Bệnh á sừng kiêng ăn gì? Nên ăn gì để nhanh khỏi?

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp điều trị, việc thay đổi lối sống và xây dựng chế độ ăn uống khoa học có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả và thời gian điều trị bệnh á sừng. Thông tin có trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi “Bệnh á sừng kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh?”.

Vai trò của dinh dưỡng với bệnh á sừng

Á sừng là bệnh viêm da tự miễn có các triệu chứng đặc trưng như da khô ráp, nứt nẻ, sần sùi, bong tróc gây ngứa ngáy, đau rát khó chịu. Những triệu chứng của bệnh á sừng có xu hướng nặng hơn và tái phát nhiều lần gây suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. 

Việc kiểm soát và điều trị bệnh á sừng khá phức tạp, cần kết hợp sử dụng thuốc đặc trị, chăm sóc da cẩn thận và xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học.

Trong đó, các chuyên gia cho biết, một số loại thực phẩm được nạp vào cơ thể có khả năng làm giảm bớt hoặc tăng nặng triệu chứng bệnh. Vì vậy để gia tăng hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và hạn chế tiêu thụ một số loại thực phẩm.

Bệnh á sừng kiêng ăn gì thì tốt?

Một số nhóm thực phẩm bạn nên hạn chế tiêu thụ hoặc kiêng hoàn toàn khi mắc bệnh á sừng bao gồm:

Thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng

Người mắc bệnh á sừng nên lưu ý khi ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, trứng, nhộng tằm,… Các loại thực phẩm này khiến hệ miễn dịch giải phóng histamin, gây các phản ứng dị ứng trên da như ngứa rát, nổi mề đay, bong tróc, nặng hơn là cảm thấy tức ngực, khó thở,… 

Các trường hợp không bị dị ứng với nhóm thực phẩm nêu trên có thể sử dụng bình thường. 

Thức ăn có vị cay nóng

Nhóm thức ăn có gia vị cay nóng như tiêu, ớt, tỏi, hành,… có thể khiến triệu chứng ngứa rát, khô da của bệnh á sừng nặng hơn, gây hại dạ dày, gan và làm các vùng da bị tổn thương lâu lành hơn.

Thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ

Tiêu thụ các món thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ có thể gây nóng trong, làm các triệu chứng bệnh á sừng nặng hơn, da mưng mủ, tổn thương, chảy dịch, tăng nguy cơ bội nhiễm.

Bệnh á sừng kiêng ăn gì? – Các loại thịt đỏ

Nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng các loại thịt đỏ chứa nhiều đạm, tạo điều kiện cho tình trạng viêm nhiễm bùng phát mạnh hơn, từ đó gây biến đổi sắc tố da, làm vết thâm sẹo khó phục hồi.

Một số loại thịt đỏ có thể làm trầm trọng thêm bệnh á sừng là: Thịt dê, thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt trâu, thịt ngựa, thịt bê,…

Tuy nhiên, bạn không cần kiêng hoàn toàn mà nên bổ sung một lượng thịt đỏ phù hợp để cơ thể nhận đầy đủ dưỡng chất cần thiết mà không gây ảnh hưởng đến tình trạng bệnh á sừng.

Thực phẩm lên men, muối chua

Các loại thực phẩm như cà muối, dưa muối, kim chi, đậu lên men có chứa hàm lượng muối và axit cao. Những hợp chất này gây cản trở quá trình đào thải độc tố, ảnh hưởng chức năng gan thận, làm chậm quá trình phục hồi da.

Người bệnh á sừng không cần thiết phải cắt tuyệt đối nhóm thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày. Bạn có thể hạn chế sử dụng hoặc tiêu thụ tối đa 1 lần/tuần.

Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt

Những thực phẩm và món ăn chế biến quá nhiều đường như bánh kẹo, kem, sô cô la,… hoặc quá mặn (dùng nhiều muối) có thể gây nhiều tác động xấu đến chức năng gan thận, gia tăng phản ứng viêm, suy yếu hàng rào bảo vệ da. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập và gây hại cho cơ thể.

Bệnh á sừng kiêng ăn gì? – Thực phẩm chế biến sẵn

Các loại thực phẩm được đóng hộp hoặc chế biến sẵn thường chứa nhiều chất béo, chất bảo quản, chất tạo màu, hương liệu không rõ nguồn gốc. Những chất này có thể làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, bùng phát các triệu chứng của bệnh á sừng.

Đồ uống, thực phẩm có chứa chất gây kích thích

Những sản phẩm chứa chất kích thích không tốt cho da như nước trà đặc, rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… là những thực phẩm người bệnh á sừng nên hạn chế sử dụng. 

Nhóm thực phẩm này có thể gây mất nước, khô da, làm tăng phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể, khiến tổn thương da lâu lành hơn. Hơn nữa, việc tiêu thụ các chất này có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc chữa á sừng.

Bị á sừng nên ăn gì để nhanh khỏi?

Việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe làn da, thúc đẩy tốc độ làm lành tổn thương da. Người bệnh á sừng nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như:

Các loại cá béo

Người bệnh á sừng nên tăng cường ăn các loại cá béo giàu omega-3, vitamin như cá mòi, cá thu, cá ngừ, cá trích, cá hồi, cá bơn,… ít nhất 2 lần/tuần.

Nhóm thực phẩm này có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, làm mềm vùng da bị á sừng, tăng cường sức đề kháng trong cơ thể, thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào da mới.

Ngũ cốc nguyên cám và các loại hạt

Trong nhóm thực phẩm này có chứa hàm lượng omega-3, chất xơ, protein đồi dào, tốt trong việc cải thiện triệu chứng bệnh á sừng, phục hồi tổn thương da, tái tạo da từ sâu bên trong, tăng cường hệ miễn dịch. 

Các loại ngũ cốc nguyên cám, hạt tốt cho người bệnh á sừng bao gồm: Hạt kê, yến mạch, gạo lứt, ngô, hạt óc chó, hạt mắc ca, hạt lanh, bánh mì, kiều mạch, lúa mạch, hạt đậu xanh, hạnh nhân, mè đen,…

Các loại rau, củ quả tươi

Chất xơ, khoáng chất, vitamin có trong các loại rau xanh, củ quả tươi khi đi sâu vào cơ thể có khả năng đào thải độc tố, chống oxy hóa, hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm triệu chứng á sừng và cải thiện hệ miễn dịch toàn diện.

Bên cạnh đó, những người tiêu thụ nhiều rau củ quả tươi sẽ có làn da khỏe mạnh từ bên trong, hạn chế tình trạng khô và bong tróc da. 

Một số loại thực phẩm người bệnh á sừng nên bổ sung trong thực đơn hàng ngày bao gồm: Rau bina, cà rốt, súp lơ, bí đỏ, rau ngót, dâu tây, ổi, xoài, cam, đào, bưởi, cherry, cà chua, kiwi, bắp cải, rau cải, hẹ,…

Mật ong

Bạn có thể pha mật ong hoặc thêm mật ong khi chế biến các món ăn để thay thế cho đường. Trong mật ong chứa nhiều khoáng chất và vitamin B, C, E, K có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ làm lành da tự nhiên.

Thực phẩm giàu kẽm

Trong các thực phẩm giàu kẽm có đặc tính chống viêm, làm mềm lớp sừng trên da, giảm ngứa, thúc đẩy quá trình tái tạo biểu mô. Một số thực phẩm người bệnh á sừng nên ăn bao gồm mầm lúa mì, ngao, sò, ngũ cốc, đậu Hà Lan, khoai tây, măng tây, bơ, quả mâm xôi, rau chân vịt, mận,…

Lưu ý điều trị bệnh á sừng

Để kiểm soát và điều trị hiệu quả bệnh á sừng, bên cạnh chế độ dinh dưỡng, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn các loại thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh.
  • Ăn chín, uống sôi để đảm bảo loại bỏ nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào trong cơ thể.
  • Không kiêng ăn quá mức vì có thể gây thiếu hụt chất dinh dưỡng.
  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng trước khi áp dụng các chế độ ăn.
  • Hạn chế căng thẳng, thức khuya, làm việc quá sức.
  • Dành thời gian tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày để tăng cường sức đề kháng.
  • Dưỡng ẩm thường xuyên vào những ngày thời tiết lanh, hanh khô.
  • Không cạy, gãi ngứa, bóc vảy, chọc mụn nước, chà xát mạnh da vì có thể gây nhiễm khuẩn.
  • Không rửa tay quá nhiều, làm khô kẽ tay sau khi rửa.
  • Hạn chế tiếp xúc với gia vị như muối, ớt, mỡ,.. khi chế biến thức ăn.
  • Chỉ nên dùng xà phòng, nước rửa tay có thành phần lành tính, không có chất tẩy rửa mạnh.
  • Đeo găng tay khi tiếp xúc với xăng dầu, chất tẩy rửa.
  • Không tự ý sử dụng thuốc Tây y liên tục nếu không có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây nhiều tác dụng phụ như làm teo da, mỏng da. 

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc thông tin về vấn đề bệnh á sừng kiêng ăn gì, nên ăn gì để nhanh khỏi. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn phù hợp với bản thân, phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh á sừng.

Câu hỏi thường gặp

  • Triệu chứng đau nhức, ngứa rát dữ dội, da tổn thương sần sùi, dày lên, chảy nứt nẻ gây chảy máu.
  • Triệu chứng bệnh kéo dài hơn 1 tháng.
  • Đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà những không có dấu hiệu thuyên giảm.

Một số loại thuốc bôi hỗ trợ cải thiện triệu chứng và kiểm soát bệnh á sừng được bác sĩ chỉ định bao gồm: Thuốc bôi Acid Salicylic 5%, Diprosalic, Elidel, Calcipotriol-B, Dermovate Cream, Gentrisone, Hope’s Relief, thuốc mỡ Levomekol, Explaq, Keratinamin Kowa, Psorilax, Dibetalic.

Lưu ý: Sử dụng đúng và đủ liều, không lạm dụng, kéo dài thời gian dùng thuốc để tránh tác dụng phụ không mong muốn như mệt mỏi, loãng xương.

DÀNH CHO BẠN

Cập nhật lúc: 3:33 PM , 18/12/2023

Tin liên quan

Á sừng là căn bệnh ngoài da phổ phiến

[BẬT MÍ] Cách Chữa Bệnh Á Sừng Triệt Để, An Toàn Nhất

Bệnh viêm da cơ địa dị ứng, hay bệnh á sừng, là một loại bệnh da phổ biến. Nó thường xuất hiện dưới dạng nứt nẻ trên ngón tay và...

Top 16+ thuốc chữa bệnh á sừng tốt

Á sừng là bệnh lý da liễu làm da khô, nứt nẻ, bong tróc kéo dài. Có nhiều phương pháp điều trị á sừng, trong đó sử dụng thuốc là...

Á Sừng Bàn Tay, Ngón Tay: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Tốt Nhất

Á sừng bàn tay là chứng bệnh da liễu phổ biến với triệu chứng điển hình như khô, ngứa, nứt nẻ, bong vảy ở lòng bàn tay, khuỷu tay và...

Bệnh Á Sừng Ở Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu Quả

Á sừng ở chân là một dạng viêm da cơ địa, thường xuất hiện phổ biến và nghiêm trọng hơn vào mùa đông. Bệnh gây nên tình trạng khô da,...

Chăm sóc da đúng cách để ngăn ngừa bệnh tái phát

Bệnh Á Sừng: Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Nhận Biết

Bệnh á là tình trạng da nứt nẻ, bong tróc, thậm chí chảy máu, có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Các triệu chứng bệnh có thể nghiêm trọng...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *