Bệnh vảy nến thể mủ thường rất nguy hiểm, dạng thể mủ là dạng nguy hiểm nhất của bệnh vảy nến. Bệnh này sẽ thường xuất hiện ở những người trưởng thành thường xuyên hút thuốc, căng thẳng, trầm cảm,… Nếu không được điều trị sớm bệnh này sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm khớp, suy thận, suy tim và thậm trí còn dẫn tới tử vong. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kiến thức liên quan đến bệnh vảy nến thể mủ và cách điều trị bệnh tốt nhất.
Vảy nến thể mủ là gì? Có bao nhiêu loại?
Vảy nến thể mủ, vảy nến mủ hay vảy nến mụn mủ là những tên gọi khác nhau của một dạng thể nặng hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm của bệnh vảy nến. Thể bệnh này được đặc trưng, dễ nhận biết bởi tình trạng xuất hiện đột ngột các mụn mủ màu trắng, mọc hàng loạt trên vùng da đỏ, căng rát trước đó. Bệnh có thể diễn tiến nghiêm trọng, dễ tái phát và gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Dựa vào triệu chứng và vị trí mắc bệnh, người ta chia vảy nến thể mủ thành 2 loại:
- Vảy nến thể mủ toàn thân (Von Zumbusch): Thường xuất hiện đột ngột. Đây là một thể bệnh nặng, có thể đe dọa đến tính mạng và cần được chăm sóc y tế ngay. Biểu hiện của bệnh là các vùng da đỏ, gây đau đớn trên diện rộng kèm theo mụn mủ, sốt, ớn lạnh, ngứa dữ dội, mất nước, nhịp tim nhanh, kiệt sức, thiếu máu, sụt cân, yếu cơ.
- Vảy nến thể mủ khu trú: Thể bệnh này có tiên lượng tốt hơn so với thể vảy nến mủ toàn thân. Gồm 2 dạng: Pustulosis Palmoplantar (PPP) gây ra mụn mủ ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và Acropustulosis gây ra các tổn thương da ở đầu ngón tay, đôi khi trên ngón chân.
Vảy nến mụn mủ thường gặp ở độ tuổi từ 15 – 70, ít khi gặp ở trẻ em. Vảy nến thể mủ toàn thân thường gặp ở người lớn từ 20 tuổi với tỷ lệ mắc đồng đều ở cả nam và nữ. Trong khi đó, vảy nến mủ khu trú dễ gặp ở nữ giới trên 30 tuổi với tỷ lệ tái phát cao hơn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh vảy nến mủ
Triệu chứng bệnh vảy nến thể mủ khác nhau theo từng dạng bệnh và vị trí xuất hiện. Có thể nhận biết và phân biệt 2 thể của bệnh vảy nến mủ dựa trên các dấu hiệu dưới đây:
Triệu chứng bệnh vảy nến thể mủ toàn thân
Bệnh thường xuất hiện ở bệnh nhân bị vảy nến da đổ hay vảy nến thể khớp (20 – 40%). Tổn thương đặc trưng nhất của bệnh là da rát đỏ, sưng nề và có những mụn mủ vô khuẩn.
Thông thường, người mắc bệnh vảy nến thể mủ toàn thân sẽ trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (khoảng 24 giờ đầu): Bệnh khởi phát bệnh có triệu chứng sốt cao (khoảng 40 độ), ớn lạnh. Các vùng da sắp tổn thương bắt đầu căng rát, ửng đỏ và đau đớn. Các nốt ban đỏ lan rộng thành từng đám, đặc biệt là những vùng da có nhiều nếp gấp, bộ phận sinh dục và lan toàn thân nhưng hầu như không ảnh hưởng đến bàn tay, bàn chân và mặt.
- Giai đoạn 2 (khoảng vài giờ tiếp theo): Các mụn mủ vô khuẩn, kích thước nhỏ, nông, màu trắng sữa xuất hiện rải rác hoặc mọc thành cụm. Mụn mủ phẳng hoặc gồ cao, xung quanh tạo ra quầng màu đỏ sẫm. Nhiều mụn mủ có thể liên kết với nhau tạo thành các “hồ mủ” có kích thước lớn, đường kính lên tới 1 – 2 cm.
- Giai đoạn 3 (24 – 48 giờ tiếp theo): Mụn mủ khô lại, tạo thành các mảng trắng bao phủ làn da bị tổn thương, kéo dài nhiều tuần, có thể kèm theo tổn thương móng và rụng tóc, bội nhiễm và tổn thương gan.
Vảy nến thể mủ toàn thân có thể tái phát theo chu kỳ, trở lại sau vài ngày hoặc vài tuần và có thể gây giảm cân, kiệt sức. Người bệnh cần được điều trị tại bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Ở trẻ em, bệnh ít gặp hơn và có thể không cần điều trị nếu được chăm sóc tốt, đúng cách.
Triệu chứng vảy nến thể mủ khu trú (Vảy nến ở bàn tay, bàn chân)
Triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện ở lòng bàn tay (thưởng ở gốc ngón tay cái), lòng bàn chân và 2 bên gót chân của bạn. Bệnh có tính chất đối xứng. Các triệu chứng điển hình gồm:
- Mụn mủ màu trắng vàng, sâu có kích thước từ 2 -4 mm bắt đầu mọc trên các mảng da tay, chân đỏ.
- Mụn thường mọc thành đám trong vòng vài giờ, hơi phồng hoặc bằng phẳng kèm theo triệu chứng phù nề các chi, sốt cao, nổi hạch ở bẹn.
- Sau một thời gian, mụn mủ dần chuyển sang màu đậm hoặc nâu tối.
- Sau 8 – 10 ngày, mụn mủ có dấu hiệu khô lại khiến da dày sừng và tạo thành các mảng vảy bong tróc.
- Một số trường hợp hiếm gặp hơn, các mụn mủ ở đầu ngón tay khi vỡ ra có thể có màu đỏ tươi. Đây là kết quả của hiện tượng nhiễm trùng và tổn thương da.
Cũng giống như vảy nến thể mủ toàn thân, dạng vảy nến khu trú này cũng có thể tái phát theo chu kỳ. Hậu quả là để lại làn da thô ráp và nứt nẻ. Những người thường xuyên hút thuốc lá có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với những người không hút thuốc.
CHIA SẺ NGAY TÌNH TRẠNG BỆNH VẢY NẾN – BÁC SĨ TƯ VẤN TRỰC TIẾP CÁCH CHỮA
Các nguyên nhân gây bệnh vảy nến thể mủ
Tương tự như các dạng bệnh vảy nến khác, căn nguyên cụ thể gây bệnh vảy nến thể mủ vẫn chưa được xác định. Các nhà khoa học cho rằng, bệnh có liên quan mật thiết tới di truyền (gen) và các yếu tố ngoại sinh khác. Những yếu tố có thể làm bùng phát bệnh vảy nến thể mủ gồm:
- Căng thẳng, stress:
- Thay đổi nội tiết: Thường do mang thai hoặc trong độ tuổi dậy thì
- Chấn thương da: Gây các tổn thương hở trên da và có thể dẫn đến nhiễm trùng
- Nhiễm trùng: Có thể liên quan đến các bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn, viêm amidan…
- Tiếp xúc nhiều với ánh sáng tia cực tím
- Tiếp xúc với hóa chất, kim loại
- Tác dụng phụ của thuốc: Một số nhóm thuốc thường gặp như thuốc giảm đau, chống viêm steroid, thuốc chống trầm cảm, kháng sinh…
Vảy nến thể mủ có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
Vảy nến thể mủ là một dạng bệnh vảy nến hiếm gặp và khá nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được điều trị tích cực. Một số biến chứng nghiêm trọng người bệnh có thể sẽ phải đối mặt khi mắc bệnh là:
- Nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu: Các mụn mủ xuất hiện với số lượng lớn, trên các vùng da khác nhau. Khi vỡ có thể gây nhiễm trùng, đặc biệt khi không được vệ sinh và chăm sóc tốt các tổn thương. Một số tình trạng nghiêm trọng có thể gặp phải như: Nhiễm trùng máu, nhiễm trùng mô, nhiễm trùng da,…
- Rối loạn chuyển hóa: Rối loạn chuyển hóa glucose, hạ đường huyết, hạ canxi huyết…
- Biến dạng móng và viêm khớp: Mụn mủ có thể gây ra các biến dạng móng tay, móng chân, khi tình trạng viêm nhiễm lây lan đến khớp khiến các khớp bị sưng, nóng đỏ, đau, khó khăn khi vận động. Người bệnh gặp biến chứng viêm khớp có thể dẫn đến co rút tay chân, biến dạng khớp.
- Bệnh nam khoa, phụ khoa: Trường hợp người bệnh bị mụn mủ ở bộ phận sinh dục sẽ rất khó điều trị dứt điểm, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra các bệnh phụ khoa, nam khoa như viêm tuyến tiền liệt, viêm âm đạo…
- Tử vong: Vảy nến thể mủ toàn thân nếu không được điều trị và phục hồi đúng cách có thể gây suy kiệt, suy giảm sức đề kháng, bội nhiễm, suy gan, suy thận, suy tim trong giai đoạn hồng cầu cấp tính. Tử vong là biến chứng thứ phát xảy ra sau suy tim, nguyên nhân do bệnh không được điều trị tốt.
Hiện nay chưa có cách điều trị bệnh vảy nến nói chung cũng như vảy nến thể mủ nói riêng. Hầu hết các phương pháp chỉ giúp cải thiện triệu chứng, kiểm soát tiến triển và ngăn ngừa biến chứng. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng vảy nến mủ, người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn điều trị phù hợp.
KẾT NỐI NGAY VỚI BÁC SĨ CHUYÊN KHOA ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ CÁCH CHỮA
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
- Thạc sĩ, bác sĩ
- Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương
- 40 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị vảy nến thể mủ
Chẩn đoán bệnh vảy nến thể mủ, người bệnh có thể được đề xuất các phương pháp, xét nghiệm sau:
- Dấu hiệu lâm sàng:
- Xét nghiệm máu: Tốc độ máu lắng tăng cao, tăng bạch cầu, đặc biệt là bạch cầu đa nhân.
- Cấy máu
- Xét nghiệm mô bệnh học
- Xét nghiệm dịch mụn mủ
Tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và biểu hiện bệnh, vảy nến thể mủ có thể được chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý ngoài da khác. Để được chẩn đoán xác định chính xác, người bệnh nên đến các bệnh viện chuyên khoa uy tín và chất lượng.
Nguyên tắc điều trị chung
Điều trị bệnh vảy nến thể mủ phụ thuộc vào độ tuổi, thể bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đôi khi, chỉ cần áp dụng một vài cách cơ bản hoặc áp dụng kết hợp, xoay vòng nhiều phương pháp do tác dụng phụ, rủi ro của liệu pháp lên cơ thể người bệnh. Mục đích của việc điều trị là cải thiện các tổn thương ngoài da, kiểm soát triệu chứng tiến triển và hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải.
- Trường hợp vảy nến thể mủ toàn thân: Bệnh nhân thường được nhập viện để bù nước và bắt đầu điều trị tại chỗ và toàn thân. Điều trị thường bao gồm kháng sinh, acitretin, cyclosporine hoặc methotrexate. Trong một số trường hợp nặng người bệnh có thể được chỉ định dùng steroid.
- Trường hợp vảy nến khu trú: Sau khi điều trị nội khoa, bác sĩ chỉ định dùng các biện pháp khác như quang trị liệu, acitretin, methotrexate hoặc cyclosporine.
Điều trị tại chỗ bằng thuốc bôi ngoài da
- Thuốc bong vảy, bạt sừng: Mỡ salicylic 2%, 3%, 5%
- Coal tar: Một dạng Goudron có nguồn gốc từ than đá.
- Anthralin: điều trị trong thời gian ngắn. Điều trị duy trì 2 lần/tuần
- Mỡ corticoid: Flucinar, Eumovate, Diprosone, Sicorten, Lorinden…
- Mỡ calcipotriol (Daivonex)
Thuốc uống điều trị vảy nến thể mủ toàn thân
- Retinoid: Là một dẫn xuất tổng hợp của vitamin A có tác dụng trị liệu cao, độc tính thấp, có tác dụng làm chậm quá trình tăng sản các tế bào biểu bì và bình thường hóa quá trình biệt hóa tế bào sừng.
- Methotrexate: Là một thuốc ức chế miễn dịch, đối kháng axit folic, có tác dụng tăng sinh tế bào thượng bì trong bệnh vảy nến. Tuy nhiên, loại thuốc này gây độc nhiều cho gan, máu nên chủ sử dụng trong trường hợp vảy nến toàn thân hoặc vảy nến diện rộng > 50% diện tích cơ thể và chủ yếu dành cho người khỏe mạnh > 50 tuổi.
- Cyclosporin A: là một vòng polypeptid có tác dụng ức chế miễn dịch, giảm tốc độ quá sản thượng bì cũng như hoạt tính của các tế bào viêm.
- Steroid toàn thân: Dùng trong những trường hợp vảy nến thể mủ nặng có biến chứng viêm khớp. Thuốc cho tác dụng nhanh nhưng chỉ là tác dụng tạm thời. Mặt khác, thuốc có liên quan đến việc thúc đẩy bệnh vảy nến nên sau khi ngừng thuốc bệnh có thể dễ tái phát trở lại và còn nặng hơn.
- Các thuốc khác: Thuốc an thần Bromua, Vitamin A, C, B12, H3, Biotin, Canxi clorua, kháng histamin tổng hợp
Liệu pháp quang hóa trị liệu
Biện pháp này có tác dụng ức chế tổng hợp ADN của lympho, ức chế biểu lộ HL ADR của tế bào sừng. Từ đó làm sạch tác tổn thương ngoài da nhanh chóng. Phương pháp này có hiệu lực nhanh chóng, tương đối an toàn và ít độc hại.
Liệu trình thực hiện: Kết hợp uống thuốc cảm quang Psoralen và chiếu tia cực tím sóng A (UVA) với bước sóng 320 – 400 nm.
- Giai đoạn tấn công: Chiếu 3 lần/tuần/ tháng
- Giai đoạn duy trì: 1 lần/tuần/2 tháng.
Đông y điều trị từ gốc vảy nến mãn tính
Trường hợp người bệnh lo sợ tác dụng phụ của thuốc tân dược thì đông y là biện pháp loại bỏ vảy nến hiệu quả, đáng lựa chọn. Hiện nay, người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc đã được nghiên cứu kiểm nghiệm sau đây:
Thanh bì Dưỡng can thang - Bài thuốc điều trị vảy nến thể mủ từ bí dược của người Tày
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang là thành quả của đề tài nghiên cứu “Ứng dụng thuốc Nam trong điều trị viêm da, vảy nến” do các bác sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc thực hiện. Phụ trách chính đề tài là Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan - Nguyên Trưởng khoa Nội, kiêm Trưởng khoa Khám bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
Thanh bì Dưỡng can thang được làm mới dựa trên nền tảng:
- Bài thuốc chữa ngứa da bí truyền của dân tộc Tày - Bắc Kạn.
- Y pháp đỉnh cao của Hải Thượng Lãn Ông.
- Hàng chục phương thuốc cổ khác.
Chương trình Sống khỏe mỗi ngày trên VTV2 đưa tin bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang là giải pháp điều trị vảy nến hoàn chỉnh và chuyên sâu hàng đầu hiện nay.
Bài thuốc phối chế hơn 30 vị thuốc Nam, tạo nên công thức thuốc “3 trong 1” điều trị bệnh vảy nến toàn diện và chuyên sâu. Bao gồm:
- Thuốc uống: Tang bạch bì, Kim ngân hoa, Bồ công anh, Ké đầu ngựa,…
- Thuốc ngâm rửa: Trầu không, Ích nhĩ tử, Ô liên rô, Mò trắng…
- Thuốc bôi da: Mật ong, Bí đao, Thiên mã hồ, Tang bạch bì,…
Bài thuốc tuân thủ nguyên tắc điều trị “Nội ẩm - Ngoại đồ” mang lại hiệu quả vượt trội:
- Điều trị vảy nến thể mủ từ căn nguyên, thải độc, khu phong, trừ tà.
- Bồi bổ tạng phủ, nhất là tạng gan - thận, kiểm soát ngứa ngáy.
- Giảm bong tróc, cung cấp dưỡng chất phục hồi da.
- Bồi bổ cơ thể, nâng cao đề kháng, ngăn ngừa tái phát hiệu quả.
Có tới 95% người bệnh vảy nến hài lòng sau 1-3 tháng điều trị bằng bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang.
Ngoài ra, Thanh bì Dưỡng can thang có ưu điểm nổi trội khác:
- Sử dụng 100% dược liệu sạch chuẩn GACP-WHO, an toàn, không tác dụng phụ.
- Phù hợp với cả trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Hỗ trợ sắc sẵn và gửi thuốc về tận nhà.
- Bác sĩ kê đơn dựa trên thể bệnh, mức độ bệnh và đồng hành cùng bệnh nhân cho tới khi khỏi bệnh.
PHẢN HỒI THỰC TẾ: Bệnh nhân vảy nến chia sẻ hiệu quả của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang trên VTV2
Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang được kê đơn tại Trung tâm Thuốc dân tộc - Đơn vị y học cổ truyền uy tín, quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu y đức.
Bạn đọc quan tâm vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC
- Hà Nội: Biệt thự B31, Ngõ 70, P. Nguyễn Thị Định, Q. Thanh Xuân
- Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P. 2, Q. Phú Nhuận
- Hotline: 0983 059 582
- Zalo: https://zalo.me/0983059582
- Website: thuocdantoc.org
- Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
HOẶC LIÊN HỆ CHUYÊN GIA NHẬN TƯ VẤN, ĐẶT LỊCH KHÁM
XEM THÊM:
- Người bệnh phản hồi về hiệu quả bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
- Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Nhất Nam An Bì Thang điều trị vảy nến thể mủ từ gốc an toàn, hiệu quả, không tác dụng phụ
Nhất Nam An Bì Thang là bài thuốc thảo dược điều trị vảy nến hiệu quả tốt nhờ sử dụng gần 30 thảo dược quý như Bồ công anh, Ngưu bàng tử, Kim ngân hoa, Ô liên rô, Đơn đỏ,... Tuân thủ cơ chế điều trị “Trong Uống - Ngoài Bôi”, bài thuốc phát huy công dụng:
- Tiêu trừ độc tố, thanh nhiệt giải độc, làm mát gan, đào thải hoàn toàn độc tố tích tụ dưới da và trong cơ thể.
- Đẩy lùi triệu chứng vảy nến viêm sưng, ngứa ngáy khó chịu.
- Bổ khí, bổ huyết, phục hồi làn da bị tổn thương, tăng cường hàng rào bảo vệ da ngăn ngừa tình trạng viêm mủ lan rộng.
- Bồi bổ chức năng tạng phủ, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể, ổn định cơ địa cho da, ngăn ngừa bệnh tái phát.
Để đạt được hiệu quả điều trị vảy nến chuyên sâu, Nhất Nam An Bì Thang sở hữu những ưu thế sau:
- Thành phần thảo dược lành tính, an toàn, đảm bảo đạt chuẩn chất lượng GACP - WHO do Nhất Nam Y Viện đầu tư trồng, phát triển theo công nghệ sinh học, nói không với tồn dư hóa chất thực vật.
- Bài thuốc kế thừa tinh hoa từ các phương dược điều trị viêm da của Thái Y Viện triều Nguyễn dâng lên vua Gia Long.
- Là thành quả từ công trình khoa học “Nghiên cứu & phục dựng tinh hoa YHCT triều Nguyễn trong điều trị bệnh da liễu” do đội ngũ chuyên gia bác sĩ Nhất Nam Y Viện thực hiện.
- Liệu trình điều trị cá nhân hóa bám sát vào từng thể trạng, cơ địa, sức khỏe của người bệnh từ đó rút ngắn thời gian sử dụng thuốc.
- Là sự kết hợp của 3 bài thuốc nhỏ (thuốc uống - thuốc bôi - thuốc ngâm rửa) bổ trợ nhau phát huy công dụng điều trị vảy nến thể mủ chuyên sâu, đem lại hiệu quả bền vững.
Nhiều bệnh nhân gửi phản hồi tích cực sau khi sử dụng liệu trình Nhất Nam An Bì Thang:
Để biết thêm thông tin chi tiết về bài thuốc, người bệnh liên hệ qua:
- Địa chỉ: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội
- Hotline: 0964 045 616 - 024.8585.1102
- Zalo: https://zalo.me/0964045616
- Fanpage: Nhất Nam Y Viện
- Website: www.nhatnamyvien.com
- Đặt lịch khám: https://nhatnamyvien.com/dat-lich-kham-benh
Chăm sóc và phòng ngừa bệnh vảy nến mủ
Hiện nay, việc điều trị vảy nến thể mủ còn gặp nhiều khó khăn do vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Do các phương pháp điều trị hiện nay đều chỉ mang lại tác dụng cải thiện triệu chứng nên điều quan trọng là người bệnh phải chủ động tránh xa các tác nhân gây bệnh.
Một số biện pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh vảy nến thể mủ người bệnh không nên bỏ qua gồm:
- Chỉ được dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn, không tự ý mua, sử dụng, ngừng hoặc đổi thuốc trong quá trình điều trị.
- Tránh chà xát, cào giã mạnh lên vùng da bị vảy nến, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm âm nhập và gây bội nhiễm
- Tránh xa các yếu tố có thể thúc đẩy bệnh khởi phát hoặc nặng hơn như hóa chất, kim loại, tia cực tím mạnh, khí hậu, dị nguyên…
- Tránh hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê….
- Nên tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức đề kháng
- Ăn uống điều độ, làm việc khoa học, tránh căng thẳng, stress
- Tắm nắng thường xuyên 5 – 10 mỗi ngày trong khung giờ thích hợp (7 – 9 giờ sáng)
Vảy nến thể mủ là một thể nặng của bệnh vảy nến, hiếm gặp nhưng có thể ảnh hướng đến tính mạng của người bệnh. Vì vậy, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đặc trưng của bệnh, người bệnh nên tìm đến các cơ sở khám chữa uy tín để được chẩn đoán và tiếp nhận phương án điều trị hợp lý, an toàn.
CHIA SẺ TRIỆU CHỨNG VẢY NẾN – BÁC SĨ TƯ VẤN CHI TIẾT CÁCH ĐIỀU TRỊ
Tin bài nên đọc:
- Người bệnh vảy nến chia sẻ kinh nghiệm khỏi bệnh trên VTV2
- Bài thuốc Nam chữa vảy nến bí truyền của người dân tộc Tày – “cứu tinh” cho hàng nghìn bệnh nhân
TIN BÀI NÊN ĐỌC