Áp Xe Răng Ở Trẻ Em: Những Kiến Thức Quan Trọng Bố Mẹ Nên Biết

Áp xe răng ở trẻ em có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe hơn so với người lớn. Bởi vậy, các bố mẹ cần có kiến thức về căn bệnh này để phát hiện sớm và điều trị áp xe răng kịp thời cho con.

Vì sao trẻ bị áp xe răng?

Áp xe răng là hiện tượng mưng mủ, đỏ tấy và sưng phồng quanh chiếc răng do bị nhiễm khuẩn. Thực tế, bệnh lý này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, không riêng người lớn mà cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên, áp xe răng ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn rất nhiều, có khả năng đe dọa đến tính mạng.

Áp xe răng ở trẻ em nguy hiểm hơn so với với người trưởng thành
Áp xe răng ở trẻ em nguy hiểm hơn so với với người trưởng thành

Các bố mẹ nên biết được những nguyên nhân gây ra áp xe răng ở trẻ để từ đó phòng tránh. Một số nguyên nhân phổ biến được kể đến bao gồm:

  • Nhiễm trùng chân răng, răng và lợi: Viêm chân răng và lợi là nguyên nhân chủ yếu gây áp xe răng ở trẻ em. Nếu vệ sinh không đúng cách, các vi khuẩn sẽ tích tụ lâu dần gây áp xe.
  • Sâu răng: Khi răng bị sâu không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ gây áp xe răng ở trẻ em.
  • Mẻ hoặc nứt răng do chấn thương, té ngã: Tình trạng này tạo ra những khoảng trống để vi khuẩn có thể xâm nhập, tích tụ hình thành áp xe.
  • Thói quen nghiến răng: Làm tăng áp lực lên răng cũng trở thành một trong những nguyên nhân gây áp xe ở trẻ em.

Biểu hiện của bệnh áp xe răng ở trẻ em

Các bố mẹ cần thường xuyên quan sát và chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé để phát hiện các triệu chứng cho thấy trẻ bị áp xe răng. Bao gồm:

  • Các vết đỏ đậm màu hơn xuất hiện tại gần 1 hoặc 2 chiếc răng, làm nướu và má bị sưng, men răng chuyển sang màu tối hơn.
  • Trẻ bị đau răng nên gặp khó khăn khi ăn, dẫn đến hay khóc và không chịu ăn như bình thường. Hơn thế nữa, lười ăn nên cơ thể các con không đủ năng lượng dẫn tới mệt mỏi, uể oải, không muốn chạy nhảy, chơi đùa.
  • Trẻ cảm thấy ê buốt khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh. Thậm chí khi thời tiết thay đổi cũng làm trẻ bị đau nhức răng.
  • Trẻ bị sốt cao và có thể cảm thấy nhức đầu.
  • Hơi thở có mùi hôi tỏa ra từ nướu và khối mủ. Với trường hợp nặng, nước mủ bị chảy ra, trẻ cảm thấy vị đắng và mùi tanh trong miệng.

Nếu thấy trẻ có một trong các biểu hiện trên, cần đưa đi khám ngay để sớm có phương án điều trị hợp lý. Tránh để bệnh diễn biến nặng hơn, gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Chuyên gia cảnh báo biến chứng nguy hiểm bệnh áp xe răng ở trẻ em

Một số biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị áp xe răng mà không được điều trị kịp thời và đúng cách:

Áp xe răng ở trẻ em dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
Áp xe răng ở trẻ em dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Rụng mất răng vĩnh viễn: Nếu trẻ bị áp xe răng đi kèm với viêm nha chu, răng có khả năng bị gãy hoặc tổn thương nghiêm trọng thì phải nhổ bỏ. Đối với những răng trưởng thành khi đã mất sẽ không mọc lại. Lúc này phải sử dụng đến biện pháp là trồng răng giả.
  • Áp xe não: Răng bị nhiễm trùng có thể lây lan đến các cơ quan khác trên cơ thể qua đường máu. Đặc biệt, não có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao. Hậu quả là gây ra bất tỉnh, ảnh hưởng đến tính mạng của bé.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm trùng: Vi khuẩn từ áp xe răng phát tán đến tim gây nhiễm trùng, nguy cơ chết người.

