Răng số 7 còn giữ vai trò quan trọng trong việc nhai thức ăn. Áp xe răng số 7 là bệnh lý về răng miệng mà không ít người gặp phải có thể dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng. Vậy áp xe răng số 7 cần làm gì và những đối tượng nào có khả năng bị bệnh cao?
Răng số 7 là răng nào? Chức năng của răng số 7
Răng số 7 thuộc nhóm răng hàm hay răng cối lớn. Trẻ em sau khi thay hết răng sữa đến khoảng từ 12 – 13 tuổi thì răng số 7 bắt đầu mọc. Nếu như răng khôn không mọc thì răng số 7 sẽ là chiếc răng cuối cùng nằm trên cung hàm. Răng số 7 gồm 4 chiếc răng 2 răng ở hàm trên và 2 răng hàm dưới.
Răng này nằm sâu bên trong khó có thể quan sát và tiếp cận vì vậy khi chải răng bạn không nên bỏ qua nhóm răng này. Cần phải làm sạch tất cả các bề mặt của răng để bảo vệ răng không bị các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu và một số bệnh lý khác.
Thân răng và chân răng số 7 có kích thước lớn hơn các răng khác bởi hệ thống các mạch máu và dây chằng phía dưới chân răng khá phức tạp và nguy hiểm. Do đó, bạn cần phải bảo vệ răng thật tốt.
Trong trường hợp cần phải nhổ bỏ, hãy tham khảo lời khuyên của bác sĩ bởi khi nhổ răng số 6, răng số 7, răng số 8 khá khó khăn và tốn nhiều chi phí hơn các răng còn lại. Đây là chiếc răng luôn được bảo toàn hết mức.
Răng số 7 có chức năng nghiền nát những thức ăn khi đưa vào trong khoang miệng, đồng thời đảm bảo về mặt cấu trúc của khuôn hàm. Việc làm tổn thương răng số 7 có rất nhiều nguy hiểm gặp phải như:
- Việc ăn uống trở nên khó khăn và sức khỏe giảm sút.
- Hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng thậm chí việc ăn uống không đảm bảo gây ra đau dạ dày.
- Khi mất răng số 7, phần xương hàm bị tiêu đi và những răng khác có thể bị xô lệch mà không có điểm tựa. Một số trường hợp má bị hóp lại và làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt.
Áp xe răng số 7 là gì?
Áp xe răng số 7 là một bệnh lý mà nhiều người gặp phải không chỉ người lớn mà còn có trẻ em. Áp xe răng là do sự xâm nhập của vi khuẩn xâm nhập vào hệ thống các dây thần kinh dưới chân răng tạo thành khối mủ (khối áp xe) ở vị trí này và gây ra tình trạng đau nhức và khó chịu cho người bệnh. Khối áp xe cũng có thể lan rộng ra những bộ phận khác trên hàm răng. Trường hợp áp xe răng nặng sẽ dẫn đến nguy cơ tử vong.
Có hai loại áp xe răng chủ yếu như sau:
- Loại áp xe gây ảnh hưởng đến chân răng khi hình thành một khối mủ lớn dưới chân răng.
- Áp xe vùng nha chu (nướu) thường xảy ra khi bệnh nhân bị viêm nhiễm hoặc gặp vấn đề nghiêm trọng về nha chu.
Cả hai loại áp xe răng số 7 này đều hình thành các túi nhỏ có chứa mủ dịch bên trong. Nếu được điều trị kịp thời sẽ loại bỏ triệt để tình trạng áp xe. Do vậy, việc phát hiện sớm sẽ rất quan trọng, giúp điều trị dễ dàng và nâng cao khả năng phục hồi.
Trong thời gian bệnh nhân bị áp xe răng sẽ thường đi kèm với tình trạng sâu răng. Khi vi khuẩn tấn công sâu vào bên trong và ăn hết thân răng làm cho buồng tủy bị viêm. Khi tủy bị viêm sẽ tạo thành chất dịch chảy xuống chân răng làm tủy răng bị viêm và tạo ra khối mủ chứa đầy vi khuẩn bên trong răng.
Nguyên nhân áp xe răng số 7
Áp xe răng số 7 được hình thành khi vi khuẩn đã tấn công sâu và tủy răng, các mô mềm của răng tại các vị trí dây mô liên kết, mạch máu. Vi khuẩn xâm nhập vào khoang miệng hoặc những tổn thương của răng như răng sứt mẻ, vỡ thân răng,… gây ra nhiễm trùng khiến cho chân răng bị sưng tấy, viêm và có mủ.
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho bệnh nhân bị áp xe răng số 6, số 7, số 8 là do:
- Bệnh nhân vệ sinh răng miệng kém, những mảng bám nằm sâu bên trong răng lâu ngày là cơ hội thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây ra tình trạng áp xe răng.
- Người mắc phải những bệnh lý về răng miệng trong trường hợp nếu để lâu ngày không được điều trị kịp thời cũng gây ra áp xe răng số 8, số 7, số 6.
- Nếu như bệnh nhân từng bị tai nạn, chấn thương va đập mạnh khiến cho răng bị mẻ vỡ tạo ra cơ hội thuận lợi hình thành áp xe răng nhanh hơn.
- Ngoài ra, áp xe răng còn do bệnh nhân gặp phải những vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, tim mạch,… cũng khiến cho hệ thống miễn dịch bị suy yếu, tăng nguy cơ bị nhiễm trùng răng và áp xe răng xảy ra.
Xem thêm: Áp xe nướu răng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Những trường hợp nào có nguy cơ bị áp xe răng số 7
Áp xe răng số 7 là bệnh lý răng miệng vô cùng nguy hiểm, ai cũng có nguy cơ mắc phải. Cụ thể người có nguy cơ bị áp xe răng ở hai trường hợp sau:
Người có sức đề kháng kém
Có rất nhiều người bệnh có sức đề kháng kém và hệ thống miễn dịch không đủ mạnh để có thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong như:
- Đối với trẻ em khi cơ thể vẫn đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện thì nguy cơ bị áp xe răng hoàn toàn có thể xảy ra.
- Người bị suy dinh dưỡng khi cơ thể không có đủ dưỡng chất để kháng lại mầm bệnh.
- Với người cao tuổi khi cơ thể bị lão hóa và hệ thống miễn dịch không còn khỏe mạnh, nguy cơ bị áp xe răng cũng rất cao bởi họ có thể mắc thêm những bệnh lý nền. Điều này dẫn đến tình trạng răng bị áp xe ngày càng nặng.
- Người trong giai đoạn điều trị bệnh mãn tính, uống thuốc tây trong thời gian dài khiến cho môi trường sinh hóa trong cơ thể bị đảo lộn cũng có khả năng bị áp xe răng số 7.
Người chăm sóc răng miệng kém
Áp xe răng là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra nên việc chăm sóc răng miệng kém làm cho vi khuẩn xâm nhập vào trong khoang miệng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mắc bệnh. Khi vệ sinh răng miệng kém, vi khuẩn có khả năng phát triển gây ra tình trạng viêm nướu, viêm nha chu,…
Hoặc vi khuẩn tấn công trực tiếp vào bề mặt của răng gây ra tình trạng sâu răng và ăn sâu vào thân răng kéo theo viêm ống tủy và áp xe chân răng. Vậy nên, người bệnh cần chải răng đều đặn 2 lần/ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Ngoài ra, cần phải kết hợp sử dụng nước súc miệng để cho răng luôn sạch sẽ và loại bỏ những mảng bám còn sót lại.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh áp xe răng số 7
Áp xe răng số 7 là mối nguy hiểm với nhiều người bệnh bởi bệnh này xảy ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cụ thể như:
- Bệnh nhân khi bị áp xe răng tại khoang miệng và bên ngoài má sẽ bị sưng tấy và mưng mủ nhưng chưa vỡ gây ra tình trạng đau nhức dai dẳng hoặc răng có thể bị lung lay và không nhai được bình thường.
- Bệnh áp xe răng số 7 thường phát triển âm thầm và có thể chuyển sang tình trạng mãn tính nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Thực tế bệnh có thể diễn biến rất nhanh và lâu dần sẽ chuyển sang tình trạng cấp tính.
- Trong thời gian bệnh đã chuyển biến đến cấp tính nếu người bệnh tự ý uống thuốc kháng sinh tại nhà có thể hết sưng, hết đau và răng nhai được bình thường tạo cảm giác tưởng như bệnh đã khỏi nhưng thật ra sâu bên trong răng bệnh vẫn tiếp tục diễn ra âm thầm dưới xương hàm. Nếu vi khuẩn xâm nhập sâu và lan vào vùng mô mềm lân cận tạo nên tình trạng viêm mô tế bào. Lúc này, bệnh nhân sẽ bị viêm nhiễm tại vùng răng miệng và có thể lan ra khắp nơi trong cơ thể gây nên tình trạng nhiễm trùng huyết và thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Áp xe răng số 7 điều trị như thế nào?
Để điều trị áp xe răng, bệnh nhân cần tới cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám tình trạng răng miệng của mình. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người và vị trí áp xe răng số 7 mà các bác sĩ có thể lên liệu trình điều trị phù hợp cho từng người. Mục đích xuyên suốt của quá trình điều trị là loại bỏ ổ nhiễm trùng, giảm các biến chứng có thể xảy ra và quan trọng nhất có thể bảo tồn được răng thật.
Điều trị áp xe răng số 7 ở trường hợp cấp tính
Đối với trường hợp áp xe cấp tính, bác sĩ sẽ điều trị cho bệnh nhân bằng cách rạch mở phần niêm mạc bị tổn thương và hút bỏ phần vi khuẩn có trong túi mủ. Sau khi hoàn thiện sạch sẽ, bác sĩ sẽ đóng vết thương lại để ngăn ngừa vi khuẩn không xâm nhập vào trong.
Bệnh nhân sẽ được các bác sĩ kê đơn và hướng dẫn vệ sinh vết thương để giảm bớt tình trạng sưng tấy, tránh bị lan ra những khu vực của răng khác. Tùy vào tình huống cần bảo tồn răng hay không các bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị cho lần khám kế tiếp.
Ngoài ra có thể dùng phương pháp chữa viêm tủy để bảo tồn răng bị áp xe. Với phương pháp này, phần dây thần kinh, mạch máu bị hư hại sẽ được các bác sĩ lấy hết ra và làm sạch sẽ. Sau đó sẽ lấp lỗ hổng lại bằng phương pháp trám răng, trám sứ hoặc bọc răng sứ để có thể bảo tồn được răng thật tránh tình trạng răng bị giòn hoặc vỡ răng về sau.
Điều trị áp xe răng số 7 trong trường hợp nặng
Khi áp xe răng phát triển nặng gây ra tình trạng bị viêm nhiễm đến tủy khiến lộ ra chân răng và không thể điều trị bảo tồn nữa. Lúc này, sau khi bác sĩ đã thăm khám và chỉ định bệnh nhân cần nhổ răng để làm sạch mủ trong ổ răng giúp giảm đau cho răng nhanh chóng và tránh bị ảnh hưởng lan ra các răng khác.
Việc nhổ răng để hạn chế tình trạng bị tiêu xương hàm và khi đó việc trồng răng giả là điều cần thiết được bác sĩ khuyến khích thực hiện sớm. Các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân nên sử dụng phương pháp cấy ghép răng Implant là giải pháp tối ưu nhất hiện nay. Không chỉ giảm thiểu việc tiêu xương, không cần mài răng như phương pháp trồng răng cũ mà còn có thể sử dụng đến trọn đời mà không sợ bị ảnh hưởng về sau.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về bệnh áp xe răng số 7. Nếu còn băn khoăn hay thắc mắc về tình trạng bệnh bạn nên đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để được các bác sĩ có thể kiểm tra và điều trị kịp thời. Tránh tình trạng để bệnh diễn ra ở thể nặng mà nguy hiểm đến tính mạng. Hy vọng bài viết này có thể giải đáp những thắc mắc về tình trạng áp xe răng và cách điều trị kịp thời, hữu hiệu nhất.
Cập nhật lúc: 1:36 PM , 14/03/2023Gợi ý xem thêm: