Cách trị hôi miệng hiệu quả là vấn đề được rất nhiều độc giả quan tâm tìm hiểu. Bệnh hôi miệng tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Chính vì vậy, cần có phương pháp điều trị hiệu quả và dứt điểm trình trạng bệnh lý này.
Hôi miệng và các biểu hiện thường gặp
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu xuất phát từ trong khoang miệng. Mặc dù không nguy hại đến sức khỏe nhưng hôi miệng lại gây ra trở ngại rất lớn trong giao tiếp.Triệu chứng này gây ra rất nhiều bất lợi trong cuộc sống cũng như ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội giữa con người với con người.
Biểu hiện của hôi miệng bao gồm các dấu hiệu cụ thể như sau:
- Hơi thở có mùi hôi, khó chịu, đặc biệt là vào buổi sáng sớm, buổi chiều khi bụng đói hoặc khi cơ thể mệt mỏi
- Các bệnh về răng miệng đột nhiên xuất hiện như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng
- Răng có nhiều mảng bám, cao răng có mùi khó chịu
- Tiết nước bọt ít, khô miệng.
Trên đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất về bệnh hôi miệng. Khi xuất hiện một trong các dấu hiệu kể trên, bạn nên đến cơ sở nha khoa để thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng
Tùy vào vấn đề gây ra hôi miệng, cách chữa trị cũng như phòng ngừa sẽ khác nhau. Chứng hôi miệng do nhiều tác nhân gây ra, từ các bệnh lý bên trong cơ thể cho đến thói quen của người bệnh. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất là do các vấn đề về răng miệng.
Hôi miệng do các vấn đề răng miệng
- Không đảm bảo vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng không thường xuyên hoặc không đúng cách là một trong số những nguyên nhân gây hôi miệng phổ biến nhất. Không đánh răng đều đặn, không làm sạch kẽ răng, không vệ sinh mặt lưỡi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển. Các loại vi khuẩn này sẽ tiêu thụ thức ăn còn sót lại trong miệng, sản sinh ra hợp chất của lưu huỳnh dễ bay hơi tạo ra mùi hôi khó chịu cho hơi thở.
- Viêm lợi (viêm nướu): Viêm lợi cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hôi miệng thường gặp ở người trưởng thành. Viêm lợi là một bệnh lý tiến triển phức tạp và hôi miệng chính là một trong những triệu chứng rõ ràng nhất. Nếu không phát hiện và điều trị sớm, tình trạng hơi thở có mùi sẽ ngày càng nặng và khó có thể chữa khỏi dứt điểm.
- Sâu răng, viêm tủy răng: Bệnh sâu răng là tình trạng men răng bị vi khuẩn xâm nhập vào bên trong sau khi đã phá hủy lớp mô răng ở bên ngoài, gây ra viêm tủy, viêm chân răng. Sâu răng không chỉ gây đau nhức, ê buốt mà còn khiến cho hơi thở có mùi, màu sắc răng thay đổi.
- Lưỡi bị viêm, giảm tiết nước bọt: Các vết nứt ở lưỡi khiến cho môi trường luôn thiếu oxy hạn chế tiết nước bọt, tính axit trong miệng tăng cao. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn gây hôi miệng phát triển.
- Sự tích tụ tế bào chết bên trong khoang miệng: Thông thường, các tế bào trong miệng sẽ chết đi theo chu kỳ từ 2 – 4 ngày. Tế bào chết sẽ theo nước bọt ra khỏi khoang miệng, Tuy nhiên, ở một số người, quá trình này diễn ra nhanh hơn, chỉ trong khoảng 6 – 8 giờ. Điều này dẫn đến các tế bào chết tích tụ nhiều, tự phân hủy, gây ra chứng hôi miệng.
Hôi miệng do các bệnh lý khác
Hôi miệng là triệu chứng của khá nhiều bệnh lý liên quan đến các cơ quan khác nhau trên cơ thể.
- Bệnh dạ dày – ruột: Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng nhiều người gặp phải. Bên cạnh đó, viêm loét dạ dày do vi khuẩn helicobacter pylori cũng gây ra tình trạng hôi miệng nặng.
- Các bệnh về đường hô hấp: Các chứng rối loạn hô hấp như viêm amidan, viêm xoang viêm mũi cũng có thể gây ra mùi hôi trong hơi thở.
- Sử dụng một số loại thuốc như dimethyl sulphoxide, nitrate, nitrite, amphetamine, chloral hydrate và phenothiazin cũng có thể dẫn tới hôi miệng
- Một nguyên nhân khác khá hiếm gặp chính là hội chứng mùi cá (trimethylaminuria). Đây là bệnh lý khiến cho người mắc có hơi thở giống mùi cá. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là cơ thể mất đi khả năng phân hủy trimethylaminuria có trong thức ăn, khiến chúng bốc mùi và gây ra bệnh hôi miệng. Hội chứng này chủ yếu do di truyền, để chẩn đoán chính xác sẽ cần xét nghiệm máu và nước tiểu.
Xem thêm: Top 10+ thuốc trị hôi miệng phổ biến và lưu ý sử dụng thuốc
Nguyên nhân gây hôi miệng tạm thời
Ngoài ra, hôi miệng còn có thể do một số nguyên nhân khác xuất phát từ thói quen ăn uống sinh hoạt, cụ thể:
- Sử dụng các chất kích thích làm khô miệng như rượu, cà phê. Ăn các thực phẩm cung cấp nhiều protein, đường khi phân hủy sẽ tạo ra các amino axit chứa nhiều hợp chất sulphur.
- Thực phẩm có mùi như hành, tỏi cũng có chứa hàm lượng sulphur cao, có thể đi xuyên qua lớp ruột để vào trong máu rồi giải phóng vào phổ và bốc hơi ra ngoài.
- Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho hệ hô hấp mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Người thường xuyên hút thuốc hơi thở sẽ có mùi đặc trưng gây khó chịu cho người xung quanh. Đồng thời, khói thuốc là cũng làm cho răng bị ngả vàng, là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nướu răng và nha chu.
- Hơi thở có mùi vào buổi sáng sau khi ngủ dậy cũng có liên quan đến việc giảm tiết nước bọt, dẫn tới làm khô miệng tạm thời và gây ra hôi miệng.
Hậu quả của hôi miệng
Hôi miệng có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau, mức độ nặng nhẹ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng lại tác động rất nhiều đến tâm lý người mắc phải.
Một số khảo sát đã chỉ ra rằng, hầu hết những người bị hôi miệng đều ngại tiếp xúc với người khác và luôn có cảm các mất tự tin. Đặc biệt là với những ai làm công việc cần giao tiếp nhiều như giáo viên, tư vấn viên, người bán hàng,…Những trở ngại trong giao tiếp sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và các mối quan hệ xã hội.
Cách trị bệnh hôi miệng hiệu quả
Bị hôi miệng phải làm sao? Chắc hẳn là thắc mắc của không ít người đang mắc phải tình trạng này. Trên thực tế, tùy vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ có những biện pháp điều trị khác nhau. Với tình trạng hôi miệng nhẹ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những nguyên liệu có sẵn tại nhà. Nếu tình trạng bệnh nặng hơn các phương pháp tại nhà không đem lại hiệu quả, bạn nên đến cơ sở nha khoa để được bác sĩ tư vấn điều trị.
Cách trị hôi miệng tại nhà
Nếu như tình trạng hôi miệng chưa quá nghiêm trọng bạn có thể thử áp dụng một trong các cách trị hôi miệng tại nhà đơn giản và hiệu quả dưới đây.
- Muối và ngò gai: Với hai nguyên liệu này, bạn hoàn toàn có thể giảm bớt hôi miệng tại nhà. Cách làm cũng rất đơn giản, chỉ cần đun ngò gai với một lượng nước vừa đủ, để nguội g rất tốt trong khử mùi bên trong khoang miệng và giúp cho hơi thở thơm tho. Bạn có thể dùng gừng tươi cắt lát mỏng, thả vào trà hoặc ăn cùng với chanh để làm sạch miệng, cải trong khoảng 10 – 15 phút. Sau đó thêm một chút muối để làm nước súc miệng. Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng khoảng 2 – 3 lần/ngày. Duy trì trong khoảng 1 -2 tuần, tình trạng hôi miệng sẽ giảm dần.
- Gừng: Gừng tươi cũng có tác dụng thiện hơi thở. Bạn có thể dùng gừng thái lát, dùng với trà hoặc ăn cùng với chanh làm sạch miệng và giúp hơi thở thoát khỏi mùi hôi khó chịu.
- Chanh: Chanh có tính axit, có khả năng diệt khuẩn giúp đánh bay mùi khó chịu trong miệng và làm trắng răng. Bạn chỉ cần lấy nước cốt chanh và muối để vệ sinh răng, miệng và lưỡi để loại bỏ vi khuẩn. Lưu ý, không sử dụng phương pháp quá thường xuyên sẽ gây tổn hại đến men răng, do trong nước chanh chứa thành phần axit. Ngoài ra, sử dụng mật ong pha với chanh để súc miệng hằng ngày là một cách chữa hôi miệng tại nhà hiệu quả.
- Rau húng chanh: Chữa hôi miệng theo cách này phức tạp hơn một chút. Bạn sẽ cần phơi khô rau húng chanh rồi đem sắc thật đặc, sau đó ngậm trong khoảng 5 – 7 phút. Với cánh làm này, bạn sẽ nhanh chóng thoát khỏi tình trạng hơi thở có mùi khó chịu.
- Trà xanh: Chất polyphenol có trong lá trà xanh có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn phát triển cũng như khử mùi hôi trong khoang miệng rất hiệu quả. Trên thực tế, những người có thói quen uống trà rất ít khi bị hôi miệng. Để khắc phục tình trạng hôi miệng, bạn có thể súc miệng bằng nước trà xanh nhiều lần trong ngày.
- Dấm táo: Dấm táo là nguyên liệu quen thuộc trong mỗi căn bếp. Trong dấm táo có chứa nhiều axit có lợi có khả năng khử trùng, khử mùi rất tốt. Để trị hôi miệng tại nhà, bạn có thể dùng dấm táo pha loãng với nước để súc miệng ít nhất 2 lần vào mỗi sáng và tối.
Cách trị hôi miệng theo đông y
Trị bệnh hôi miệng bằng bài thuốc đông y cũng là biện pháp được nhiều người áp dụng. Các dược liệu sử dụng bao gồm: Cam thảo 9g, xuyên khung 40g, tế tân 50g, đinh hương 8g, mật ong lượng vừa đủ.
Phơi khô các nguyên liệu trên rồi mang tán thành bột mịn cho mật ong vào rồi vo lại thành viên, bảo quản trong tủ lạnh. Mỗi đêm, trước khi đi ngủ nhai khoảng 5g, chứng hôi miệng sẽ dần biến mất. Đây cũng là cách chữa hôi miệng dứt điểm được đánh giá là rất hiệu quả.
Cách trị hôi miệng bằng liệu pháp nha khoa
Với trường hợp hôi miệng nặng, kéo dài, bệnh nhân nên đến các cơ sở nha khoa để điều trị hôi miệng vĩnh viễn. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh của bệnh nhân các bác sĩ sẽ có phương án xử lý phù hợp.
- Biện pháp thường được chỉ định là cạo vôi răng, tần suất cạo là từ 3 – 6 tháng/lần, kết hợp với sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch răng hàng ngày.
- Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định dùng các loại thuốc chống khô miệng như XyliMelts (OralCoat), Biotene products (Laclede), MouthKote (Parnell) và một số thuốc không kê toa khác.
Biện pháp phòng ngừa hôi miệng
Hôi miệng hoàn toàn có thể phòng tránh bằng việc sinh hoạt, ăn uống một cách khoa học, cụ thể
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Mỗi ngày, nên đánh răng ít nhất hai lần, tốt nhất là đánh răng sau bữa ăn khoảng 30 phút. Cần chải kỹ và sạch để loại bỏ hết mảng bám và thức ăn thừa còn vướng lại trên kẽ răng để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Nên thay bàn chải đánh răng từ 2 – 3 tháng một lần. Nên sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng, cạo lưỡi để hỗ trợ làm sạch răng miệng.
- Uống nhiều nước, súc miệng bằng nước muối: Để ngăn ngừa hôi miệng, bạn nên tập cho mình thói quen uống nước sau khi ăn. Nước sẽ giúp cuốn trôi đi thức ăn thừa trong khoang miệng. Bạn cũng có thể dùng nước muối loãng để tăng thêm hiệu quả sát khuẩn.
- Hạn chế ăn thực phẩm nặng mùi: Các loại thức ăn có mùi như hành, tỏi, đồ ăn giàu chất béo, đường sẽ tạo ra mùi hôi rất lâu. Để tránh cho mùi hôi xuất hiện, bạn nên hạn chế tối đa những loại thực phẩm này. Nếu như có sử dụng, cần vệ sinh răng kỹ càng.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh hôi miệng, cách trị hôi miệng hiệu quả cao. Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp ích cho bạn đọc trong quá tình tìm hiểu về vấn đề này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết hoặc liên hệ đến hotline của chúng tôi để được giải đáp miễn phí!
Cập nhật lúc: 4:38 PM , 15/03/2023Hữu ích với bạn: