Có Nên Bọc Răng Sứ Cho Răng Sâu Không? Quy Trình Cụ Thể Ra Sao?

Răng sâu thường được điều trị bằng phương pháp hàn trám, tuy nhiên với những trường hợp sâu răng nặng hàn trám sẽ không đảm bảo được chức năng vốn có của nó. Bọc răng sứ cho răng sâu là phương án được chỉ định trong các trường hợp này, hãy cùng tìm hiểu về phương pháp này trong các nội dung sau đây.

Phương pháp bọc răng sứ cho răng sâu

Bọc răng sứ được biết đến là phương pháp làm đẹp, thẩm mỹ răng. Tuy nhiên đây cũng được xem là phương pháp bảo vệ răng sâu ở cấp độ nặng.

Với các bệnh nhân bị sâu răng nặng, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến tủy răng, gây viêm tủy thậm chí là hoại tử tủy. Nhiều trường hợp bị nhiễm trùng răng và xảy ra các biến chứng đặc biệt nguy hiểm không thể lường trước được.

Thông thường sâu răng được điều trị bằng việc hàn trám, sử dụng chất liệu composite thẩm mỹ. Chất liệu này sẽ ngăn chặn sự lan rộng của vi khuẩn gây hại vào bên trong răng. Tuy nhiên trám răng không thực sự phù hợp với các răng có khoảng sâu lớn. Lúc này, các bác sĩ sẽ cần kiểm tra tình trạng chân răng và các cấu trúc khác của răng để xác định liệu rằng có thể tiến hành bọc răng sứ được không?

Bọc răng sứ cho răng sâu sẽ có tác dụng bảo vệ cùi răng thật, ngăn chặn khỏi những tác động bên ngoài và cũng giúp chặn đứng sự tấn công của vi khuẩn gây sâu tiếp tục ăn mòn vào cấu trúc sâu bên trong răng. Đây có thể xem là phương pháp trị sâu răng một cách triệt để.

Sau nhiều năm nghiên cứu cùng đội ngũ chuyên gia Bọc răng sứ hàng đầu thế giới, ViDental Clinic cho ra mắt công nghệ bọc răng sinh học, đảm bảo độ tương thích chính xác và hiệu quả bền lâu.
Tình trạng răng sâu lớn có thể sử dụng phương pháp bọc răng sứ để khắc phục
Tình trạng răng sâu lớn có thể sử dụng phương pháp bọc răng sứ để khắc phục

Trường hợp răng sâu nào nên bọc sứ?

Vậy có nên bọc răng sứ cho răng sâu hay không và có phải tất cả các trường hợp sâu răng đều phải bọc sứ? Những giải đáp sau đây sẽ là câu trả lời chính xác nhất cho bạn.

Sâu răng bắt đầu từ những lỗ nhỏ li ti thậm chí không thể phát hiện bằng mắt thường:

Sâu răng cấp độ nhẹ với lỗ sâu nhỏ, người bệnh chưa có cảm giác đau hoặc ê buốt thường xuất hiện lần đầu tiên ở mặt nhai hoặc mặt bên. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh lỗ sâu bằng các chất liệu chuyên dụng.

Khi lỗ sâu răng bắt đầu lan rộng và khoảng cách đến buồng tủy khoảng từ 1.5 mm trở lên, bác sĩ sẽ chỉ định trám răng. Chất liệu thường dùng là một loại vật liệu sinh học an toàn với cơ thể con người. Lúc này, lỗ sâu chưa quá lớn nên việc hàn trám sẽ được khuyến cáo hơn do chi phí tiết kiệm hơn và hạn chế việc mài răng khi bọc sứ.

Tùy vào tình trạng sâu mà bác sĩ có chỉ định khác nhau
Tùy vào tình trạng sâu mà bác sĩ có chỉ định khác nhau

Với những lỗ sâu mặt bên lớn, vị trí răng sâu tiếp giáp giữa 2 răng hoặc những răng bị sâu rìa phía mặt nhai trong và ngoài đều mất hết thành, thành răng không đủ 2mm khiến phần thân răng còn lại rất yếu ớt. Lúc này chỉ định sử dụng phương pháp inlay – onlay thường được các bác sĩ sử dụng. Phương pháp này là cách sử dụng mối hàn bằng chất liệu sứ để gắn lên răng sâu bằng chất liệu sinh học để lấp đầy khoảng trống răng sâu. Ở trường hợp này.

Lúc này, chỉ định bọc răng sâu cũng rất được khuyên dùng. Bọc răng sứ sẽ giúp răng hàm đảm bảo tốt nhất chức năng ăn nhai giúp nâng đỡ khớp cắn của hàm.

Nếu để răng sâu nặng hơn, việc bọc sứ cũng sẽ không mang lại hiệu quả, khi sâu ăn vào tủy răng bắt buộc người bệnh phải tiến hành điều trị tủy. Nặng nhất là sâu răng gây phá hủy gần như toàn bộ cấu trúc răng và bắt buộc phải loại bỏ răng đó để tránh gây ảnh hưởng đến các răng khác. Sau khi nhổ bỏ, người bệnh sẽ được chỉ định trồng răng giả thay thế.

Quy trình bọc răng sứ cho răng sâu

Răng sâu khác với các răng thông thường khác khi bọc sứ đó là phải làm sạch lỗ sâu trước khi gắn sứ lên răng. Quy trình này sẽ diễn ra theo quy trình như sau:

Bước 1: Khám răng tổng quát

Bước khám tổng quát giúp bác sĩ nắm bắt được tình trạng răng miệng chung của người bệnh. Không chỉ quan sát lỗ sâu răng bằng mắt thường, bác sĩ còn tiến hành theo dõi phim chụp X Quang để kiểm tra kỹ hơn chiếc răng cần bọc sứ. Điều này sẽ giúp bác sĩ đưa ra được phác đồ mài răng, bọc sứ một cách chính xác nhất.

Bước 2: Vệ sinh lỗ sâu răng, mài cùi răng và lấy dấu răng

Việc vệ sinh lỗ sâu răng sẽ giúp loại bỏ sạch vi khuẩn, giúp việc lấy dấu răng được chính xác hơn. Sau đó, theo các tính toán của mình, bác sĩ sẽ tiến hành mài răng thật. Tỷ lệ mài răng của mỗi người sẽ khác nhau và tùy thuộc vào tình trạng răng hiện tại. Cùi răng sẽ được mài đi để khi chụp sứ lên có độ tương đồng với các răng bên cạnh, không bị kệnh cộm. Thao tác mài răng có thể sẽ gây khó chịu cho người bệnh nên thường các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê để hỗ trợ. Sau khi hoàn tất mài răng, bác sĩ sẽ sử dụng chất liệu hỗ trợ lấy dấu răng để đưa đến trung tâm chế tác răng sứ.

Để bọc răng sứ, bắt buộc phải mài lớp răng thật đi
Để bọc răng sứ, bắt buộc phải mài lớp răng thật đi

Bước 3: Chế tạo răng sứ

Hiện tại công nghệ phục hình CAD/ CAM được dùng phổ biến nhất trong thiết kế và chế tạo răng sứ. Sau khi đã có dấu hàm, các bác sĩ sê thiết kế mão răng trên hệ thống để cho ra đời chiếc răng chính xác nhất dành riêng cho từng bệnh nhân.

Bước 4: Thử sườn răng

Sau khi đã có mô hình răng, bác sĩ sẽ tiến hành thử mô hình răng trên răng thật để xem mô hình đã thực sự sát với răng thật hay chưa, có còn cảm giác kênh cộm, có dấu hiệu lộ viền hay không. Ngoài ra, bước thử này cũng giúp kiểm tra màu sắc của răng sứ, xem đã thực sự hài hòa với răng thật hay chưa. Nếu còn bất kỳ vấn đề nào khác, các bác sĩ sẽ tiến hành điều chỉnh luôn.

Bước 5: Lắp răng sứ và kiểm tra khớp cắn

Sau khi đã có mão sứ cho người bệnh, sau khi vệ sinh sạch phần cùi răng, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mão sứ lên răng bằng keo nha khoa chuyên dụng để đảm bảo được độ bám khít trên cùi răng thật. Sau đó, bằng một vài thao tác chuyên môn bác sĩ cũng sẽ kiểm tra được độ cân bằng chịu lực giữa răng sứ và răng thật. Người bệnh cũng sẽ được yêu cầu ăn nhai để kiểm tra độ tương thích. Nếu không còn bất kỳ vấn đề gì, bệnh nhân có thể kết thúc ca bọc sứ răng sâu.

Chi phí bọc răng sứ cụ thể

Với những chiếc răng chưa ăn sâu vào tủy và chưa phải điều trị tủy, chi phí bọc sứ sẽ tương đương với dịch vụ bọc sứ như bình thường. Cụ thể, bạn đọc có thể tham khảo bảng giá sau đây:

  • Răng sứ kim loại Ceramco II: 1.200.000 VNĐ/răng
  • Răng sứ Titan: 2.200.000 VNĐ/răng
  • Răng toàn sứ Emax: 4.200.000 VNĐ/răng
  • Răng toàn sứ Zirconia: 6.200.000 VNĐ/răng
  • Răng toàn sứ cao cấp Hi – Zirconia: 7.200.000 VNĐ/răng

Ngoài ra nếu phải chữa tủy hoặc điều trị bệnh nha chu, chi phí này sẽ không bao gồm trong gói bọc sứ nên bạn cần thanh toán thêm. Chi phí chữa tủy răng sẽ dao động từ 500.000 – 1.000.000 vnđ/ răng. Điều trị nha chu tổng quát sẽ dao động từ 1.000.000 – 10.000.000 vnđ tùy theo tình trạng từng bệnh nhân.

Tùy vào chất liệu răng mà mức giá bọc răng sứ cho răng sâu cũng khác nhau
Tùy vào chất liệu răng mà mức giá bọc răng sứ cho răng sâu cũng khác nhau

Cách chăm sóc răng sứ sau khi bọc sứ

Tuổi thọ của răng sứ sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn chăm sóc răng. Có những răng có tuổi thọ 2 – 3 năm nhưng cũng có những răng bền bỉ 7 – 10 năm, tất nhiên còn phụ thuộc vào chất liệu sứ. Chính vì thế bạn cần lưu ý những vấn đề cụ thể như sau:

  • Nên sử dụng bàn chải lông mềm để đánh răng thay vi dùng các loại bàn chải xơ cứng
  • Tập cách đánh răng nhẹ nhàng, đặc biệt là với vị trí răng sứ mới bọc
  • Nên chọn loại kem đánh răng có chứa hàm lượng flour phù hợp, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về loại kem đánh răng phù hợp
  • Nên đánh răng ngay sau mỗi bữa ăn để loại bỏ sạch mảng bám và thức ăn thừa còn bám lại trên răng
  • Nên massage nướu thường xuyên để kích thích máu lưu thông, massage nướu bằng tay sau khi đã vệ sinh tay thật sạch.
  • Sử dụng lực nhai vừa phải, tránh ăn các loại thức ăn quá cứng, quá dai
  • Không nên ăn các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì sẽ gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng sứ
  • Không nên sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống có màu sẫm vì các loại đồ ăn này sẽ khiến răng sứ xỉn màu.
  • Tuyệt đối không nên hút thuốc lá vì đây là nguyên nhân hàng đầu khiến răng bị ố màu và khiến lớp sứ bị hư hỏng.
  • Nếu bạn có thói quen nghiến răng hãy tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt tình trạng này có thể khiến răng dễ bị hư hỏng nứt vỡ.
  • Nếu nhận thấy răng có vấn đề bất thường nên đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và khắc phục sớm các dấu hiệu này.

Bọc răng sứ cho răng sâu là phương pháp giúp ngăn chặn và điều trị sâu răng hiệu quả giúp đảm bảo tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai của người bệnh. Đây cũng là phương pháp có mức chi phí phù hợp với phần lớn đối tượng khách hàng vì thế người bệnh hoàn toàn có thể cân nhắc thực hiện để bảo tồn răng thật của mình.

Cập nhật lúc: 1:30 AM , 17/03/2023

Tin liên quan

Bọc Răng Sứ Nguyên Hàm Là Gì? Chi Tiết Quy Trình Và Chi Phí

Bọc răng sứ nguyên hàm là phương pháp phục hình thẩm mỹ giúp cải thiện tình trạng răng mọc lệch, hô móm, vàng ố… Từ đó mang đến hàm răng...

Niềng Răng Bị Tụt Lợi Nguyên Nhân Do Đâu? Có Nguy Hiểm Không?

Niềng răng bị tụt lợi là nỗi lo lắng, băn khoăn của nhiều người khi có ý định niềng răng - chỉnh nha. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây...

Niềng Răng Hô Hàm: Phương Pháp, Quy Trình Thực Hiện [ĐẦY ĐỦ NHẤT]

Răng hô là một khuyết điểm của răng phổ biến hiện nay, ngoài việc gây mất thẩm mỹ, nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng chính của hàm...

Bọc Răng Sứ Có Đau Không? Chi Phí, Quy Trình Và Tuổi Thọ Răng Sứ

Bọc răng sứ thẩm mỹ là giải pháp phục hình răng được áp dụng rộng rãi và nhiều người ưu tiên chọn lựa. Đây là thủ thuật “thay áo mới...

Bọc Răng Sứ Bao Nhiêu Tiền? Nên Bọc Ở Đâu KHÔNG ĐAU, TRẢ GÓP, KHÔNG PHỤ PHÍ?

Bọc răng sứ giá bao nhiêu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thông thường, tùy thuộc vào loại răng, công nghệ, nha khoa mà chi phí bọc...

Bọc Răng Sứ Có Bền Không? Làm Gì Để Duy Trì Độ Bền Của Răng Sứ

Bọc răng sứ có bền không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp đầy đủ những thông tin về...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *