Bà bầu bị viêm nha chu: Nguyên nhân và Lời khuyên hữu ích

Bà bầu bị viêm nha chu là hiện tượng không quá xa lạ. Khi người phụ nữ mang thai, cơ thể có nhiều biến đổi khiến sức khỏe răng miệng dễ bị tác động. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ phát triển thành viêm nha chu, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cả mẹ và bé.

Viêm nha chu khi mang thai ở phụ nữ là gì? Dấu hiệu nhận biết

Viêm nha chu là căn bệnh răng miệng phổ biến mà ai cũng biết. Nha chu là toàn bộ các phần xung quanh răng, mô nha chu gồm nướu răng có màu nhạt ở dưới chân răng. Nếu răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ, vi khuẩn trong miệng có cơ hội được phát triển. từ đó, răng lợi bị viêm nhiễm, gây chảy máu nướu răng, sưng phồng, thậm chí là phá hủy xương răng.

Việc bà bầu bị viêm nha chu là điều hoàn toàn dễ hiểu. Mang thai khiến nội tiết tố progesterone tăng khiến cho sức đề kháng giảm và nướu trở nên nhạy cảm và dễ viêm hơn, vi khuẩn dễ tấn công hơn, chúng tạo điều kiện cho hiện tượng viêm lợi trở thành viêm nha chu.

Bà bầu bị viêm nha chu là tình trạng rất phổ biến hiện này
Bà bầu bị viêm nha chu là tình trạng rất phổ biến hiện này

Thường ở những tháng đầu mang thai thì phụ nữ thường ốm nghén. Có khá nhiều người nhạy cảm với kem đánh răng nên việc vệ sinh răng miệng cũng trở nên khó khăn và bệnh răng lợi cũng dễ ghé thăm. Bên cạnh đó, có nhiều cảm giác buồn nôn, thèm ăn chua, ngọt mà vệ sinh răng kém cũng có thể dẫn đến hệ quả viêm nha chu.

Một số biểu hiện và triệu chứng của bệnh nha chu thường gặp:

  • Nướu răng bị sưng đỏ, mềm, dễ chảy máu.
  • Nướu răng đổi sang màu đỏ thẫm hoặc tím thâm.
  • Có mủ chảy ra giữa răng và nướu.
  • Miệng có mùi hôi dai dẳng.
  • Nướu răng bị tụt về phía chân răng.
  • Răng bị lung lay.

Nguyên nhân bà bầu bị viêm nha chu

Các chuyên gia cho biết, bà bầu là đối tượng có nguy cơ bị viêm nha chu cao hơn những người bình thường. Bệnh có xu hướng xuất hiện kể từ tháng thứ 2. Tình trạng này có thể kéo dài cho tới khoảng vài tháng sau sinh. Dưới đây là một số nguyên nhân gây viêm nha chu ở bà bầu:

Vệ sinh răng miệng kém

Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân phổ biến gây ra hàng loạt vấn đề răng miệng. Trong đó thường gặp là bệnh viêm nha chu. Nếu không đánh răng, vệ sinh răng miệng tốt, các mảng bám sẽ tích tụ dần dần và khoáng hóa thành cao răng với lượng vi khuẩn ngày càng tăng. Các độc tố do vi khuẩn tạo nên sẽ gây viêm lợi, phá hủy mô nâng đỡ răng khiến lợi dần không bám chắc vào bề mặt chân răng.

Hệ miễn dịch suy giảm

Bước vào thai kỳ, khả năng miễn dịch của mẹ bầu thường có xu hướng giảm. Nguyên nhân được lý giải là do các tế bào miễn dịch tập trung vào việc giữ phôi thai cũng như bảo vệ tử cung khỏi tình trạng viêm nhiễm. Hệ miễn dịch suy giảm sẽ khiến cho bà bầu dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng khi mang thai. 

Hơn nữa, hệ miễn dịch suy yếu còn làm tăng số lượng của vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Đây là nguyên nhân gây ra các tình trạng viêm nha chu, ê buốt, đau nhức và chảy máu chân răng ở bà bầu. 

Thay đổi hormone khi mang thai

Khi hiện tượng thụ thai xảy ra thì cơ thể nữ giới sẽ sản sinh 1 lượng lớn hormone progesterone. Điều này giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, đảm bảo cho phôi thai nhận được dưỡng chất từ cơ thể.

Tuy nhiên, vấn đề gia tăng tuần hoàn máu 1 cách đột ngột sẽ khiến cho mô nướu và tổ chức quanh răng dễ bị sưng viêm và chảy máu. Chính vì vậy mà nhiều mẹ bầu dù đã vệ sinh răng miệng và chăm sóc răng miệng rất kỹ lưỡng nhưng vẫn bị viêm nha chu.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nha chu ở bà bầu như vệ sinh răng miệng chưa sạch, thiếu chất dinh dương
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm nha chu ở bà bầu như vệ sinh răng miệng chưa sạch, thiếu chất dinh dương

Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng

Viêm nha chu ở bà bầu còn có thể xuất hiện do thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng. Trong suốt thời kỳ mang thai, bà bầu cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho mẹ và bé. Trường hợp không chú ý ăn uống khoa học thì các bà bầu có thể bị thiếu hụt các vitamin và khoáng chất cần thiết.

Ngoài ảnh hưởng tới sức khỏe thì thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng còn làm tăng nguy cơ bị viêm nha chu. Ngoài ra còn dễ gây chảy máu chân răng và sinh ra nhiều vấn đề nha khoa khác. Tình trạng viêm nha chu khi mang thai thường liên quan đến sự thiếu hụt vitamin A, C.

Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường thai kỳ

Bị tiểu đường cũng là một vấn đề sức khỏe dễ kích hoạt ở bà bầu. Bệnh lý này chính là 1 dạng rối loạn dung nạp glucose diễn ra trong thời kỳ mang lại. Nó gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu cho cả sức khỏe của bà bầu lẫn thai nhi.

Nhiều chuyên gia cho biết, nồng độ đường huyết cao sẽ khiến dễ bà bầu mắc phải các vấn đề về răng miệng. Nguyên nhân do bệnh tiểu đường sẽ làm giảm sản xuất nước bọt. Nguyên nhân là do bệnh tiểu đường sẽ làm giảm sản xuất nước bọt. Trong đó, viêm nha chu là vấn đề mà nhiều bà bầu bị tiểu đường gặp phải.

Ngoài ra một số nguyên nhân như uống ít nước, đánh răng quá mạnh cũng khiến tình trạng viêm nha chu xuất hiện ở bà bầu.

Viêm nha chu khi mang thai có nguy hiểm không?

Biến chứng của viêm nha chu nguy hiểm hơn nhiều người nghĩ. Lúc này, nguy cơ bị mắc một bố biến chứng sản khoa như sinh non, sinh con nhẹ cân, sẩy thai hoặc sẩy thai sớm và tiền sản giật. Trong đó, tiền sản giật và sinh non là nguyên nhân gây tử vong cho người mẹ mắc bệnh và thai nhi.

Sinh non, nhẹ cân

Sinh non được định nghĩa là trẻ được sinh ra trước 37 tuần tuổi thai. Định nghĩa quốc tế về nhẹ cân là trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2,5kg (WHO, 1984). Nguyên nhân chính của nhẹ cân là do sinh non hoặc vỡ ối sớm. Sinh non, nhẹ cân được xem là những yếu tố quyết định sinh học phù hợp nhất đối với sự sống còn của trẻ sơ sinh. Sinh non là nguyên nhân chính gây tử vong và bệnh tật ở trẻ sơ sinh đồng thời gây ra gánh nặng kinh tế và y tế cho xã hội.

Điều trị viêm nha chu ở bà bầu như thế nào triệt để là thắc mắc của nhiều người
Điều trị viêm nha chu ở bà bầu như thế nào triệt để là thắc mắc của nhiều người

Các yếu tố chính gây ra tình trạng này là tuổi mẹ cao hoặc thấp (>37 tuổi hoặc <17 tuổi), hút thuốc, sử dụng rượu bia.

Tiền sản giật

Tiền sản giật là một biến chứng được biết bởi tăng huyết áp thai kỳ và protein niệu. Đây là một trong những vấn đề sức khỏe quan trọng nhất khi mang thai. Ảnh hưởng đến 8-10% tổng số thai kỳ. Viêm nội mạch và rối loạn chức năng tế bào nội mô với sự phát triển mạch máu nhau thai bị thay đổi được cho là trung tâm của tiền sản giật.

Viêm nha chu khi mang thai có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển chứng tiền sản giật. Nguy cơ bị tiền sản giật ở phụ nữ bị bệnh nha chu trong thai kỳ tăng gấp đôi so với nhóm chứng. Nghiên cứu cho thấy phụ nữ bị tiền sản giật cũng bị viêm nha chu nặng hơn so với thai phụ khỏe mạnh.

Ngoài ra, bà bầu bị viêm nha chu còn có nguy cơ mắc các bệnh sau sinh như tiểu đường, tim mạch, xơ vữa động mạch hay đột quỵ. Trẻ bị lây nhiễm bệnh từ mẹ có thể bị ảnh hưởng đến sự phát triển cả thể chất và tinh thần.

Phương pháp điều trị viêm nha chu cho bà bầu

Dù có bị viêm nha chu hay không thì bà bầu khi thấy có dấu hiệu bất thường nào của răng miệng cũng tiến hành tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị tích cực. Sau khi xác định được bệnh, bác sĩ sẽ lấy vô răng và vệ sinh bệnh răng miệng cho bà bầu.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Tình trạng viêm nha chu nhẹ chỉ mới ảnh hưởng đến nướu răng thì có thể thuyên giảm khi thực hiện các biện pháp vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách. Với các trường hợp nặng thì vệ sinh răng miệng đúng cách cũng rất quan trọng trong quá trình điều trị. Hơn nữa yếu tố này còn giúp mẹ bầu giảm các vấn đề nha khoa trong suốt thai kỳ.

Bà bầu cần chú ý các vấn đề sau khi đi vệ sinh và chăm sóc răng miệng:

  • Chải răng đều đặn 2 lần/ngày (1 lần vào buổi sáng khi thức dậy và 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ). Ngoài ra các bà bầu cũng có thể chải răng thêm 1 lần sau bữa trưa 30 phút. Chải răng đều đặn giúp làm sạch mảng bám, ngăn ngừa hại khuẩn phát triển quá mức.
  • Tổ chức quanh răng và răng thường nhạy cảm hơn khi mang thai nên bà bầu cần chọn bàn chải có đầu lông mềm và kích thước nhỏ.  Khi chải răng cần thao tác nhẹ nhàng tránh gây tổn thương. 
  • Mẹ bầu có thể cân nhắc việc dùng máy tắm nước nếu thấy cần thiết. Nhất là có tiền sử bị sâu răng hay viêm nha chu trước khi mang thai.
  • Sau từng bữa ăn, bà bầu nên dùng nước sạch để súc miệng, tránh tình trạng hình thành mảng bám. Ngoài ra có thể nhai kẹo gum không đường để hỗ trợ làm sạch thực ăn thừa.
  • Dùng nước muối pha loãng súc miệng 2-3 lần/ngày cũng là cách tốt giúp thai phụ làm sạch khoang miệng. Đồng thời giảm tình trạng viêm nha chu.
  • Có thể dùng chỉ nha khoảng 1-2 lần/ngày để có thể làm sạch kẽ răng và ngăn mảng bám hình thành.

    Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là điều mà bà bầu không nên bỏ qua
    Vệ sinh răng miệng sạch sẽ là điều mà bà bầu không nên bỏ qua

Áp dụng mẹo tự nhiên

Với các trường hợp bị viêm nha chu nhẹ thì bà bầu có thể áp dụng các mẹo chữa tự nhiên. Đây là giải pháp an toàn và dễ áp dụng. Ngoài giảm sưng đau thì các mẹo chữa tự nhiên sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lan tỏa trên diện rộng. Bên cạnh đó, còn nhiều mẹo còn có tác dụng loại loại bỏ mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.

Bà bầu có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo tự nhiên dưới đây:

Chữa viêm nha chu ở bà bầu bằng mật ong

Mật ong là nguyên liệu lành tính có hàm lượng hoạt chất propolis với khả năng sát trùng và kháng khuẩn tự nhiên. Nhờ đó sẽ cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức. Đồng thời ức chế được nhiều vi khuẩn có hại trong khoang miệng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị ½ thìa cà phê mật ong nguyên chất.
  • Bước 2: Vệ sinh răng miệng cho sạch rồi dùng mật ong thoa trực tiếp vào vùng tổn thương.
  • Bước 3: Để nguyên khoảng 15 phút rồi dùng nước ấm súc miệng lại cho sạch.

Với cách này bà bầu có thể áp dụng 2-3 lần/ngày.

Đắp túi trà chữa viêm nha chu

Túi trà có chứa nhiều thành phần hoạt chất phát huy tốt tác dụng chống viêm và kháng khuẩn. Trong đó có hoạt chất acid giúp loại bỏ mùi hôi và khó chịu, cũng như làm sạch khoang miệng dễ dàng hơn.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 túi trà đem ủ vào nước sôi già vài 3 phút.
  • Bước 2: Lấy túi trà ra và chờ tới khi nguội.
  • Bước 3: Sử dụng túi trà để đắp lên nướu răng sưng đau.
  • Bước 4: Giu khoảng 5-7 phút rồi gỡ ra và sức miệng sơ qua bằng nước lọc.

Dùng nước cốt chanh chữa viêm nha chu ở bà bầu

Nước cốt chanh có chứa hàm lượng acid citric rất dồi dào, ngoài giúp khoang miệng còn giúp sát khuẩn. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C lớn trong nước cốt chanh còn ức chế các loại hại khuẩn tạo ra độ pH kiềm.

Xem thêm: Viêm nha chu nên ăn gì? Top 6 nhóm thực phẩm cần thiết

Sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để điều trị viêm nha chu ở bà bầu
Sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên để điều trị viêm nha chu ở bà bầu

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 trái chanh tươi đem bổ đôi rồi vắt lấy nước cốt
  • Bước 2: Sau đó thêm 1 ít muối biển và khuấy đều cho tan hết.
  • Bước 3: Thoa đều hỗn hợp này lên vùng bị tổn thương do viêm nha chu.
  • Bước 4: Giữ nguyên khoảng vài ba phút rồi dùng nước ấm súc miệng lại.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Thiếu hụt vi chất cũng là nguyên nhân khiến bà bầu gặp phải tình trạng viêm nha chu. Ngoài ra, sự thiếu hụt vi chất còn gây suy giảm sức đề kháng và gián tiếp ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của thai nhi.

Để hỗ trợ điều trị bệnh viêm nha chu, bà bầu nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể. Thiết lập và duy trì chế độ ăn uống khoa học là rất cần thiết. Chú ý đến các vấn đề sau:

  • Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như quýt, bưởi, nho, dâu tây, lựu, táo, sơ ri… Vitamin C sẽ giúp mô nướu khỏe mạnh hơn. Từ đó hạn chế tình trạng nhiễm trùng và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa hàm lượng canxi cao, điển hình như sữa, phô mai, cua, nghêu… Bởi khi mang thai, canxi là khoáng chất dễ bị thiếu hụt nhất. Do đó, tham khảo bác sĩ để được hướng dẫn bổ sung canxi dạng uống.

Điều trị y tế

Bệnh viêm nha chu ở bà bầu nếu không được phát hiện kịp thời và can thiệp điều trị sớm thì phát triển nặng dần theo thời gian. Ngoài gây ra ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng còn gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.

Nếu tình trạng viêm nha chu không thuyên giảm khi áp dụng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà thì bà bầu nên thăm khám bác sĩ ngay. Bác sĩ thường sẽ chỉ lấy cao răng và yêu cầu dùng 1 số loại nước súc miệng có công dụng kháng khuẩn và sát trùng.

Đi khám tại phòng khám uy tín là cách điều trị mà nhiều người áp dụng
Đi khám tại phòng khám uy tín là cách điều trị mà nhiều người áp dụng

Với các trường hợp nặng thì bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh tại chỗ hoặc đường uống. Tuy nhiên, việc dùng các loại thuốc này cho bà bầu cần đặc biệt cẩn trọng để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe thai nhi. Còn nếu buộc phải tiến hành phẫu thuật thì tốt nhất chờ bà bầu sinh xong.

Biện pháp phòng tránh viêm nha chu cho bà bầu

Viêm nha chu rất dễ gặp ở phụ nữ mang thai. Bởi vậy, các bà bầu nên thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh để bảo vệ tốt cho sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe thai nhi nói chung.

Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh bệnh viêm nha chu cho bà bầu:

  • Chải răng đúng cách, ít nhất 2 lần/ngày. Nên dùng các sản phẩm kem đánh răng dành riêng cho bà bầu. Dùng bàn chải mềm, có mặt chải lưỡi để làm sạch lưỡi khi đánh răng. Tuyệt đối, không chải răng với lực quá mạnh.
  • Việc đánh răng mỗi ngày 2 lần là chưa đủ để bà bầu bảo vệ sức khỏe răng miệng. Bà bầu nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng, ít nhất là 1 lần/ngày.
  • Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt bổ sung dưỡng chất, vitamin C và canxi cho cơ thể. Bà bầu hạn chế đồ ăn ngọt, thực phẩm chứa nhiều axit khi đang mang thai.
  • Khi mang thai mẹ bầu cần đi khám răng định kỳ. Nha sĩ sẽ yêu cầu làm sạch cao răng, vôi răng nếu cần thiết. Thời điểm thích hợp nhất là trong khoảng tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ.

Bài viết dưới đây đã tổng hợp những thông tin cần thiết về tình trạng bà bầu bị viêm nha chu. Lời khuyên cho các bà bầu là cần can thiệp để điều trị kịp thời. Đồng thời, chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tái diễn.

Dành cho bạn:

Cập nhật lúc: 2:27 AM , 14/03/2023

Tin liên quan

Các hoạt chất có trong xoài có tác dụng rất tốt với người dùng

Sâu răng số 7 nguy hiểm không? Chữa như thế nào cho đúng cách

Chữa sâu răng số 7 là một trong các dịch vụ phổ biến nhất hiện nay tại các phòng khám nha khoa chỉnh hình. Đây là căn bệnh phổ biến...

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Răng khôn là gì? Quy trình nhổ răng không đau và một số lưu ý

Răng khôn là gì tưởng chừng là một khái niệm quen thuộc nhưng lại bị không ít người hiểu sai. Răng số 8 đóng vai trò vô cùng quan trọng...

Áp dụng những phương pháp tại nhà để giảm triệu chứng đau dạ dày buồn nôn

Viêm lợi tụt lợi, tìm hiểu triệu chứng và cách điều trị

Viêm lợi tụt lợi là bệnh lý gây ra những tác hại xấu tới răng và gây mất thẩm mỹ. Vậy nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều...

Thuốc chữa viêm đa khớp Bi-JCare

Liệu bé 8 tháng chưa mọc răng có sao không? Nguyên nhân là do đâu?

Những năm tháng đầu đời trẻ em thông thường sẽ bắt đầu mọc răng từ 6 tháng tuổi. Vậy bé 8 tháng chưa mọc răng có sao không? Câu trả...

Nhổ răng sữa còn sót chân răng phải làm sao? Cách xử lý an toàn

Hiện tượng thay răng sữa ở trẻ diễn ra là điều hết sức bình thường để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn. Việc này tưởng chừng vô cùng đơn giản...

Người bệnh đau dạ dày không nên dùng đồ ăn cay nóng

Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự được không? Tiêu chuẩn răng miệng thi NVQS

Thực hiện nghĩa vụ quân sự công dân cần đảm bảo nhiều tiêu chuẩn về sức khỏe bao gồm cả sức khỏe răng miệng. Liệu sún răng có đi nghĩa...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *