Áp xe răng số 7 là bệnh lý viêm nhiễm khá nguy hiểm đối với răng. Tình trạng này gây ra các ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng ăn uống của người bệnh, bởi chiếc răng đó có vai trò chính là nhai nghiền thức ăn. Vậy chứng áp xe này hình thành do đâu và làm thế nào để chữa trị? Mời bạn đọc theo dõi các thông tin giải đáp sau đây.
Răng số 7 nằm ở đâu và có vai trò cụ thể là gì?
Thông thường ở hàm răng đầy đủ của người trưởng thành sẽ có 32 chiếc răng và được phân thành 3 nhóm chính là: Răng cửa, răng nanh và răng hàm. Trong đó, răng số 7 chính là chiếc răng cối lớn nằm ở vị trí số 7 ở trong cung hàm, tính từ vị trí răng số 1 vào bên trong. Khi chúng ta bắt đầu bước vào thời điểm răng vĩnh viễn mọc đủ, thường từ khoảng 12 tuổi, răng số 7 sẽ giữ chức năng là răng hàm lớn thứ 2.Đặc điểm của răng số 7 chính là có 3 chân răng đối với hàm trên, còn 2 chân răng ở hàm dưới. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp răng hàm này có 4 hoặc là nhiều hơn số chân răng chúng tôi vừa nêu ra.
Cụ thể về răng số 7:
- Răng nằm ở vị trí cận trong cùng và có kích thước tương đối lớn. Bởi vậy, răng cũng có vai trò rất quan trọng ở trong phần cung hàm.
- Do răng có kích thước bề mặt rộng và độ cứng cao, bề mặt nhai của răng cũng được đánh giá hoàn hảo, nên răng có lực nghiền khá lớn. Nhờ vậy chúng ta có thể nghiền nhỏ thức ăn trước khi được chuyển xuống dạ dày.
- Đồng thời, răng số 7 cũng là vị trí răng nằm song song cùng với chiều dài của gương mặt, vì vậy chiếc răng này còn có liên quan tới vấn đề thẩm mỹ. Răng số 7 tồn tại giúp duy trì cho khuôn mặt được cân đối ổn định và tránh tình trạng bạn bị hóp má.
- Răng hàm số 7 cũng có vai trò định hình và tạo lập nên cấu trúc của khung xương hàm.
Với những chức năng quan trọng như trên, khi răng số 7 bị áp xe sẽ dễ gây ra những vấn đề đáng lo ngại mà bạn không thể không quan tâm.
Các dấu hiệu cho thấy răng số 7 bị áp xe
Để nhận biết răng số 7 đang bị áp xe, chúng ta cần lưu ý tới một số dấu hiệu tiêu biểu thường gặp như sau:
- Răng bị nhạy cảm hơn
Tuy răng số 7 có vị trí nằm tương đối sâu ở bên trong của cung hàm, nhưng khi xảy ra áp xe, các kích thích mạnh sẽ nhanh chóng gây ảnh hưởng tới răng. Vì lúc này răng đang yếu nên càng dễ nhạy cảm. Nếu bạn ăn phải các đồ lạnh, nóng hoặc quá chua đều sẽ bị tình trạng ê buốt và nhức răng rất khó chịu.
- Răng bị đau nhức và khó khăn trong việc nhai
Triệu chứng này cũng rất thường gặp ở những người bị áp xe răng số 7. Bệnh nhân sẽ nhận thấy các cơn đau nhức và tê buốt khi nhai thức ăn hay chỉ đơn giản là cử động tại phần hàm. Ở một số trường hợp nặng hơn, các cơn đau có thể xuất hiện một cách tự phát. Việc răng bị áp xe gây đau buốt, sưng tấy sẽ làm bệnh nhân vô cùng khó chịu, các sinh hoạt, ăn uống đều sẽ bị ảnh hưởng.
- Chân răng bị sưng và mưng mủ
Lúc này, ở phần chân răng số 7 xuất hiện tình trạng cục mủ và sưng tấy. Nếu tác động vào sẽ bộc phát các cơn đau nhức rất dữ dội, thậm chí có thể chảy mủ vàng. Khi vị trí răng số 7 sưng tấy, bạn sẽ thấy gương mặt cũng bị sưng, nhìn sẽ thấy mất cân đối ở hai bên.
- Hơi thở người bệnh có mùi hôi
Chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy mùi hôi ở trong khoang miệng, bởi lúc này các vi khuẩn cùng với mủ đang tồn tại ở răng số 7. Mùi hôi từ các ổ áp xe sẽ khá nồng và kèm theo cả mùi tanh, khác nhiều so với mùi sâu răng hoặc lợi bị viêm như thông thường.Bên cạnh đó, những bệnh nhân bị mắc áp xe răng số 7 nghiêm trọng còn có thể xuất hiện thêm những triệu chứng là: Nổi hạch cổ, hàm trở nên co cứng hơn, cơ thể mệt mỏi, sốt cao, miệng thường xuyên có vị đắng.
Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:
Những nguyên nhân gây ra tình trạng áp xe răng số 7
Dựa theo các số liệu thống kê ghi lại gần đây, tỷ lệ người mắc áp xe răng số 7 khá cao so với những vị trí răng khác ở trong cung hàm. Chúng ta có thể quan tâm tới một số nguyên nhân như sau:
Răng nằm ở vị trí khuất, khó vệ sinh
Răng số 7 nằm ở vị trí tương đối sâu trong cung hàm. Nơi đây cũng đồng thời có những bó cơ hàm, phần mặt trong của má và nướu ôm sát nên không gian khá chật hẹp để chúng ta vệ sinh răng.Đây chính là yếu tố làm cho việc chăm sóc răng gặp phải nhiều khó khăn hơn so với những vị trí răng khác ở trong khoang miệng. Thậm chí việc sử dụng chỉ nha khoa cũng như đánh răng hàng ngày sẽ không thể làm sạch hoàn toàn chiếc răng hàm này.
Dễ bị đóng vụn thức ăn vì răng có tiết diện nhai lớn
Không giống với các răng nanh hay răng cửa làm nhiệm vụ cắn xé thức ăn, răng hàm số 7 có vai trò chủ chốt là nhai nghiền những thực phẩm bạn sử dụng hàng ngày. Trong quá trình nhai sẽ dễ xuất hiện các vụn nhỏ thức ăn tồn đọng lại ở răng và hình thành nên những mảng bám trên bề mặt răng số 7. Khi đó, các vi khuẩn gây ra bệnh sâu răng và áp xe sẽ nhanh chóng xâm nhập và phát triển làm hư hại răng lợi.
Phương pháp chữa trị áp xe răng số 7 hiệu quả nhất
Khi phát hiện thấy răng số 7 bị áp xe, bạn không tự ý rạch trích ổ mủ hay mua thuốc Tây về uống tại nhà. Điều này có thể làm răng bị viêm nhiễm nặng hơn và sẽ rất khó để chữa trị. Chúng ta cần nhanh chóng tới các cơ sở nha khoa để được các bác sĩ kiểm tra và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Điều trị tại nha khoa
Theo đó, cách điều trị được bác sĩ nha khoa tiến hành như sau:
- Kiểm tra độ hư hại tại răng: Trước khi đưa ra các phương án chữa trị, bạn sẽ được chỉ định chụp X-quang để có thể xác định vị trí và trạng thái của ổ áp xe.
- Trích rạch ổ áp xe: Khi răng mới hình thành ổ mủ, chúng ta có thể dùng thuốc kháng sinh để làm tiêu viêm mà không cần can thiệp chuyên sâu. Nhưng khi tình trạng đã tiến triển nặng, bạn sẽ phải thực hiện liệu pháp loại bỏ ổ mủ để tránh gây ra nhiễm trùng cho chân răng.
- Sử dụng thuốc: Sau khi đã được loại bỏ ổ viêm nhiễm tại răng, các bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn sử dụng một số thuốc phù hợp như: Thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh cùng những vitamin để nâng cao sức đề kháng, giúp răng nhanh phục hồi hơn.
- Điều trị về sau: Khi ổ áp xe đã được xử lý xong, các bác sĩ sẽ tiến thành thêm một số kỹ thuật khác như: Lấy cao răng hoặc điều trị tủy tùy theo từng bệnh nhân. Ở những người bị áp xe răng số 7 nặng làm răng bị hỏng nghiêm trọng, không thể phục hồi sẽ cần phải nhổ răng. Lúc này bạn sẽ được gợi ý trồng răng mới thay thế.
Hỗ trợ giảm đau bằng các mẹo dân gian
Khi bệnh mới xuất hiện, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp làm giảm cơn đau do áp xe gây ra ngay tại nhà. Nhưng những cách này chỉ có tác dụng tạm thời, không thể đẩy lùi áp xe răng số 7.
Baking Soda:
Đây là sự lựa chọn rất hợp lý để giúp chúng ta giảm chứng viêm nhiễm trong khoang miệng. Đồng thời, baking soda còn là giải pháp hiệu quả để loại bỏ các mảng bám trong miệng rất tốt.Bạn chỉ cần dùng 1 thìa cà phê bột baking soda, thêm một ít muối trắng và hòa tan trong cốc nước. Người bệnh sử dụng dung dịch này để ngậm trong miệng khoảng 5 phút và nhổ bỏ. Bạn nên duy trì khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Tinh dầu đinh hương:
Đây là loại dầu đã được sử dụng từ thời xa xưa như một vị thuốc tại gia để làm giảm các cơn đau nhức răng. Bởi dầu đinh hương có khả năng kháng khuẩn cũng như kháng viêm rất tốt.Để hỗ trợ cho quá trình điều trị áp xe răng, bạn hãy dùng dầu pha cùng với một ít nước để làm loãng hỗn hợp. Sau đó ngậm nước trong khoảng 3 – 5 phút và nhổ bỏ. Nên thực hiện 2 lần mỗi ngày sẽ giúp giảm cơn đau khá rõ rệt.
Tỏi tươi:
Tỏi nổi tiếng là gia vị hấp dẫn cho các bữa ăn, đồng thời cũng là vị thuốc được sử dụng cho rất nhiều bệnh lý. Trong đó bao gồm cả bệnh áp xe răng khôn. Tỏi có đặc tính giảm đau, tiêu diệt các loại vi khuẩn, làm giảm sưng viêm do áp xe răng một cách hiệu quả.Chúng ta chỉ cần sử dụng 1 tép tỏi bóc sạch vỏ, đem đập dập và đắp lên vị trí răng số 7 khoảng vài phút. Phương pháp này nên sử dụng mỗi ngày 3 – 4 lần để làm giảm viêm nhiễm hiệu quả.
Chữa áp xe răng số 7 ở đâu uy tín và an toàn?
Có rất nhiều người cũng quan tâm tới vấn đề chữa áp xe răng ở đâu để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Hiện nay, chúng ta có thể tìm đến những bệnh viện, đơn vị nha khoa lớn trên khắp cả nước để thăm khám và điều trị. Bạn có thể tham khảo một số cơ sở sau đây:
Viện nha khoa ViDental
Viện Nghiên cứu và Công nghệ Nha Khoa Việt Nam – ViDental. Đây là hệ sinh thái bao gồm cả nghiên cứu, chẩn đoán cũng như điều trị bệnh về răng miệng, bao gồm cả bệnh áp xe răng ở trẻ em cũng như người lớn. ViDental là một trong các đơn vị tiên phong trong việc nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ nha khoa tiên tiến hiện đại ở Việt Nam. Nơi đây có đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên và phụ tá với trình độ chuyên môn rất cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề sẽ giúp bạn chữa trị áp xe hiệu quả
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Hồ Chí Minh
Đây là cơ sở về răng hàm mặt hàng đầu tại khu vực các tỉnh phía Nam. Bệnh viện tiến hành khám và chữa trị hiệu quả cho đông đảo bệnh nhân với cơ sở vật chất hiện đại, đầy đủ các trang thiết bị và dịch vụ khám chữa tận tình, chu đáo. Các bác sĩ đều là những người có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa, vì vậy bạn có thể yên tâm khi chữa áp xe răng số 7 tại đây.
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội
Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội cũng là địa chỉ chữa áp xe răng và nhiều bệnh lý về răng miệng khác uy tín của người dân tại Hà Nội cùng các khu vực lân cận. Bệnh viện có các kỹ thuật điều trị hiện đại, giúp chúng ta đạt kết quả cao trong quá trình chữa bệnh. Cùng với đó là các bác sĩ hàng đầu trong ngành Răng – Hàm – Mặt có chuyên môn rất giỏi, nhiệt tình với bệnh nhân. Người bệnh khi bị áp xe răng số 7 có thể đến nơi đây để được chữa trị một cách triệt để.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị áp xe răng số 7
Không chỉ với răng số 7, người bị áp xe răng số 8 hay số 6 cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng để cải thiện bệnh hiệu quả. Bạn cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày như sau:Các thực phẩm nên sử dụng:
- Rau củ quả có chứa nhiều chất xơ sẽ giúp làm tăng khả năng tiết nước bọt, răng, nướu và khoang miệng nhờ vậy được làm sạch. Bạn có thể sử dụng rau chân vịt, bông cải xanh, cam, quýt, bí đỏ, nho,…
- Nhóm đồ ăn giàu vitamin chính là yếu tố giúp cơ thể tăng cường miễn dịch, hỗ trợ tái tạo tốt các tế bào mô nướu mới để phục hồi tổn thương do áp xe. Bạn cần ưu tiên sử dụng những thực phẩm chứa vitamin C, E, B và A.
- Ngoài ra, chúng ta cũng nên thường xuyên ăn sữa chua, uống trà hay kết hợp tỏi và gừng vào các món ăn hàng ngày. Như vậy tình trạng viêm nhiễm do áp xe có thể được hỗ trợ đẩy lùi nhanh chóng.
Các thực phẩm bệnh nhân áp xe răng cần tránh:
- Đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhanh là những món ăn dễ làm viêm nhiễm nặng hơn, gia tăng các mảng bám trên răng. Bạn cần tránh sử dụng pizza, khoai tây chiên, các loại viên chiên, gà rán, hamburger,….
- Đồ ăn cứng sẽ làm người bệnh phải dùng nhiều lực để có thể nghiền nát thức ăn, lúc này răng số 7 sẽ không tránh khỏi các tác động làm áp xe nặng hơn, ổ mủ có thể bị vỡ đột ngột. Chúng ta nên tránh sử dụng những thức ăn này hoặc hãy nghiền nhỏ chúng trước khi ăn.
- Đồ ăn cay nóng: Món ăn khi có nhiều gia vị tiêu ớt sẽ làm tình trạng sưng tấy và viêm ở răng số 7 thêm nặng. Bởi đây đều là các thực phẩm dễ kích ứng viêm. Vì vậy, bạn cần tránh ăn các món cay như: Lẩu cay, sốt cay, các món ăn có thêm gia vị ớt, tiêu, mù tạt,…
Các phòng ngừa tình trạng áp xe răng
Để có thể ngăn chặn bệnh áp xe tại răng số 7, áp xe răng số 6 hay số 8, chúng ta cần chú ý tới một số vấn đề quan trọng sau đây:
- Bạn hãy đánh răng đều đặn mỗi ngày, khi chải răng chú ý di chuyển bàn chải theo chiều dọc hoặc xoáy tròn để không làm hại lớp men răng.
- Chúng ta cũng nên dùng nước súc miệng và chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng thay vì dùng tăm để tránh gây rộng chân răng.
- Bạn cũng cần chú ý thay bàn chải đánh răng định kỳ 3 tháng 1 lần.
- Thường xuyên tới các cơ sở nha khoa để kiểm tra sức khỏe răng miệng và thực hiện lấy cao răng theo chu kỳ 3 đến 6 tháng 1 lần. Nhờ vậy chúng ta có thể phát hiện các triệu chứng bất thường ở răng lợi để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Chế độ ăn uống cần được duy trì lành mạnh, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và uống 2 lít nước mỗi ngày để phòng tránh tình trạng khô miệng.
Áp xe răng số 7 có biểu hiện như thế nào, làm sao để chữa trị đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết trong bài viết này. Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn nắm được những thông tin chi tiết để hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe răng miệng của bản thân, từ đó có cách chữa trị và phòng ngừa hiệu quả.
Cập nhật lúc: 3:51 PM , 30/05/2023