Mách Mẹ 3 Cách Chữa Nổi Mẩn Đỏ Ở Trẻ Sơ Sinh Hiệu Quả, An Toàn Nhất

Tình trạng trẻ bị nổi mẩn đỏ có thể kéo dài hàng giờ, hàng tuần hoặc hàng tháng khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, bỏ ăn, quấy khóc khó chịu cả ngày. Bởi vậy, lúc này các bậc phụ huynh cần phải biết cách chữa nổi mẩn đỏ để giúp trẻ thoải mái hơn. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các cách chữa nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh được bác sĩ khuyên dùng mà cha mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà.

Trị nổi mẩn đỏ cho bé bằng phương pháp dân gian

Những biện pháp dân gian cũng mang lại hiệu quả, là cách chữa nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh tại nhà hữu ích mà mẹ không nên bỏ qua.

  • Tắm lá trà xanh, lá khế tươi: lá trà xanh và lá khế đều có công dụng kháng khuẩn rất tốt cho người mắc bệnh da liễu. Mẹ có thể đun sôi lá trà xanh hoặc lá khế đem, để nguội rồi tắm hoặc lau người cho bé hàng ngày.
  • Thoa nha đam lên da: dùng nha đam tươi hoặc kem nha đam để bôi lên vùng da bị mẩn đỏ của trẻ khi trẻ bị ngứa và để trong vòng 20 phút sau đó rửa đi sẽ giảm kích ứng hiệu quả.
  • Dùng lá bạc hà: đặc tính chống viêm, kháng khuẩn của lá bạc hà sẽ rất hiệu quả khi sử dụng cho trẻ bị mẩn đỏ, ngứa ngáy. Mẹ chỉ cần lấy lá bạc hà tươi rửa sạch, xay hoặc giã nát rồi đắp lên vùng da bị mẩn, thực hiện 2 lần/ngày cho tới khi khỏi.

Cách chữa nổi mẩn đỏ cho bé bằng thuốc Tây

Một trong những cách chữa nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất là sử dụng thuốc tây vì hiệu quả nhanh chóng, giảm triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên áp dụng khi có chỉ định của bác sĩ để tránh hậu quả đáng tiếc cho sức khỏe của trẻ.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn thuốc trị mẩn đỏ cho bé tùy thuộc vào thể trạng và mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp:

  • Thuốc kháng histamin: Thuốc này có công dụng ức chế cơ thể sản sinh histamin, một loại chất gây ra phản ứng nổi mẩn đỏ, nổi mề đay ở trẻ em. Tuy nhiên thuốc kháng histamin có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe nên cha mẹ cần cẩn trọng không được tự ý cho trẻ sử dụng.
  • Thuốc bôi chứa corticoid: Đối với trường hợp trẻ bị nổi mẩn đỏ nặng, bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng thuốc bôi chứa corticoid giúp giảm nhanh các triệu chứng ngứa da, mẩn đỏ.
  • Thuốc bôi có chứa menthol: Thành phần chính của thuốc bôi chứa menthol là bạc hà nên rất hiệu quả trong việc làm dịu da, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, mẩn đỏ.
  • Thuốc dạng tiêm: Điều trị nổi mề đay ở trẻ em có thể sử dụng các loại thuốc chữa hen suyễn dạng tiêm Omalizumab. Loại thuốc tiêm này có ưu điểm là không gây tác dụng phụ nhưng chi phí điều trị cao hơn các loại thuốc khác.
  • Các loại thuốc ức chế miễn dịch: Đối với các trường hợp trẻ bị mẩn đỏ quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số chất ức chế hệ miễn dịch, như Cyclosporine, Tacrolimus,… 

Đặc biệt lưu ý, cần cẩn trọng khi dùng thuốc trị mẩn ngứa, mẩn đỏ và có sự hướng dẫn của bác sĩ vì những loại thuốc này thường gây ra nhiều tác dụng phụ, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng trẻ. Do đó để tránh được những rủi ro không mong muốn khi sử dụng thuốc Tây trong điều trị mẩn đỏ, các mẹ nên chuyển qua sử dụng các loại thuốc nam có nguồn gốc chiết xuất từ những loại thảo dược tự nhiên để đem lại hiệu quả tốt và an toàn nhất. 

Cách chữa nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh bằng Y học cổ truyền

Trẻ sơ sinh là nhóm đối tượng có cơ địa vô cùng nhạy cảm, bởi hệ miễn dịch và sức đề kháng của trẻ còn yếu ớt. Vì vậy, khi điều trị mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh, cha mẹ cần chú ý tính an toàn cho cơ thể trẻ. Bởi vậy các bài thuốc nam này đều có thành phần hoàn toàn từ thảo dược tự nhiên lành tính để cải thiện mẩn ngứa, loại trừ căn nguyên của bệnh như hạ khô thảo, bồ công anh, diệp hạ châu, cà gai leo,…

Trong Đông y, tình trạng nổi mẩn đỏ, mề đay là do cơ thể bị nhiễm phong hàn, phong nhiệt kết hợp với ngoại tà xâm nhập, suy nhược cơ thể từ đó gây tổn thương da, nổi mề đay mẩn ngứa. Để điều trị dứt điểm các bệnh lý ngoài da này cần phải tác động sâu vào việc đào thải độc tố tích tụ bên trong và hồi phục hệ miễn dịch của cơ thể. 

  • Bài thuốc 1: Các nguyên liệu gồm có: 90g ngải cứu; 6g hoa tiêu; 6g hùng hoàng; 30g phòng phong. Rửa sạch các nguyên liệu trước khi chế biến. Sắc các nguyên liệu với 3000ml nước trong vòng 15 phút. Xông thuốc ở vùng bị mẩn ngứa trong vòng vài phút. Lấy nước để ngâm rửa vùng da đang bị tổn thương. Thực hiện bài thuốc này 2 lần/ngày, dùng thuốc hàng ngày. Trẻ em dùng ½ liều lượng sao với người lớn.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 30g đương quy; 30g khổ sâm; 20g bạc hà; 10g băng phiến; 20g sà sàng tử; 30g hoàng tinh; 20g bạch tiên trì; 15g hoa tiêu; 30g thấu cốt tử thảo; 30g địa phu tử. Làm sạch các nguyên liệu trước khi dùng, sắc các vị thuốc với 5000ml nước trong vòng 20 phút. Sau đó, bỏ bã thuốc. Hòa thuốc với nước nguội cho ấm ấm. Ngâm rửa vùng da bị mẩn ngứa trong nước thuốc vừa pha. Mỗi ngày thực hiện ngâm rửa 2 lần. Mỗi lần kéo dài khoảng 20 – 30 phút.
  • Bài thuốc 3: 30g kinh giới; 20g cam thảo; 15g phèn phi; 20g sà sàng tử; 30g khổ sâm; 30g đại phi dương; 20g đại hoàng; 30g địa phu tử; 20g địa du. Sắc các vị thuốc với 4000ml nước trong vòng 20 phút. Bỏ bã, giữ lại phần nước thuốc. Hòa thêm nước nguội vào nước thuốc. Ngâm rửa vùng da bị mẩn ngứa trong nước thuốc. Ngâm khoảng 20 – 30 phút thì rửa sạch với nước mát. Áp dụng thực hiện ngâm rửa bài thuốc này 2 lần/ngày. 

Những lưu ý khi thực hiện các cách chữa mề đay ở trẻ em

Cách chữa mề đay ở trẻ em giúp ba mẹ khắc phục nhanh triệu chứng của bệnh, đồng thời loại bỏ các tác nhân gây kích ứng và làm sạch da cho bé. Tuy nhiên để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, ba mẹ cũng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Xác định rõ nguyên nhân gây bệnh trước khi áp dụng các cách chữa mề đay ở trẻ em. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ giúp ba mẹ lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất và rút ngắn thời gian điều trị cho bé.
  • Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc Tây để trị chứng nổi mề đay cho trẻ. Bởi lẽ, trẻ nhỏ có cơ địa và hệ miễn dịch yếu, nếu ba mẹ cho bé dùng không đúng loại thuốc hoặc tự ý gia giảm liều lượng, rất có thể sẽ kéo theo các phản ứng phụ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Trong quá trình áp dụng các cách trị mề đay ở trẻ em, ba mẹ nên hạn chế cho bé ăn những món cay nóng, thực phẩm dễ gây kích ứng như hải sản,…
  • Luôn giúp bé vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, vi nấm trú ngụ và gây hại trên da.
  • Không để bé mặc đồ bó sát và chú ý giữ ấm khi trời chuyển lạnh.
  • Vệ sinh nhà cửa và môi trường xung quanh để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với các dị nguyên ngoài môi trường.

Trên đây là những cách chữa mề đay ở trẻ em an toàn và hiệu quả nhất hiện nay. Tùy theo cơ địa và mức độ tiến triển bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp nhất cho từng bé. Ba mẹ hãy cố gắng tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ để bảo vệ tối đa sức khỏe và làn da của bé!

Cập nhật lúc: 2:18 PM , 02/08/2023

Tin liên quan

Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người Không Ngứa: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nổi mẩn đỏ khắp người không ngứa có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm mà bạn chưa biết. Vậy làm sao để nhận biết cũng như...

Mề đay cholinergic được phân chia thành 4 thể khác nhau

Mề Đay Cholinergic: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Mề đay cholinergic là một dạng mề đay dị ứng không rõ nguyên nhân, nhưng có liên quan đến việc thay đổi nhiệt độ cơ thể và tăng tiết mồ...

Nổi mề đay ở cổ do nhiều yếu tố bên ngoài và bên trong tác động đến

Nổi Mề Đay Ở Cổ: Triệu Chứng, Cách Khắc Phục Và Phòng Ngừa

Nổi mề đay ở cổ tuy không gây nguy hiểm lớn đến tính mạng và sức khỏe nhưng mọi người không được phép chủ quản khi mắc bệnh. Căn bệnh...

Chữa nổi mề đay ở trẻ em bằng thuốc Tây cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ

Tổng Hợp Cách Chữa Mề Đay Ở Trẻ Em Phụ Huynh Nên Biết

Cách chữa mề đay ở trẻ em nào an toàn, mang đến hiệu quả cao, ngăn cho bệnh không tái phát là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm....

Nổi mẩn ngứa ở chân có thể gây nhiều phiền toái cho người bệnh

Mẩn ngứa ở chân: Cách Điều Trị Dứt Điểm Hiệu Quả, An Toàn

Nổi mẩn ngứa ở chân không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà nó còn có thể ảnh hưởng tới vẻ bề ngoài, khiến người bệnh ngại ngùng khi mặc...

Người bị nổi mề đay ở mặt trên da sẽ có những vùng ban đỏ xuất hiện

Nổi Mề Đay Ở Mặt: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Cách Chữa

Bất cứ đối tượng nào cũng có nguy cơ bị nổi mề đay trên mặt. Nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời, người bệnh rất dễ đối diện...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *