Bệnh Gout (Gút) Là Gì? Nhận Biết Dấu Hiệu, Cách Chữa Từ Chuyên Gia

Bệnh Gout (Thống phong) là bệnh lý cơ xương khớp có tỷ lệ mắc bệnh khá cao ở người trưởng thành. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi người, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Vậy gout hình thành do đâu, có nguy hiểm không và cách chữa nào hiệu quả? Hãy cùng lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia dưới đây.

Bệnh gout là gì?

Bệnh Gout là một dạng viêm khớp gây ra do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong máu. Mà axit uric là một loại chất hóa học được tạo ra khi cơ thể phân hủy thực phẩm. Loại axit này có nguy cơ hình thành lên các tinh thể sắt nhọn như kim, tích tụ và gây đau đớn cho khớp. Ngoài ra thì các axit uric này cũng có khả năng hình thành bên trong các ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang. Từ đó dễ dàng biến thành “sỏi thận” và gây ra những bệnh liên quan đến dòng chảy nước tiểu.

Biểu hiện bệnh gout cấp

Đây là căn bệnh diễn tiến khá âm thầm, khởi phát đột ngột kèm theo những cơn đau nhức tại các khớp như ngón chân, bàn chân, mắt cá chân, ngón tay, bàn tay… Gout có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, nam giới từ 30-50 tuổi thường mắc bệnh này nhiều hơn trong khi phụ nữ là trong giai đoạn sau mãn kinh. Bệnh ít khi xảy ra ở người trẻ và trẻ em. 

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc nam tiêu biểu 2020 trong đông y bệnh gout được gọi là THỐNG PHONG. Đông y xếp thống phong vào nhóm bệnh Tý (chỉ trạng thái kinh mạch, xương khớp bị nghẽn tắc, đau nhức, vận động khó khăn), đau xuất hiện ở khắp các khớp xương, đau ghê gớm như bị hổ cắn, nên còn gọi là chứng Bạch hổ lịch tiết phong.

YHCT cũng chia bệnh gút thành 2 thể bệnh chính là bệnh gút thể phong thấp nhiệt (bệnh gút cấp) và bệnh gút thể đàm thấp ứ trệ (bệnh gút mạn). Tùy theo dấu hiệu bệnh chứng và nguyên do phát bệnh, Đông y sẽ kết hợp các pháp điều trị phù hợp.

Nhận biết triệu chứng bệnh gout

Các dấu hiệu và triệu chứng của căn bệnh gút hầu như luôn luôn xảy ra một cách đột ngột và thường không có những dấu hiệu báo trước, các cơn đau thường được xuất hiện vào ban đêm.

  • Các cơn đau khớp dữ dội. Bệnh gút thường ảnh hưởng đến các khớp ngón chân cái của bạn, nhưng những cơn đau này cũng có thể xảy ra ở bất kì các khớp xương nào. Các khớp bị ảnh hưởng thường gặp nhất đó là mắt cá chân, ngón chân cái, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và các khớp ngón tay. Cơn đau đầu tiên xuất hiện có thể kéo dài 4 – 12 giờ, nếu đây là trường hợp nghiêm trọng.
  • Khó chịu sau cơn đau. Sau khi các cơn đau có dấu hiệu giảm xuống, một số những khó chịu có thể kéo dài vài ngày cho đến vài tuần. Các cuộc tấn công sau này có thể kéo dài hơn và gây ảnh hưởng đến nhiều khớp khác.
  • Xuất hiện viêm và nóng đỏ. Các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, viêm và nóng đỏ.
  • Giới hạn vận động. Khi bệnh gút tiến triển, những cơn đau có thể giới hạn chuyển động của bạn.

Nếu bạn xuất hiện những cơn đau dữ dội, đột ngột trong các khớp hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và điều trị từ phía bác sĩ. Bệnh gút nếu không được điều trị một cách kịp thời. Nếu xuất hiện cơn sốt, khớp bị nóng, dấu hiệu viêm hoặc có thể có dấu hiệu nhiễm trùng thì bạn phải cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Bệnh Gút Có Ăn Được Hải Sản Không? (Cua, Hàu, Mực...)

Các giai đoạn của bệnh gout

Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Ở giai đoạn này, mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh Gout. Bạn có thể không bao giờ cảm nhận được các dấu hiệu của bệnh. Thông thường, người bệnh chỉ nhận thấy triệu chứng đầu tiên của bệnh gout sau khi họ bị bệnh sỏi thận.
  • Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, nồng độ axit uric lúc này rất cao, dẫn đến hình thành các tinh thể xuất hiện ở ngón chân (nốt tophy). Nốt tophy thường biểu hiện chậm, hàng chục năm sau cơn gout đầu tiên nhưng cũng có khi sớm hơn. Khi đã xuất hiện thì dễ tăng số lượng và khối lượng và có thể loét. Nốt tophy thường thấy trên sụn vành tai rồi đến khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân và gân gót.Trong giai đoạn này, bạn sẽ cảm thấy đau khớp nhưng cơn đau sẽ không kéo dài. Một thời gian sau, bạn sẽ gặp các triệu chứng khác của bệnh gout với cường độ và tần suất ngày càng gia tăng.
  • Giai đoạn 3: Ở giai đoạn 3 này, các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất và các tinh thể axit uric sẽ tấn công nhiều khớp. Đây là giai đoạn sẽ xuất hiện các khối chất nổi dưới da. Tình trạng này sẽ làm bạn bị đau nghiêm trọng hơn và thể phá hủy sụn.

Nguyên nhân bệnh gout là gì?

Bệnh gout xuất hiện khi quanh khớp tồn tại nhiều tinh thể natri urat do nồng độ acid  uric trong máu tăng cao kéo dài. Điều này xảy ra khi cơ thể giảm đào thải hay tăng sản xuất quá mức acid uric. Như vậy, nguyên nhân chính yếu dẫn đến gout là sự gia tăng quá mức acid uric bên trong cơ thể. Và các yếu tố làm tăng acid uric bao gồm:

  • Chế độ ăn: Một chế độ ăn uống nhiều thịt động vật 4 chân (trâu, bò, dê, chó, lợn, cừu…), nội tạng động vật, hải sản, đồ uống chứa nhiều đường… Bên cạnh đó, uống nhiều rượu bia cũng thúc đẩy quá trình sản sinh acid uric.
  • Béo phì: Nếu bạn thừa cân, cơ thể sản xuất nhiều acid uric hơn nhưng thận lại gặp khó khăn trong trong việc lọc bỏ acid uric khiến hàm lượng acid này tăng cao
  • Bệnh lý: Một số bệnh lý mãn tính làm tăng nồng độ acid uric phải kể đến là huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch, thận…
  • Một số loại thuốc: Sử dụng một số thuốc điều trị tăng huyết áp có thể gia tăng acid uric. Vì vậy, đối với người bị bệnh gout, việc sử dụng thuốc cần hết sức thận trọng và phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh gout cấp

Ngoài các yếu tố chủ yếu kể trên, nguy cơ bị gout của bạn sẽ cao hơn người khác nếu rơi vào những trường hợp dưới đây:

  • Tiền sử gia đình mắc bệnh gout: Nếu trong gia đình có người bị bệnh gout, thì xác suất mắc phải căn bệnh này của bạn tương đối cao.
  • Tuổi tác và giới tính: Tỉ lệ nam giới mắc bệnh cao hơn và sớm hơn nữ giới. Trong khi các triệu chứng của gout thường xuất hiện ở nữ giới sau khi mãn kinh thì ở nam giới, bệnh phát triển từ độ tuổi 30.
  • Phẫu thuật hoặc chấn thương: Những người vừa trải qua phẫu thuật hoặc chấn thương nghiêm trọng là đối tượng thuộc nhóm nguy cơ dễ bị bệnh gout tấn công.

Cơn đau nhức mà người bị gout phải chịu đựng được các chuyên gia xương khớp nhận định là “khủng khiếp nhất” trong các dạng viêm khớp. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tiến hành chẩn đoán bệnh sớm để điều trị kịp thời giúp giảm nhẹ cơn đau và tránh tổn hại khớp.

Bệnh gút có nguy hiểm không?

Gout không chỉ gây các cơn đau nhức cấp tính, viêm sưng mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, công việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Càng để lâu bệnh càng tiến triển, gây biến chứng cho khớp và các cơ quan khác:

  • Hình thành hạt tophi: Tình trạng này xảy ra khi lượng tinh thể axit uric tích tụ lượng lớn dưới da. Hạt tophi thường có xu hướng bị sưng viêm và phát sinh các cơn đau cấp tính. Hơn nữa, các hạt này còn có thể phát triển, ăn mòn da và khớp. Nghiêm trọng hơn là tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng khiến khớp tổn thương hoặc gây phá hủy khớp.
  • Tổn thương khớp: Đây là một biến chứng của bệnh gout do có liên quan mật thiết đến cấu trúc khớp và đầu sụn. Khi không dùng thuốc trị gout để duy trì, vùng khớp có nguy cơ bị tổn thương vĩnh viễn. Bệnh có thể lan rộng và ảnh hưởng đến các khớp khác.
  • Các vấn đề về thận: Biến chứng sỏi thận thường đi kèm với triệu chứng bệnh gout. Bởi sự tích tụ của acid uric dư thừa trong cơ thể còn gây hại cho thận theo thời gian. Đặc biệt là làm suy giảm chức năng thận, gây suy thận ở nhiều cấp độ khác nhau.
  • Đau tim: Theo số liệu từ các nghiên cứu cho thấy, bệnh gout làm tăng nguy cơ đau tim lên đến 26% đối với nam giới và lên tới 39% với nữ giới. Nguyên nhân là do việc điều trị bằng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ đau tim.

Bởi gút có diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống và sức khỏe, lương y Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh: “Người bệnh khi phát hiện các triệu chứng gout cần tìm đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ điều trị kịp thời. Tránh chủ quan, trì hoãn việc điều trị bởi càng để lâu tỉ lệ biến chứng càng cao, nguy cơ biến dạng, hoại tử các khớp”.

Bệnh gút có chữa được không? Cách chữa bệnh gút hiệu quả

Gout là căn bệnh khó chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng bằng việc sử dụng thuốc để giảm nồng độ axit uric có trong máu hoặc các loại thuốc chống viêm. Việc hạ nồng độ axit uric đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm chậm các diễn biến phức tạp của bệnh gút và điều này luôn được các chuyên gia cần bệnh nhân mắc bệnh gút nắm rõ. Với bệnh nhân bị nhiễm trùng, hoại tử khớp do gout thường được chỉ định phẫu thuật.

Các phác đồ điều trị gout đang được áp dụng phổ biến hiện nay:

Chữa gút bằng các mẹo vặt dân gian

Trong  dân gian thường sử dụng các nguyên liệu tự nhiên quanh nhà để cải thiện triệu chứng bệnh gout. Cách làm này khá đơn giản, dễ thực hiện, lại an toàn, lành tính. Tuy nhiên khi áp dụng người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài mới cho hiệu quả.

Một số mẹo thường được áp dụng gồm:

  • Lá vối: Lá vối có đặc tính thanh nhiệt, giải độc và cung cấp một lượng chất kháng sinh tự nhiên để chống viêm tại khớp hiệu quả.
  • Dùng lá tía tô: Lá tía tô có hàm lượng lớn các hoạt chất perillaldehyde và phenylpropanoid với tác dụng giảm tiết axit uric, tiêu diệt vi khuẩn, giảm sưng viêm tại khớp.
  • Sử dụng giấm táo: Các thành phần axit tự nhiên trong giấm táo có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm và bảo vệ các mô tại khớp hiệu quả.

Trị gout bằng thuốc tây y

Sử dụng thuốc là cách chữa bệnh gút phổ biến nhất hiện nay. Cách làm này không chỉ cho hiệu quả nhanh mà còn giúp người bệnh giảm được cơn đau hiệu quả. Tuy nhiên về lâu dài, sử dụng Tây y thường kèm theo nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. 

Các Thuốc Điều Trị Gout Cấp - Giảm Đau Nhanh Nhất

  • Thuốc chống viêm: Được chỉ định trong giai đoạn đầu của bệnh gout với tác dụng giảm viêm, kiểm soát triệu chứng. Tuy nhiên nếu dùng trong thời gian dài, thuốc có thể gây ra tác dụng phụ như tiêu chảy, viêm loét dạ dày, suy thận, đái tháo đường do đó người bệnh cần hết sức thận trọng. Các loại thuốc chống viêm thường dùng để điều trị gout như: Meloxicam, Etoricoxib, Voltazen, Piroxicam,…
  • Thuốc làm giảm acid uric máu: Được chỉ định cho những trường hợp gout mãn tính với mục đích phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng Allopurinol – Zyloric hoặc Febuxostat. Tuy nhiên thuốc có thể gây dị ứng nên cần hết sức thận trọng.

Ngoài việc điều trị nội khoa, Tây y còn sử dụng các phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ hạt tophi cho trường hợp bệnh nặng có kèm dấu hiệu bội nhiễm, loét,… Tuy nhiên phương pháp này có chi phí khá cao do đó người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định.

Điều trị gout bằng đông y

Thể tỳ hư trọc ứ

Bệnh gout theo thể tỳ hư trọc ứ đặc trưng bởi tình trạng khớp đau nhức ê ẩm, khó cử động, tê bì và nổi các u cục (hạt tophi). Cơ thể thiếu sức sống, mệt mỏi, buồn nôn, rêu lưỡi trắng nhạt, chất lưỡi hồng và mạch trầm hoãn tế sáp.
Với thể tỳ hư trọc ứ, Đông y sử dụng các bài thuốc Phòng kỷ hoàng kỳ thang gia vị có tác dụng thông lạc, trừ ứ và kiện tỳ tiết trọc.

  • Chuẩn bị: Hoàng kỳ, ý dĩ, thổ phục linh và tỳ giải mỗi thứ 24g, xích thược, tàm sa, bạch thược và phòng kỷ mỗi thứ 12g, cam thảo 6g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi khớp đỡ đau nhức.

Thể khí trệ trọc ứ

Bệnh gout thể khí trệ trọc ứ đặc trưng bởi tình trạng khớp sưng đau, hay tái phát, gây khó khăn khi đi lại và vận động. Bệnh tiến triển dai dẳng, mãn tính khiến ngực sườn đầy tức, mệt mỏi, xương có dấu hiệu biến dạng, mạch huyền hoạt sắc và rêu lưỡi trắng dày.

Với thể bệnh này, Đồng y dùng bài thuốc Trừ ứ thông lạc thang để thông lạc trừ ứ, hoạt huyết và hành khí.

  • Chuẩn bị: Hoàng kỳ 30g, xích thược, thương truật, uy linh tiên và ngưu tất mỗi thứ 15g, trần bì 6g, xuyên khung 8g, ý dĩ , mao đông thanh và tỳ giải mỗi thứ 24g, đương quy 12g, xuyên sơn giáp 10g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang cho đến khi cơn đau thuyên giảm.

Thể thận hư trọc ứ

Thể thận hư trọc ứ là thể bệnh phát lâu ngày, dai dẳng khiến khớp nổi u cục (hạt tophi), đau đầu, tiểu tiện ít, phù thũng. Thể bệnh này thường đi kèm với biến chứng lên thận (sỏi thận, viêm thận), rêu lưỡi ít, mỏng, mạch trầm huyền sáp.

Để chữa chứng thống phong thể thận hư trọc ứ, Đông y dùng các bài thuốc có tác dụng thông lạc, trừ ứ, tiết trọc và bồi bổ thận âm, dương.

  • Bài thuốc Lục vị địa hoàng hoàn gia giảm: Dùng ích mẫu thảo, hoàng kỳ, thục địa và xa tiền thảo mỗi thứ 24g, đỗ trọng, sơn thù và sơn dược mỗi thứ 12g, phục linh 15g, đan bì và trạch tả mỗi thứ 10g. Sắc uống trong ngày, ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc Đào hồng tứ vật gia giảm: Chuẩn bị xuyên khung 8g, hồng hoa, đương quy và xích thược mỗi thứ 12g, sinh địa 24. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Chuyên gia tư vấn: Bệnh gút nên ăn gì và cách phòng ngừa hiệu quả

Gout là căn bệnh có thể kiểm soát bằng thuốc nhưng nếu người bệnh cứ ăn uống tùy tiện thì khả năng tái phát là rất cao. Do đó khi tiến hành điều trị bệnh, lương y Đỗ Minh Tuấn đưa ra một số lời khuyên về chế độ cho bạn:

Người bị gout nên ăn gì?

Bệnh gout ăn gì là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Theo đó các chuyên gia xương khớp đã gợi ý những loại đồ ăn dưới đây:

  • Trái cây: Hoa quả giàu vitamin là những thực phẩm rất tốt cho người bệnh gout. Do đó khi bị bệnh bạn nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm này nhất là quả anh đào, cam, quýt,…
  • Rau xanh: Một số loại rau như đậu Hà Lan, cà tím, nấm,…. chứa rất nhiều hoạt chất có lợi giúp giảm viêm và hạn mức axit trong cơ thể.
  • Các loại hạt: Một số nghiên cứu đã chỉ ra, ngũ cốc, yến mạch, gạo lứt đều là những thực phẩm có tác dụng giảm đau, chống viêm cho người bệnh gút.

Các loại hạt chứa hàm lượng cao L-Arginine

Người bị bệnh gout kiêng ăn gì?

Purine là thủ phạm khiến các cơn đau gout bùng phát. Do vậy để kiểm soát tình trạng này, người bệnh cần hạn chế một số loại thực phẩm giàu hàm lượng hoạt chất trên. Cụ thể:

  • Nội tạng động vật bao gồm tất cả các bộ phận như gan, thận, não, tim,…
  • Một số loại thịt như gà lôi, thịt bê, thịt nai,…
  • Cá gồm cá trích, cá hồi, cá thu, cá cơm, cá ngừ,…
  • Hạn chế ăn sò điệp, cua, tôm trong thời gian bị căn bệnh này.
  • Ngoài ra người bệnh cũng cần hạn chế những loại thực phẩm nhiều fructose như mật ong, siro,…
  • Tuyệt đối tránh xa đồ uống có cồn như rượu, bia và nước ngọt có ga,…

Phòng ngừa bệnh gout

gout là căn bệnh có khả năng tái phát rất cao. Do đó để phòng chống bệnh gout, bạn nên duy trì những thói quen sinh hoạt dưới đây:

  • Nghe theo sự chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về phác đồ điều trị. Tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc hoặc thay thuốc giữa chừng nếu không có sự chỉ định.
  • Nên tái khám đúng hẹn theo lịch của bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra tình trạng sức khỏe và theo dõi tiến triển của bệnh.
  • Thăm khám và điều trị những bệnh lý nền có nguy cơ mắc gout cao như bệnh chuyển hóa, suy thận,…
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý để hạn chế tác động đến xương khớp trong quá trình bị gout.
  • Duy trì thói quen đi lại, vận động và luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày.

Bị bệnh gout bạn cần chủ động thăm khám và tiến hành điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy click ngay, bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết cho bạn!

Cập nhật lúc: 2:03 PM , 08/05/2023

Tin liên quan

Bệnh Gout Mãn Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Bằng Bài Thuốc Nam 150 Năm

Bệnh gout (hay còn gọi là bệnh thống phong) là một loại viêm khớp đột ngột gây ra hiện tượng sưng đỏ và đau ở các khớp. Bệnh xuất hiện do không...

Bệnh Gout Thường Đau Ở Đâu? Xem Ngay Dấu Hiệu Để Phát Hiện Bệnh Sớm

Gút là tình trạng viêm khớp xảy ra khi bạn có quá nhiều axit uric trong máu và tạo thành các tinh thể sắc nhọn lắng đọng tại khớp xương....

Bệnh Gút Ăn Được Cá Gì? Không Nên Ăn Cá Gì? [LỜI KHUYÊN]

Để tránh tình trạng sưng viêm nghiêm trọng, những người có nồng độ acid uric cao được khuyến cáo nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu purin. Vậy cá...

Chữa Bệnh Gút Bằng Lá Tía Tô Có Khỏi Thật Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Chữa bệnh gút bằng lá tía tô được nhiều người áp dụng bởi loại lá này có khả năng làm giảm nồng độ acid uric dư thừa trong máu, hỗ trợ...

Bệnh Gút Có Lây Không? Xem Câu Trả Lời Chính Xác

Ngày nay, bệnh gút đang là căn bệnh rất phổ biến. Bệnh đặc chưng bởi lượng axit uric trong máu cao dẫn tới sưng viêm tại các khớp và gây...

Chữa Bệnh Gút Bằng Đông Y: Quan Niệm Và Bài Thuốc Đặc Trị

Chữa gout theo Đông y là một phương pháp hiệu quả, an toàn, lành tính. Bởi Đông y sử dụng các dược liệu thiên nhiên 100% và không gây ra...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *