ chữa bệnh
Hiệu quả cấy chỉ giảm đau xương khớp tại Đông Phương Y Pháp đã được kiểm chứng trên hàng nghìn người bệnh. Xem ngay thông tin chi tiết trong phần bên dưới!
Nghệ sĩ Phú Thăng: Khỏi đau lưng do thoát vị đĩa đệm L3 – L4 chỉ sau 5 buổi cấy chỉ tại Đông Phương Y Pháp
Chị Hồng: Thoát đau mỏi vai gáy chỉ sau 5 buổi cấy chỉ tại Đông Phương Y Pháp
Cô Hiền – 50 tuổi (Hà Nội): Bị thoái hóa đốt sống cổ C4,C7, cô được bác sĩ Phương cứu chữa nhờ phương pháp cấy chỉ:
Liên Hệ Ngay Tại Đây Để Được Tư Vấn Từ Chuyên Gia
Cập nhật lúc: 9:22 AM , 25/04/2023