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn thêm cho bạn:

Phương pháp điều trị áp xe răng cho bé hiệu quả

Khối áp xe răng ở trẻ em nếu như được xử lý tốt sẽ không gây ra vấn đề gì. Việc đầu tiên cần làm để biết chính xác trẻ có bị áp xe răng không và mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành các biện pháp chẩn đoán, bao gồm:

  • Bác sĩ gõ nhẹ vào vị trí sưng tấy để xác định độ nhạy cảm.
  • Nếu ổ áp xe quan sát bằng mắt thường chưa thấy được rõ ràng, cần chụp X quang.
  • Nếu nghi ngờ nhiễm trùng đã lây lan sang vùng cổ và mặt sẽ tiến hành chụp CT.

Sau khi tình trạng áp xe răng ở trẻ được chẩn đoán chính xác, các bác sĩ mới có thể đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là một số biện pháp điều trị phổ biến nhất:

Biện pháp giảm đau nhức cho trẻ tại nhà

Bố mẹ có thể thực hiện theo một trong số những cách đơn giản dưới đây ngay tại nhà để giảm đau nhức cho con khi bị áp xe răng:

  • Chườm đá: Bố mẹ lấy đá lạnh nhỏ bọc trong chiếc khăn mỏng sau đó chườm nhẹ nhàng lên vùng áp xe 15 – 20 phút sẽ giúp bé thấy dễ chịu hơn.
  • Nước muối ấm: Muối có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm rất tốt. Bố mẹ pha muối với nước ấm cho bé súc miệng hàng ngày để ngăn nhiễm trùng lây lan.
  • Nước ép tỏi: Trong thành phần của tỏi có chất kháng viêm, ngăn chặn nhiễm trùng. Vì vậy, bố mẹ có thể cho bé nhai tỏi hoặc xay nhuyễn lấy nước ép bôi lên chỗ bị áp xe.
  • Dầu đinh hương: Đây là thảo dược có tính kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Bố mẹ có thể cho nhỏ một giọt dầu đinh hương vào kem đánh răng cho con.

Điều trị bằng thuốc Tây và các biện pháp ngoại khoa can thiệp

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của áp xe, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp can thiệp phù hợp cho bé. Cụ thể:

Đâu là biện pháp điều trị hiệu quả
Đâu là biện pháp điều trị hiệu quả
  • Áp xe nha chu: Bác sĩ sẽ tiến hành rạch lấy toàn bộ mủ tại vị trí áp xe. Sau đó dùng nước muối rửa sạch và kê thuốc kháng sinh, giảm đau để giúp vết thương nhanh lành, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Áp xe chân răng: Nguyên nhân do viêm tủy, cần hút hết tủy chết ra ngoài, sau đó loại bỏ khối mủ dưới chân răng. Tiếp đó, làm sạch buồng tủy và tiến hành trám bít ống tủy để bảo vệ răng.
  • Áp xe nặng: Răng đã bị lung lay, viêm nha chu nặng, có nguy cơ lây lan nhiễm trùng sang xương hàm và các bộ phận khác cần nhổ bỏ chiếc răng đó.

Trẻ bị áp xe răng chữa ở đâu?

Hiện nay có rất nhiều trung tâm nha khoa, bệnh viện lớn trên cả nước điều trị áp xe răng cho trẻ em. Chính vì vậy, nhiều bố mẹ băn khoăn, lo lắng không biết cơ sở nào uy tín và có mức chi phí hợp lý. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp một số địa chỉ, mời các bạn tham khảo:

Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương chữa áp xe răng

Đây là bệnh viện đứng đầu cả nước cả về đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao và hệ thống các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến. Khoa răng cho trẻ em ngoài điều trị áp xe răng còn thăm khám các bệnh lý về răng miệng khác.Địa chỉ: Tại số 40 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hà Nội.

Trung tâm nha khoa ViDental chữa áp xe răng cho trẻ em

Vidental là đơn vị chữa áp xe răng uy tín được giới chuyên môn đánh giá cao và khách hàng tin tưởng lựa chọn. Tại đây các bác sĩ áp dụng biện pháp tiên tiến với trang thiết bị hiện đại để điều trị và phục hồi bệnh cho trẻ.Website liên hệ: ViDental.vn.

Bệnh viện Từ Dũ – Chữa áp xe răng tại Hồ Chí Minh

Từ Dũ là bệnh viện đa khoa hàng đầu tại khu vực phí Nam. Đối với việc thăm khám và điều trị bệnh răng miệng cho bé tại đây, các bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm. Vì vậy khi thấy các dấu hiệu cho thấy trẻ bị áp xe răng, hãy mau chóng đưa con đi khám.

Địa chỉ: Tại số 284 Cống Quỳnh, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Phòng ngừa bệnh áp xe răng ở trẻ em

Làm sao để phòng ngừa được tình trạng áp xe răng cho con là vấn đề rất nhiều bố mẹ quan tâm. Dưới đây là một số biện pháp, các bố mẹ có thể tham khảo để bảo vệ con:

Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng đúng cách
Hướng dẫn trẻ vệ sinh răng đúng cách
  • Chăm sóc răng miệng: Biện pháp tốt nhất để phòng tránh áp xe răng cho con là vệ sinh răng miệng thật tốt. Bố mẹ xây dựng cùng con thói quen đánh răng hàng ngày, ít nhất 2 lần/ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng thức dậy. Lựa chọn loại bàn chải, kem đánh răng phù hợp. Đánh răng đúng cách theo chiều dọc từ trong ra ngoài. Nên dùng thêm nước súc miệng hoặc nước muối ấm vừa làm sạch các mảng bám trên răng, kẽ răng vừa kháng khuẩn.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nếu cơ thể trẻ không được cung cấp đủ dinh dưỡng, răng sẽ không chắc khỏe. Ngoài ra, cần lưu ý trong khẩu phần ăn của bé cần hạn chế đường bằng việc giảm các loại bánh kẹo. Vì nếu ăn nhiều các thực phẩm này, vi khuẩn có điều kiện hoạt động mạnh gây hại cho răng.
  • Thăm khám định kỳ: Bố mẹ nên cho con đi khám nha khoa ít nhất 3 – 6 tháng/lần. Trường hợp thấy biểu hiện khác thường trên răng cần đưa con đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn biện pháp điều trị kịp thời.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về bệnh áp xe răng ở trẻ em, hy vọng có thể giúp ích cho bạn đọc. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào về việc chăm sóc răng miệng cho bé, hãy liên hệ để chúng tôi hỗ trợ.

Cập nhật lúc: 3:51 PM , 30/05/2023

Tin liên quan

TOP 7 Loại Thuốc Trị Viêm Nha Chu [Bôi và Uống] Tốt Nhất – Bỏ Túi Ngay

Viêm nha chu là bệnh răng miệng xảy ra ở mọi lứa tuổi, bệnh có thể tự cải thiện nếu ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, nếu để bệnh tiến...

Gợi Ý 17 Mẹo Chữa Đau Răng Cực Đơn Giản, Hiệu Quả Tại Nhà

Đau răng gây rất nhiều khó chịu cho người bệnh và đa số đều tìm đến các loại thuốc để giảm nhanh những cơn đau, khó chịu. Ngoài thuốc, một...

11 Cách Chữa Viêm Lợi Tại Nhà Nhanh Nhất Được Nha Sĩ Khuyên Dùng

Đâu là cách chữa  viêm lợi tại nhà nhanh nhất là điều rất nhiều người quan tâm bởi bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Viêm...

Hôi Miệng Lâu Năm Do Đâu? Cách Điều Trị An Toàn Và Triệt Để

Hôi miệng lâu năm gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc giao tiếp, sinh hoạt, công việc hàng ngày của người bệnh. Để loại bỏ chứng hôi miệng...

Hôi Miệng Nặng: Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Khắc Phục Tận Gốc

Hôi miệng nặng là tình trạng không ít người gặp phải hiện nay. Bệnh lý này tuy không nguy hiểm trực tiếp đến sức khỏe nhưng nó gây ra nhiều...

Hôi Miệng Dạ Dày Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Dứt Điểm

Hôi miệng dạ dày là bệnh lý thường gặp ở người trung niên và người già. Nó không những gây ảnh hưởng cuộc sống sinh hoạt hằng ngày mà nó...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *