Thoái Hóa Cột Sống Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp mãn tính, thường gặp ở độ tuổi trung niên. Bệnh tiến triển từ từ, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của người bệnh và tiềm ẩn những biến chứng khôn lường. Vậy bệnh thoái hóa cột sống có triệu chứng như thế nào, cách phòng ngừa và điều trị bệnh ra sao?

Bệnh thoái hóa cột sống là gì?

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn (Nguyên Phó Giám đốc Chuyên môn Trung tâm CNC tại Bệnh viện Y học cổ truyền trung ương, hiện là Phó Giám đốc Chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc) cho biết, thoái hóa cột sống là bệnh lý xảy ra khi lớp sụn khớp mòn dần, các đầu xương đốt sống ma sát trực tiếp vào nhau. Từ đó gây viêm, sưng bao hoạt dịch khớp, khô khớp, lâu dần hình thành gai xương, ảnh hưởng đến đốt sống, rễ thần kinh và các mô mềm xung quanh.

Cấu tạo cột sống gồm 33 đốt sống xếp chồng lên nhau, các đốt sống đều có nguy cơ bị thoái hóa. Trong đó:

  • Thoái hóa cột sống thắt lưng tại vị trí đốt sống từ L1 – L5 thường gặp nhất.
  • Thoái hóa đốt sống cổ C5 – C7 khá phổ biến.
  • Thoái hóa đốt sống ngực T1 – T12 ít gặp.

Theo thống kê, tại Việt Nam có khoảng 35% dân số bị thoái hóa cột sống. Tỷ lệ mắc thoái hóa cột sống thắt lưng ở độ tuổi 60 – 69 lên tới 89%. Ở độ tuổi 25 – 45, tỷ lệ này khoảng 30%.

Hình ảnh thoái hóa cột sống
Hình ảnh thoái hóa cột sống

Triệu chứng thoái hóa cột sống thường gặp

Triệu chứng chung:

  • Đau nhức âm ỉ dọc theo vị trí cổ và thắt lưng.
  • Cứng cơ lưng, cổ vai gáy khi mới thức dậy.
  • Sốt, khó thở, mệt mỏi kèm theo co thắt dạ dày.
  • Cơn đau có tính chất cơ học, tăng khi vận động và thuyên giảm khi nghỉ ngơi.
  • Yếu cơ, tê bì chân tay.
  • Đau đầu, chóng mặt.

Triệu chứng thoái hóa cột sống cổ:

  • Đau nhức tại vùng cổ, cứng cổ, khó khăn khi vận động cổ.
  • Cơn đau xuất hiện đột ngột với mức độ nặng, kéo dài vài giờ hoặc vài ngày.
  • Đau nhức hơn khi xoay đầu, ngửa cổ hay cúi đầu.
  • Đau nhức lan xuống vai hoặc cánh tay.
  • Tê, yếu liệt bả vai, cánh tay, ngón tay.
  • Đau đầu, chóng mặt, cảm giác kiến bò, hoa mắt, ù tai,…

Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng:

  • Đau âm ỉ tại vùng thắt lưng, kéo dài trong nhiều tuần.
  • Vùng cơ thắt lưng bị co cứng vào buổi sáng.
  • Đau nhức tăng lên khi ngồi lâu một tư thế, khi vận động, thực hiện xoay người, xong người hoặc nâng vác vật nặng.
  • Đau nhức lan xuống mông, hông và chân, gây tê liệt và mất thăng bằng khi di chuyển.
  • Một số triệu chứng khác: Tê bì chân tay, chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ,…

Triệu chứng thoái hóa cột sống ngực:

  • Đau tức ngực, đau tức vùng lưng giữa, khó thở.
  • Đau vùng mạn sườn, đau dây thần kinh liên sườn.
  • Khó tiêu, rối loạn đại tiểu tiện, rối loạn chức năng ruột, bàng quang.

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống

Nguyên nhân nguyên phát

  • Quá trình lão hóa: Tuổi tác tăng lên, quá trình hủy xương diễn ra nhanh hơn khiến cấu trúc cột sống bị tổn thương: Xơ hóa dây chằng, mất nước đĩa đệm, bao xơ đĩa đệm, hao mòn mô sụn,…
  • Di truyền: Do những bệnh lý bẩm sinh di truyền như hẹp đốt sống, gai đôi cột sống, vẹo cột sống.

Nguyên nhân thứ phát

  • Thói quen xấu: Ngồi gù lưng, nằm gối quá cao, thường xuyên gập cổ, giữ quá lâu một tư thế,…
  • Đặc thù công việc: Những công việc phải ngồi quá lâu một chỗ, đi giày cao gót liên tục, thường xuyên mang vác đồ nặng,… khiến xương khớp bị ảnh hưởng, tăng nguy cơ thoái hóa cột sống.
  • Chấn thương: Chấn thương tác động đến cột sống cổ hoặc cột sống lưng khiến đĩa đệm bị ảnh hưởng và suy yếu theo thời gian.
  • Chế độ dinh dưỡng: Tiêu thụ nhiều thực phẩm dầu mỡ, nhiều gia vị, đồ ăn nhanh, đồ cay nóng, cồn, chất kích thích,… Bổ sung không đầy đủ canxi, magie, vitamin D,…
  • Bệnh lý: Bệnh dị tật bẩm sinh, viêm đĩa đệm, rối loạn chuyển hóa,…
  • Nguyên nhân khác: Thừa cân, béo phì, lười vận động, sử dụng thuốc có thành phần giảm khả năng hấp thụ canxi kéo dài,…

Biến chứng thoái hóa cột sống

  • Mất ngủ, mệt mỏi kéo dài, tăng nguy cơ đột quỵ.
  • Tăng giảm huyết áp bất thường.
  • Rối loạn tiền đình, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, chán ăn.
  • Thoát vị đĩa đệm, chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức, co cơ, tê liệt các chi, thậm chí bại liệt.
  • Cấu trúc cột sống cổ thay đổi, chèn ép dây thần kinh chi phối hoạt động tim, gây đau tim đột ngột hoặc rối loạn nhịp tim kéo dài.
  • Rối loạn dây thần kinh thực vật, mất kiểm soát đại tiểu tiện.
  • Biến dạng cột sống (gù, cong, vẹo cột sống), ảnh hưởng cuộc sống thường ngày.
  • Suy giảm thị lực, đau mắt, sợ ánh sáng mạnh, hạn chế tầm nhìn, thậm chí mù lòa.
  • Đau ngực dai dẳng do gốc thần kinh cột sống bị gai xương chèn ép.

Bệnh thoái hóa cột sống diễn tiến từ từ, các triệu chứng tăng dần theo cấp độ. Nhiều bệnh nhân chủ quan không thăm khám và điều trị kịp thời khiến bệnh khó điều trị, dễ gặp biến chứng.

Phương pháp chẩn đoán thoái hóa cột sống

Chẩn đoán lâm sàng

Bệnh nhân thoái hóa cột sống thường có triệu chứng lâm sàng như sau:

  • Khi ấn hoặc sờ nắn vào vùng cổ hoặc thắt lưng có cảm giác đau, càng ấn mạnh càng đau.
  • Tay chân yếu đi, phản xạ chậm, đôi khi mất cảm giác tay.
  • Các mô xương lồi lên thấy rõ, ấn vào có cảm giác đau, cơn đau chạy dọc theo vùng bị thoái hóa.
  • Khó khăn khi cúi người, vận động xoay người, khom lưng, xoay cổ, hạn chế tầm vận động.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Thực hiện xét nghiệm bằng máy móc hiện đại để chẩn đoán chính xác mức độ bệnh và loại trừ các bệnh lý có triệu chứng tương tự. Bao gồm:

  • Chụp X – Quang: Kiểm tra khe khớp, tình trạng đĩa đệm, gai xương, mất đĩa hoặc sụn hay không.
  • Chụp CT: Cung cấp hình ảnh cột sống, đĩa đệm và gai xương chi tiết hơn so với X – Quang
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Giúp quan sát mô mềm (cơ bắp, đĩa đệm, dây thần kinh, dây chằng, gân) để xác định tổn thương ở đĩa đệm và vị trí dây thần kinh cột sống bị thoát vị.
  • Chụp cắt lớp vi tính phát xạ đơn (SPECT): Thường chỉ định cùng với chụp CT để xác định chính xác vị trí cột sống bị tổn thương.
  • Xét nghiệm máu, hút dịch tủy sống: Nhằm loại trừ bệnh viêm đốt sống, nhiễm trùng hoặc ung thư.

Điều trị thoái hóa cột sống

Điều trị thoái hóa cột sống chủ yếu tập trung kiểm soát triệu chứng bệnh, giảm đau, khắc phục tình trạng cứng cột sống và giảm tốc độ tiến triển bệnh.

Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ thoái hóa cột sống của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Có thể áp dụng một hay nhiều phương pháp dưới đây:

Phương pháp điều trị không dùng thuốc

Tập luyện

Các bài tập kéo giãn cột sống giúp thúc đẩy phục hồi tổn thương ở đốt sống, giúp xương khớp linh hoạt, dẻo dai hơn. Tập luyện thường xuyên cũng là cách để người bệnh có tinh thần minh mẫn, thoải mái.

Một số bài tập có thể áp dụng:

  • Bài tập giãn cơ lưng và cột sống: Yoga tư thế em bé, tư thế chó úp mặt, tư thế cây cầu, tư thế núi, tư thế rắn hổ mang,…
  • Bài tập tăng sức mạnh cơ bắp: Ngồi dựa tường, nâng chân, plank,…
  • Bài tập tăng độ linh hoạt các khớp: Cuộn vai, giãn cơ, vận động cổ nhẹ nhàng,…

Nên xin tư vấn của bác sĩ để lựa chọn bài tập phù hợp với bản thân. Những bài tập không phù hợp sẽ làm tăng áp lực cho cột sống, khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

Dùng mẹo dân gian

Có tác dụng cải thiện triệu chứng với trường hợp thoái hóa cột sống nhẹ. Một số mẹo từ cây thuốc dễ kiếm, được nhiều người áp dụng:

  • Lá lốt: Trong lá lốt chứa các tinh dầu, beta caryophylen, alkaloid, benzylaxetat,… giúp kháng viêm, diệt khuẩn, chống nhiễm trùng. Chườm đắp hoặc uống nước lá lốt nấu hàng ngày giúp giảm đau hiệu quả.
  • Ngải cứu: Trong lá ngải cứu chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên, giúp giảm sưng, chống viêm, giảm đau. Có thể chế biến lá ngải cứu thành món ăn hoặc đắp ngoài da, giúp giảm đau khá hiệu quả.
  • Xương rồng: Là vị thuốc tốt, chứa nhiều hoạt chất như euphorbol, friedelan-3a-ol, acid citric, taraxerol, tartric… có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, sát trùng. Bệnh nhân sử dụng chườm đắp lên vị trí bị thoái hóa hàng ngày.
  • Cây nhàu: Cây nhàu chứa nhiều vitamin, khoáng chất và Prosertonin, có khả năng quá trình tái tạo mô sụn. Người bệnh có thể giã lấy nước cốt uống hoặc chườm đắp hàng ngày.

Vật lý trị liệu

Là phương pháp có tác dụng chậm nhưng khá an toàn, giúp kiểm soát và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động. Có rất nhiều phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng trong điều trị thoái hóa cột sống, như:

  • Châm cứu
  • Xoa bóp bấm huyệt
  • Sử dụng tia hồng ngoại
  • Siêu âm
  • Liệu pháp bùn nóng, tắm suối khoáng
  • Kích thích điện
  • Kéo giãn cột sống

Bác sĩ thường chỉ định kết hợp dùng thuốc và vật lý trị liệu để tăng hiệu quả điều trị.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Để điều trị thoái hóa cột sống, bác sĩ thường chỉ định sử dụng một hoặc một số loại thuốc thuộc các nhóm sau đây:

  • Nhóm thuốc giảm đau: Paracetamol, Efferalgan, Opiat, Tramadol.
  • Nhóm thuốc chống viêm không steroid: Ibuprofen,Diclofenac,  Piroxicam, Meloxicam, Celecoxib.
  • Nhóm thuốc giãn cơ: Olperisone, Eperison,… giúp giãn cơ, giải tỏa tình trạng co cứng cột sống.
  • Nhóm thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Piascledine, Glucosamine sulfate, Chondroitin sulphat.
  • Nhóm thuốc giảm đau thần kinh: Mecobalamin, Gabapentin, Pregabalin và vitamin B,… giúp giảm đau thần kinh ở người bệnh có triệu chứng chèn ép dây thần kinh.
  • Thuốc tiêm ngoài màng cứng: Giúp giảm đau tại chỗ, sử dụng cho người bệnh đau rễ thần kinh tọa hoặc chèn ép lên tủy cột sống.
  • Thuốc bôi tại chỗ: Profenid gel, Voltaren Emugel, Gelden,… giúp giảm đau và hạn chế tác dụng phụ.

Về cơ bản các loại thuốc này có tác dụng giảm thiểu triệu chứng đau nhức tạm thời, không thể phục hồi cấu trúc cột sống đã bị thoái hóa. Nếu ngưng sử dụng thuốc, cơn đau có thể quay trở lại, thậm chí nghiêm trọng hơn.

Người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ kê đơn và không tự ý tăng liều, bỏ liều để tránh tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày.

Điều trị bằng thuốc Y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, thoái hóa cột sống có nhiều thể khác nhau, bao gồm: Thể thấp nhiệt, thể hàn thấp, thể dương hư, thể huyết ứ, thể can thận hư. Tùy từng thể bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định bài thuốc phù hợp.

Phương pháp điều trị thoái hóa bằng Y học cổ truyền có ưu điểm lành tính, tiết kiệm chi phí và duy trì hiệu quả lâu dài. Để đạt được hiệu quả như mong muốn, bệnh nhân cần dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và kiên trì tuân thủ phác đồ điều trị.

Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống được xem là phương pháp cuối cùng, khi người bệnh ở mức độ nặng và các phương pháp khác không còn hiệu quả.

Các trường hợp chỉ định phẫu thuật:

  • Thoái hóa cột sống kèm thoát vị đĩa đệm.
  • Dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng khiến tê liệt một phần cơ thể.
  • Trượt đốt sống.
  • Mất kiểm soát bàng quang và ruột.
  • Đĩa đệm bị tổn thương nghiêm trọng.

Đây là phương pháp không được khuyến khích sử dụng vì có thể gây tác dụng phụ không mong muốn tại vị trí mổ và không thể đảm bảo bệnh không tái phát. Người bệnh nên cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn phẫu thuật.

Phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là quá trình lão hóa tự nhiên. Chúng ta không thể ngăn cản nhưng có thể làm chậm quá trình thoái hóa bằng cách thay đổi lối sống.

  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D, vitamin C, omega 3,…
  • Uống đủ nước lọc, khoảng 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Không sử dụng đồ uống có cồn, các chất kích thích như thuốc lá, cà phê…
  • Hạn chế công việc nặng nhọc, phải dùng sức nhiều, tránh các tư thế khiến cột sống quá tải.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế, khoảng 60 phút nên đứng lên đi lại để xương khớp và cột sống được thư giãn.
  • Giữ cho tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng bằng cách nghe nhạc, dạo phố, đọc sách, đi du lịch.
  • Thường xuyên bơi lội, đi bộ, tập thể dục để tăng cường cơ bắp, duy trì sự linh hoạt của cột sống và các khớp.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý.

Câu hỏi thường gặp

Bệnh thoái hóa cột sống không trực tiếp đe dọa tính mạng nhưng có thể để lại di chứng nặng nề, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống nếu không điều trị kịp thời. Có thể kể đến một số biến chứng nguy hiểm như: Biến dạng cột sống, thoát vị đĩa đệm, bại liệt, suy giảm thị lực, rối loạn đại tiểu tiện,...

Không có cách nào chữa khỏi bệnh thoái hóa cột sống hoàn toàn. Các phương pháp điều trị hiện nay chỉ có tác dụng giảm triệu chứng, cải thiện khả năng vận động và làm chậm quá trình tiến triển bệnh. Tuy vậy, việc điều trị thoái hóa cột sống là cần thiết, tránh bệnh diễn tiến nặng.

  • Người trung niên, người lớn tuổi.
  • Người thừa cân, béo phì.
  • Nhân viên văn phòng, công nhân bốc vác, công nhân may, tài xế taxi,...
  • Người có tiền sử chấn thương, mắc các bệnh lý về cột sống.
  • Người có chế độ dinh dưỡng thiếu hụt và ít vận động.

Nên bổ sung những thực phẩm giàu vitamin C, D, canxi và các dưỡng chất cần thiết cho hệ xương. Ví dụ:

  • Cá béo: Cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá cơm…
  • Rau xanh: Rau bina, cải xoăn, bắp cải,...
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, các loại đậu,...
  • Hoa quả: Ổi, dâu, ớt chuông, cam, cà chua,…

Hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, nhiều đường, rượu bia,...

Thoái hóa cột sống là bệnh mãn tính, khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Biện pháp phòng và điều trị hiệu quả nhất là đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường.

Cập nhật lúc: 9:54 AM , 30/03/2024

Tin liên quan

Thoái Hóa Đốt Sống Lưng: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị

Thoái hóa đốt sống lưng (Spondylosis) là bệnh lý xương khớp mãn tính, xảy ra khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa khiến xương phát triển trên đốt của...

15 bài tập chữa thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả tại nhà

Thoái hóa đốt sống thắt lưng là bệnh lý xương khớp mãn tính, gây đau nhức, ảnh hưởng đến khả năng vận động và làm giảm chất lượng cuộc sống...

Nguyên nhân, dấu hiệu cảnh báo thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ

Những năm gần đây, các ca bệnh thoái hóa cột sống ở người trẻ có xu hướng gia tăng và đi kèm với nhiều biến chứng khó lường. Nhóm người...

Những Cách Chữa Thoái Hóa Đốt Sống Lưng Hiệu Quả Nhất Hiện Nay

Thoái hóa đốt sống lưng là bệnh mãn tính, gây đau đớn và hạn chế vận động vùng thắt lưng. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây các...

Thoái hóa đốt sống cổ có chữa khỏi được không?

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý xương khớp thường gặp, có tính chất mãn tính, diễn biến chậm. Bệnh đặc trưng bởi những tổn thương ở sụn khớp...

7 bài tập thoái hóa đốt sống cổ đơn giản hiệu quả nhất

Thoái hóa đốt sống cổ là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và chất lượng cuộc sống của người...

Nhờ phác đồ điều trị "3 TRONG 1" này nhiều bệnh nhân xương khớp từ viêm đau, thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống... đã chấm dứt đau đơn, phục hồi vận động.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *