Bé bị sún răng phải làm sao là câu hỏi xuất hiện trên nhiều diễn đàn sức khỏe cho trẻ trong thời gian gần đây. Trẻ bị sún răng kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và trí não. Vì vậy, phương pháp điều trị triệt để và ngăn ngừa sún răng tái phát là thông tin đang được rất nhiều bố mẹ quan tâm.
Tìm hiểu bé bị sún răng do đâu?
Trước khi đi tìm giải pháp cho “Bé bị sún răng phải làm sao?” bố mẹ cần xác định được nguyên nhân gây nên sún răng. Từ đó mới có được phương pháp điều trị phù hợp và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
Tình trạng sún răng gặp nhiều ở trẻ từ 2 – 3 tuổi, khi răng sữa đã mọc gần hoàn thiện. Sún răng là tình trạng răng sữa bị mòn lớp vỏ cứng bên ngoài hay còn được gọi là mòn men răng. Lâu ngày gây ra tình trạng sâu răng, tổn thương tới chân răng, gây viêm lợi… Nguyên nhân gây ra sún răng ở trẻ chủ yếu do:
- Men răng xấu do di truyền khiến răng dễ bị tổn thương và bào mòn bởi các yếu tố bên ngoài.
- Do bé bị thiếu các dưỡng chất kích thích phát triển và bảo vệ răng như canxi, flour.
- Trẻ dùng quá nhiều đồ ngọt, ăn sữa về đêm mà không súc miệng lại với nước cũng là một trong những nguyên nhân gây nên sún răng.
- Bên cạnh đó việc chăm sóc răng miệng cho trẻ không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị sún răng sữa. Không cho trẻ đánh răng hàng ngày, không súc miệng nước muối khiến mảng bám và vi khuẩn tích tụ làm hại men răng, gây sâu răng.
- Một số trường hợp mẹ sử dụng thuốc kháng sinh trong thời kỳ mang thai hoặc khi đang cho con bú khiến men răng trẻ bị yếu và có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Như vậy, khi biết được nguyên nhân gây sún răng bố mẹ sẽ có phương án điều chỉnh thói quen sinh hoạt để hạn chế nguy cơ bệnh phát triển nặng hơn.
Bé bị sún răng có chữa được không, có nguy hiểm không?
Bệnh sún răng hoàn toàn có thể ngăn ngừa nếu như được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên do nhiều bố mẹ có tâm lý chủ quan và không lưu tâm tới sức khỏe răng miệng của bé hàng ngày dẫn đến răng bị tổn thương sâu.
Sún răng có thể lây lan sang các răng khác một cách nhanh chóng. Việc không kiểm soát được tốc độ lây lan và ngăn ngừa kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể như:
- Sún răng khiến trẻ bị đau nhức, gây đen và xỉn nhiều ở phần chân răng làm răng yếu đi, dễ bị lung lay. Khi đó trẻ gặp nhiều khó khăn nhiều khó khăn khi nhai đồ ăn dẫn đến tình trạng biếng ăn, cân nặng giảm sút. Một số trường hợp răng sún gây nên viêm tủy răng, ngà răng lộ ra ngoài gây đau buốt dữ dội, trẻ quấy khóc nhiều hơn.
- Bệnh sún răng có thể gây ảnh hưởng tới khả năng ngôn ngữ của trẻ. Theo con số thống kê từ nhiều bệnh viện nhi tại Việt Nam, trẻ bị sún răng có nguy cơ nói ngọng cao hơn so với những trường hợp có hàm răng khỏe mạnh.
- Trẻ bị sún răng sớm gây ảnh hưởng lớn tới quá trình hình thành và phân bổ răng vĩnh viễn. Khi răng sữa bị hỏng sớm khiến các răng bên cạnh có xu hướng mọc đẩy về phía răng đã bị hỏng. Vì thế khi răng vĩnh viễn mọc lên cũng phần nào bị ảnh hưởng, dễ gây ra tình trạng răng khấp khểnh, mọc chen chúc nhau, mọc ngầm tạo ra răng khểnh.
- Ngoài ra, khi răng sún và không được vệ sinh, chăm sóc đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, gây hại cho những răng còn lại. Không những thế răng sún còn tác động đến nướu gây viêm, tụt lợi, hôi miệng.
Nếu bố mẹ còn đang băn khoăn không biết trẻ em bị sún răng phải làm sao thì trước hết hãy cho bé đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn. Bệnh sún răng ở trẻ gây ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ và sự phát triển toàn diện của bé vì vậy phụ huynh không nên chủ quan.
Cách chữa sún răng ở trẻ em hiệu quả
Nếu nhận thấy bé có dấu hiệu sún răng, điều quan trọng lúc này cha mẹ cần làm chính là tìm ra phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể như sau:
Điều trị tại nhà
Đối với những bé đang bị sún răng nhẹ, phụ huynh có thể áp dụng ngay một số cách chữa dân gian ngay tại nhà bằng những nguyên liệu sẵn có trong gian bếp như sau:
- Trị sún răng bằng nước muối: Đây là một trong những phương pháp điều trị sún răng được nhiều cha mẹ áp dụng cho các bé. Bởi muối có chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm và điều trị một số bệnh lý khác về răng miệng. Chỉ cần pha nước muối loãng hàng ngày súc miệng vào sáng và tối sẽ giúp răng bé luôn được chắc khỏe.
- Lá trầu không: Đây là loại lá được nhiều người lựa chọn để điều trị các bệnh về răng miệng. Nhờ các thành phần có trong lá giúp kháng khuẩn, kháng viêm và đặc biệt chữa sún răng cho bé. Cha mẹ chỉ cần lấy từ 3 – 5 lá trầu không đún lấy nước sau đó để nguội và nhắc bé súc miệng hàng ngày. Thực hiện súc miệng trong vòng 2 tuần sẽ làm chậm quá trình sún răng của bé.
- Lá lốt chữa sún răng: Lá lốt được xem là phương pháp chữa các bệnh về răng miệng được nhiều người áp dụng. Trong loại lá này có chứa tinh dầu đặc trị kháng khuẩn cao giúp ngăn ngừa tình trạng sún răng của bé. Chỉ cần đem giã một chút lá lốt rồi vắt lấy nước cốt, sau đó dùng bông thấm và thoa trực tiếp lên phần răng bị sún của bé.
Điều trị tại nha khoa
Những phương pháp trên chỉ mang tính chất tạm thời, trong trường hợp bé bị sún răng nặng cần phải đưa con đến ngay phòng khám nha khoa để được điều trị. Với những trường hợp sún răng đã bị tiêu giảm khá nhiều bên trong cấu trúc răng hoặc ăn sâu vào gần lợi và làm lộ tủy thì không nên sử dụng phương pháp trên.Với những bé có tình trạng sún răng còn nông, diện tích nhỏ thì các nha sĩ sẽ thực hiện phương pháp trám răng để ngăn chặn được sự phát triển của vi khuẩn. Điều này giúp cho các bé không bị ảnh hưởng đến tổ chức răng xung quanh.Trong trường hợp răng của trẻ bị sún gần vào tủy, vị trí sún lan rộng và gây mòn men răng, các nha sĩ sẽ kiểm tra để quyết định giữ lại hay loại bỏ. Với phương pháp này, tùy vào độ tuổi thay răng của bé mà nha sĩ sẽ đưa ra quyết định cụ thể.Việc bảo tồn cho răng thật cũng là điều rất quan trọng bởi nếu nhổ răng quá sớm sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn của bé. Chính vì vậy, cha mẹ nên chú ý về việc chăm sóc răng miệng cho bé từ sớm tránh tình trạng sún răng trở nên nghiêm trọng.
Khi nhận thấy các dấu hiệu sún răng bố mẹ nên cho bé đi gặp nha sĩ
Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:
Những biện pháp ngăn ngừa sún răng ở trẻ em
Để không phải “quay cuồng” với câu hỏi “Bé bị sún răng phải làm sao?” bác sĩ có đưa ra một số lời khuyên phòng ngừa sún răng cho bố mẹ tham khảo
Cụ thể:
- Vệ sinh răng cho bé hàng ngày đúng cách ngay từ khi trẻ mới nhú những chiếc răng sữa đầu tiên. Bố mẹ nên dùng gạc mềm để vệ sinh khoang miệng cho bé và buổi sáng và sau mỗi bữa ăn.
- Cho trẻ uống nước sau khi ăn sữa, ăn các đồ ăn khác để làm sạch miệng, cuống họng, ngăn ngừa viêm nhiễm.
- Khi bé được 2 tuổi nên chải răng cho bé bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng dành riêng cho trẻ nhỏ. Nên chọn loại kem đánh răng chứa nhiều flour để giúp răng thêm chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng. Cho trẻ đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Bổ sung các loại thực phẩm, sữa giàu canxi và flour như trứng, cá biển, gan động vật, sữa tươi, cà rốt…
- Hạn chế cho bé ăn hoặc uống nhiều đồ ngọt, nước uống có ga, carbohydrate có trong đồ ngọt có thể phá hủy men răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh.
- Đưa bé đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để sớm phát hiện các vấn đề về răng miệng và điều trị kịp thời.
- Nếu trẻ cần uống sữa về đêm, mẹ nên để sẵn một bình nước lọc để cho bé uống sau khi uống sữa.
Hi vọng qua bài viết này bố mẹ đã có được đáp án cho câu hỏi “Bé bị sún răng phải làm sao?” Việc chăm sóc răng miệng rất quan trọng bởi hàm răng có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, thẩm mỹ và sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy bố mẹ cần thường xuyên kiểm tra, nếu có dấu hiệu bất thường hay đưa bé đến gặp nha sĩ để được hướng dẫn xử lý kịp thời.
Cập nhật lúc: 3:52 PM , 30/05/2023