Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Như Muỗi Đốt: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt là tình trạng thường gặp trên da. Khi gặp tình trạng này, đa số mọi người thường chủ quan vì nghĩ đây là do côn trùng hoặc muỗi đốt. Tuy nhiên, trên thực tế, nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm trong cơ thể.

Nguyên nhân nào khiến bạn bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020, Cố vấn y khoa trên các chương trình sức khỏe uy tín kênh VTV2, VTC2) cho biết, nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt là tình trạng da xuất hiện các sẩn cục có màu đỏ hoặc hồng, khi sờ vào sẽ thấy cộm lên và cứng hơn so với những vùng da xung quanh. Tình trạng mẩn ngứa này có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi và giới tính nào. Tuy nhiên, đối tượng thường gặp nhất là trẻ em, phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh…

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có thể là dấu hiệu cảnh lý nhiều căn bệnh tiềm ẩn

Thông thường, tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa thường chỉ xuất hiện ở một số vùng da trên cơ thể như nổi mẩn đỏ ở tay, chân, lưng hoặc mặt. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể lan rộng ra toàn thân, khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu. Để điều trị hiệu quả, người bệnh cần xác định chính xác nguyên nhân khiến da bị mẩn đỏ như muỗi đốt. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng trên:

Nổi mề đay

Nổi mề đay (hay còn gọi là mày đay) là căn bệnh da liễu thường gặp ở mọi người. Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất khiến người bệnh bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt trên da. Theo ước tính của các nhà khoa học, mỗi người đều có thể bị mề đay ít nhất một lần trong đời. Nổi mề đay xảy ra do các mao mạch dưới da bị kích ứng bởi các tác nhân dị ứng và gây nên các nốt mẩn ngứa, nổi cục hoặc mẩn ngứa thành từng mảng ở trên da. Mặc dù không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng nó có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống khi người bệnh luôn phải đối mặt với tình trạng ngứa ngáy suốt cả ngày.

Dị ứng thời tiết

Lương y Tuấn cho biết, dị ứng thời tiết gây mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt là tình trạng thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng và thường xảy ra khi thời tiết thay đổi như chuyển nóng, chuyển lạnh hoặc thay đổi thời tiết. Các triệu chứng dị ứng thời tiết thường kéo dài vài giờ hoặc vài ngày và tự biến mất, tuy nhiên tình trạng này có thể tái phát nhiều lần do phụ thuộc vào thời tiết.

Dị ứng thuốc gây mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt

Dị ứng thuốc xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với một số thành phần có trong thuốc. Mức độ dị ứng thuốc có thể khác nhau ở từng người. Với người bị dị ứng thuốc nhẹ, dấu hiệu thường gặp là các biểu hiện trên da như nổi mẩn đỏ trên da, hơi ngứa và tự khỏi sau vài ngày hoặc sau khi dừng thuốc. Tuy nhiên, với trường hợp bị dị ứng nặng, người bệnh sẽ thấy các nốt mẩn đỏ xuất hiện toàn thân kèm theo triệu chứng khó thở, toàn thân tím tái… Trong trường hợp này, bạn nên đến thông báo ngay cho bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Lupus ban đỏ

Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trên da và gây viêm. Người bệnh lupus thường bị nổi mẩn đỏ trên mặt, ngứa ngáy. Lupus ban đỏ nặng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim, suy thận…

Lupus ban đỏ có thể gây nổi mẩn đỏ ở tay chân, mặt

Bệnh ghẻ

Nổi mẩn đỏ như muỗi đốt cũng có thể xuất hiện do bị nhiễm ký sinh trùng ghẻ. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ thấy trên da xuất hiện những nốt mẩn ngứa màu đỏ kèm theo triệu chứng ngứa ngáy liên tục. Bệnh ghẻ rất dễ lây lan, do vâỵ người bệnh nên điều trị triệt để để tránh bệnh lây lan.

Dị ứng thức ăn

Dị ứng thức ăn xảy ra khi hệ miễn dịch trong cơ thể phản ứng quá mức với một hoặc nhiều loại protein trong thức ăn. Triệu chứng dị ứng thức ăn thường khá đa dạng như đau bụng, tiêu chảy, nổi mẩn đỏ như muỗi cắn và nặng hơn là khó thở… Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng bạn nên tránh là hải sản, các loại hạt, sữa động vật…

Bệnh lý bên trong cơ thể

Lương y Tuấn cho biết, ngoài các bệnh lý ngoài da, những bệnh lý tiềm ẩn bên trong cơ thể cũng có thể gây nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt. Các bệnh lý bên trong cơ thể gây ra triệu chứng này là:

  • Bệnh lý ở gan: Gan có vai trò đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, khi gan hoạt động kém, độc tố có thể tích tụ trong cơ thể ra gây ra các triệu chứng trên da. Người bệnh có thể bị nổi mẩn đỏ như muỗi cắn ở vùng lưng, ngực hoặc toàn thân.
  • Nhiễm giun sán: Đây cũng là bệnh lý có thể khiến da bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt. Ngoài mẩn đỏ trên da, người bệnh còn bị ngứa ngáy liên tục. Nguyên nhân là do khi ấu trùng sán sau khi vào cơ thể sẽ chui qua thành ruột rồi đi vào đường máu. Khi di chuyển trong dòng máu, chúng sẽ kích thích hệ miễn gia tăng IgE và gây ra phản ứng dị ứng.
  • Bệnh tuyến giáp: Rối loạn hoạt động của tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể và gây ra nhiều triệu chứng khác nhau. Ở người bệnh suy giáp, ngoài mệt mỏi, táo bón, tăng cân… thì người bệnh cũng bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt trên da.
  • HIV: Có thể bạn không biết, nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt trên da có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm HIV giai đoạn đầu. HIV có thể gây suy giảm hệ miễn dịch trong cơ thể, do vậy nếu không được điều trị người bệnh có thể chết vì các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Ngoài các nguyên nhân trên thì nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt cũng có thể xảy ra do các bệnh lý khác như sốt xuất huyết, tiểu đường…

LIÊN HỆ NGAY TỚI CHUYÊN GIA NẾU BẠN ĐANG GẶP PHẢI NHỮNG DẤU HIỆU BỆNH TRÊN

Kiểm tra sức khỏe của bạn
BẠN ĐANG GẶP NHỮNG TRIỆU CHỨNG MỀ ĐAY NÀO?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Dấu hiệu nhận biết

Lương y Tuấn chia sẻ, nổi mẩn đỏ và ngứa như bị muỗi đốt có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt thường. Người bệnh sẽ thấy trên da xuất hiện những nốt mẩn đỏ và sần lên thành từng mảng. Ngoài ra, nổi mẩn đỏ thường đi kèm các triệu chứng dưới đây, bạn có thể dựa vào các triệu chứng này để xác định nguyên nhân gây ra tình trạng trên.

  • Da thường bị mẩn ngứa vào mùa hè, mùa đông hoặc khi thay đổi thời tiết.
  • Người bệnh sẽ thấy cảm giác ngứa ngáy tăng nặng vào ban đêm khi đang ngủ
  • Vùng da bị mẩn ngứa bị tróc vảy và kèm các mụn nước li ti.
  • Nước tiểu đậm màu đi kèm với tình trạng tiểu rắt
  • Khó thở, cơ thể tím tái.
  • Cơ thể mệt mỏi.

Người bệnh thường dễ bị mẩn đỏ và ngứa ngáy khi thời tiết thay đổi

Yếu tố nguy cơ gây nổi mẩn đỏ như muỗi đốt

Những yếu tố thời tiết, môi trường sống và làm việc, thói quen sinh hoạt… có thể làm tăng nguy cơ nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt của bạn. Hiểu rõ các yếu tố nguy cơ sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh chủ động hơn. Các yếu tố nguy cơ gây mẩn đỏ như bị muỗi đốt:

  • Thay đổi thời tiết khi giao mùa
  • Vệ sinh da không đúng cách, lười tắm rửa.
  • Ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, sử dụng rượu bia thường xuyên…
  • Thay đổi hormone ở phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh.
  • Cha mẹ bị dị ứng hoặc mẩn ngứa
  • Làm việc trong môi trường phải tiếp xúc thường xuyên với các loại hóa chất tẩy rửa…
  • Nổi mẩn đỏ khắp người như muỗi đốt – Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
  • Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt do dị ứng thường tự khỏi sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trên, do vậy nếu có các dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
  • Ngứa ngáy nghiêm trọng ảnh hưởng tới giấc ngủ.
  • Mẩn đỏ và ngứa lan rộng ra toàn thân.
  • Da có dấu hiệu nhiễm trùng như xuất hiện mủ mủ, vùng da mắc bệnh bị sưng đỏ.
  • Mẩn đỏ đi kèm các triệu chứng sốt đau bụng, tiêu chảy, khó thở…

Điều trị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt

Lương y Tuấn cho hay, nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt khắp người không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà nó còn ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Do vậy, để cải thiện nhanh triệu chứng trên, người bệnh có thể tham khảo áp dụng một số cách điều trị dưới đây:

Tây y tạm thời

Phương pháp này giúp chấm dứt nhanh các triệu chứng mẩn đỏ và thường được áp dụng với những trường hợp bị mẩn đỏ ngứa toàn thân hoặc kèm theo các dấu hiệu nhiễm trùng. Mặc dù có tác dụng nhanh nhưng nếu dùng thuốc trong thời gian dài, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ.

Một số loại thuốc thường được sử dụng để giảm triệu chứng ngứa ngáy:

  • Thuốc bôi ngoài da: Loại thuốc này thường chứa các chất kháng histamin hoặc menthol có tác dụng giảm ngứa. Bạn có thể sử dụng chúng để bôi lên vùng da bị bệnh 2 – 3 lần trong ngày để giảm ngứa.
  • Thuốc uống: Loại thuốc thường được sử dụng cho người bệnh trong trường hợp này là thuốc kháng histamin H1 như: Chlorpheniramine, Cetirizine, Loratadin,… Loại thuốc này giúp giảm ngứa và giảm mẩn đỏ như muỗi đốt nhanh chóng. Tuy nhiên dùng trong thời gian dài có thể gây hại gan, thận…

Ngoài các loại thuốc giúp điều trị triệu chứng đã kể trên, người bệnh còn phải sử dụng một số loại thuốc khác để điều trị tận gốc căn nguyên gây mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt. Các loại thuốc thường được sử dụng là: thuốc điều trị bệnh gan, tuyến giáp, hoặc thuốc điều trị tình trạng nhiễm sán.

Các loại thuốc Tây giúp giảm nhanh chóng triệu chứng mẩn ngứa

Mẹo dân gian cải thiện cho trường hợp bệnh nhẹ

Nếu bị nổi mẩn đỏ và ngứa nhẹ hoặc bệnh mới khởi phát thì bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian để điều trị bệnh. Phương pháp này sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên nên nó thường khá an toàn, tiết kiệm chi phí và dễ thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, hiệu quả của các mẹo dân gian này thường chậm và phụ thuộc vào cơ địa từng người.

Các mẹo dân gian thường được sử dụng khi bị mẩn đỏ, ngứa:

  • Dùng lá khế: Theo y học cổ truyền, lá khế giúp thanh nhiệt, tiêu viêm và đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, do vậy nó thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý như dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay. Còn theo y học hiện đại, lá khế có tính sát trùng cao nên nó giúp giảm viêm, giảm ngứa từ đó giảm mề đay, rôm sảy, bệnh chàm… hiệu quả. Bạn có thể dùng lá khế tươi rửa sạch, thái nhỏ sau đó cho vào chảo sao vàng. Dùng lá khế đã sao cho vào túi chườm hoặc một chiếc khăn sau đó chườm lên vùng da bị mẩn đỏ.
  • Tắm bằng lá trà xanh: Trong trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, làm lành vết thương. Do vậy, nó thường được sử dụng để cải thiện mẩn ngứa, mụn nhọt, nổi mề đay. Bạn có thể lấy một nắm lá trà xanh rửa sạch sau đó đun với 2 – 3 lít nước, dùng nước này để tắm khi nước đã nguội bớt.
  • Chườm mát: Đây là biện pháp giảm ngứa và mẩn đỏ nhanh chóng. Bạn có thể đắp khăn mát lên vùng da bị mẩn đỏ ngứa hoặc cho đá lạnh vào túi chườm để chườm lên da. Nếu bị mẩn đỏ và ngứa toàn thân, bạn nên tắm bằng nước mát để cải thiện triệu chứng.
  • Dùng tinh dầu bạc hà: Hoạt chất menthol trong tinh dầu bạc hà có khả năng kháng khuẩn, làm mát da và giảm triệu chứng ngứa ngáy trên da rõ rệt. Do vậy, khi bị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt, bạn có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc vò nát lá bạc hà tươi để cho vào nước tắm.
  • Dùng gừng tươi: Gừng tươi có chứa gingerol, đây là chất chống oxy hóa mạnh. Hoạt chất này giúp giảm viêm, kháng khuẩn, làm lành tổn thương và đều màu da hiệu quả. Bạn có thể dùng gừng tươi rửa rạch, đập nát hoặc thái thành lát mỏng sau đó pha với nước sôi. Thêm chút mật ong vào nước gừng đã pha để dễ uống hơn và tăng hiệu quả trị mẩn đỏ và ngứa.

Đông y điều trị tận gốc căn nguyên

Theo lương y Tuấn, nguyên nhân gây ngứa ngáy, mẩn đỏ và nổi mề đay khắp người như muỗi đốt trong Đông y là do cơ thể nhiễm phong hàn, tà độc nhưng không được đẩy ra ngoài do can, tỳ, thận suy yếu. Khi phong, tà bị uất kết trong cơ thể, nó có thể gây dị ứng, mụn nhọt, nổi mề đay trên da.

Điều trị nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt bằng Đông y là biện pháp được nhiều người bệnh tin tưởng sử dụng. Các bài thuốc Đông y thường sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên nên nó có thể sử dụng lâu dài mà không gây tác dụng phụ. Thêm vào đó, trước khi kê đơn, bốc thuốc, thầy thuốc sẽ bắt mạch để xác định nguyên nhân gây mẩn đỏ, ngứa da từ đó lựa chọn các bài thuốc phù hợp, giúp trị tận gốc căn nguyên gây bệnh.

Cách phòng mẩn đỏ ngứa nổi như muỗi đốt

Để tình trạng mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt không tái phát, ngoài tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng nên áp dụng một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh, từ đó hạn chế việc dùng thuốc. Theo đó, người bị mẩn ngứa như muỗi đốt nên:

  • Thêm các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như rau, củ, quả vào chế độ ăn uống hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dễ gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật, hóa chất tẩy rửa…
  • Nếu có cơ địa dị ứng, nên thông báo cho bác sĩ trước khi bác sĩ kê đơn thuốc.
  • Nên tránh xa các loại thực phẩm đã từng khiến bạn dị ứng.
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc và sử dụng các chất kích thích vì nó có thể gây suy yếu hàng rào bảo vệ của da.
  • Bôi kem dưỡng ẩm hàng ngày sau khi tắm để hạn chế tình trạng khô da, ngứa da.
  • Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, thực phẩm nhiều muối, thực phẩm cay nóng vì chúng có thể kích hoạt tình trạng mẩn ngứa trên da.
  • Vệ sinh nhà cửa thường xuyên để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng.
  • Tập luyện thể thao điều độ, ngủ đủ giấc, kiểm soát stress… để tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Nên tắm rửa và vệ sinh cơ thể hàng ngày để loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn trên da.
  • Nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện những bệnh lý tiềm ẩn gây mẩn ngứa trên da.

Thông tin trong bài viết hy vọng đã cung cấp cho người bệnh một cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt. Các dấu hiệu bất thường trên làn da có thể cảnh báo các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn bên trong cơ thể. Do vậy, nếu bị mẩn đỏ và ngứa kéo dài dai dẳng hoặc đi kèm các dấu hiệu bất thường khác thì bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám càng sớm càng tốt.

Cập nhật lúc: 2:30 PM , 20/01/2024

Tin liên quan

Nổi mề đay kiêng gì trong sinh hoạt hàng ngày?

Bị nổi mề đay nên kiêng gì và ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh

Khi bị nổi mề đay, bạn nên kiêng một số thứ để giảm nguy cơ tái phát triệu chứng và giúp tình trạng da hồi phục nhanh chóng. Một chế...

Lupus ban đỏ nếu không được điều trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Nổi Mẩn Đỏ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa, Phòng Bệnh

Da bị nổi mẩn đỏ là tình trạng có nhiều nốt mẩn màu đỏ nổi trên da gây ngứa hoặc không. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng gây nhiều...

Nổi mề đay vào ban đêm là một thể bệnh của chứng mày đay

Nổi mề đay vào ban đêm: Hướng dẫn điều trị bệnh tại nhà ai cũng nên biết

Nổi mề đay vào ban đêm là một bệnh da liễu phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tình trạng này gây cảm giác ngứa ngáy,...

Nổi mề đay ở lưng có xu hướng tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thích hợp

Nổi mề đay ở lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nổi mề đay ở lưng là tình trạng bệnh lý da liễu thường gặp, trên vùng da lưng xuất hiện mẩn đỏ, nổi cục sần và ngứa ngáy. Bệnh gây...

Nổi mẩn đỏ không ngứa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Nổi mẩn đỏ không ngứa là dấu hiệu của bệnh gì? Điều trị ra sao?

Da bị nổi mẩn đỏ không ngứa là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý ngoài da. Người bệnh cần sớm nhận biết tình trạng này, đi khám và điều...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *