Vảy nến có tự khỏi không? Cách điều trị hiệu quả

Vảy nến là bệnh da liễu mãn tính có tính chất tái phát theo từng đợt. Bệnh khiến da khô ráp, nứt nẻ, bong tróc, ngứa rát khó chịu. Bệnh vảy nến có tự khỏi không là thắc mắc của rất nhiều người khi mắc bệnh. Làm thế nào để kiểm soát và phòng tránh bệnh tái phát? Bạn đọc theo dõi bài viết này để tìm lời giải đáp.

Vảy nến có tự khỏi không? 

Vảy nến là bệnh lý ngoài da mãn tính thường gặp. Theo kết quả thống kê, có 2 – 3 % dân số thế giới đang phải sống chung với căn bệnh này.

Lý do nhiều người băn khoăn liệu vảy nến có tự khỏi không là do tính chất chu kỳ của bệnh. Bệnh vảy nến phát triển và bùng phát theo chu kỳ giống đồ thị hình sin. Nghĩa là sẽ có giai đoạn triệu chứng bệnh vảy nến khởi phát mạnh sau đó đột nhiên thuyên giảm và biến mất.

Trong chu kỳ bệnh thuyên giảm, dù không thực hiện bất cứ biện pháp điều trị nào nhưng các triệu chứng bệnh vẫn tự thuyên giảm rõ rệt. Điều này làm cho nhiều người nghĩ bệnh có thể tự khỏi. Trên thực tế đây là giai đoạn chuẩn bị bắt đầu cho một đợt bùng phát mới. Nếu không được chú ý điều trị, bệnh ở chu kỳ mới sẽ tiến triển nghiêm trọng hơn.

Vậy câu trả lời cho câu hỏi Vảy nến có tự khỏi không? – Đáp án là không.

Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh vảy nến. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng bệnh vảy nến khởi phát và diễn tiến nặng do sự rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch, khiến cho quá trình sản sinh tế bào da hoạt động bất thường.

Vì chưa xác định được căn nguyên của bệnh nên việc điều trị bệnh vảy nến còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ tái phát liên tục và có nguy cơ gặp các biến chứng như: Viêm mắt, viêm kết mạc, viêm khớp vảy nến, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, tiểu đường, rối loạn thần kinh,…

Có thể điều trị dứt điểm vảy nến không?

Vảy nến là một bệnh viêm da tự miễn mãn tính, đến nay chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn. 

Mục tiêu chính của các phương pháp điều trị hiện nay là kiểm soát triệu chứng, hạn chế biến chứng phát sinh và kéo dài thời gian giữa các đợt bùng phát bệnh.

Cách điều trị bệnh vảy nến hiệu quả

Dù không thể chữa khỏi dứt điểm vảy nến nhưng nếu được chú ý chăm sóc, điều trị đúng và dự phòng tốt bạn có thể chung sống hòa bình, kiểm soát, ngăn nguy cơ tái phát bệnh.

Có nhiều phương pháp điều trị vảy nến. Bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định các phương pháp dựa trên các yếu tố: Độ tuổi, thể bệnh, mức độ tổn thương, phạm vi ảnh hưởng, thể trạng và các biện pháp đã từng sử dụng.

Điều trị bằng thuốc uống, bôi

Các loại thuốc phổ biến trong điều trị vảy nến là:

  • Thuốc bong vảy nến bao gồm thuốc bôi ức chế calcineurin, thuốc bôi dẫn xuất vitamin D – calcipotriol: Được dùng cho bệnh nhân vảy nến nhẹ, chưa có dấu hiệu bội nhiễm trên da. Các loại thuốc này thường có thành phần Axit Salicylic 2 – 15%.
  • Thuốc Corticoid: Một số loại thuốc như Dermovate, Flucinar, Eumovate, Diprosone, Tempovate,… có khả năng kháng viêm, làm mềm da, giảm khô ráp và cải thiện chứng ngứa ngáy, đau rát. Thuốc này thường được chỉ định dùng cho bệnh nhân vảy nến ở mức độ tổn thương nghiêm trọng.
  • Thuốc uống: Các loại thuốc như Cyclosporine, Methotrexate, Prednisolone,.. có công dụng kháng viêm, ức chế hệ miễn dịch và điều hòa quá trình tăng sinh tế bào. Thuốc phù hợp với người bệnh vảy nến tổn thương trên diện rộng hoặc toàn thân.
  • Thuốc Anthralin: Có khả năng ức chế một số enzyme cấu tạo nên tế bào da, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, đau rát, khô da, bong tróc, đóng vảy, tránh lây lan sang vùng da khác. 
  • Nhóm thuốc ức chế TNF gồm Infliximab, Adalimumab, Etanercept,… hỗ trợ điều trị viêm, điều trị thấp khớp, viêm khớp dạng thấp.
  • Điều trị tại chỗ bằng thuốc: Calcipotriol, Tazarotene, Tacrolimus,…
  • Điều trị toàn thân bằng thuốc: Methotrexate, Cyclosporin, Acitretin, Soriatane, Tigason, các chế phẩm sinh học khác,…

Lưu ý: 

  • Đối với các loại thuốc bôi, người bệnh cần rửa sạch tay, vùng da bị tổn thương rồi lau khô trước khi sử dụng.
  • Trường hợp bệnh nhân dùng thuốc có cảm giác ngứa, nóng rát nhiều thì nên ngưng sử dụng và báo ngay với bác sĩ.
  • Các loại thuốc trên thường gây tác dụng phụ như làm teo da, tăng huyết áp, viêm – loét dạ dày, nhịp tim nhanh, đau đầu, buồn nôn,… Người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Dùng thuốc sinh học

Thuốc sinh học là loại thuốc có thành phần dược tính có khả năng làm thay đổi một vài bộ phận trong hệ miễn dịch, làm dịu các triệu chứng vảy nến. Bác sĩ sẽ thực hiện tiêm thuốc này vào tĩnh mạch để điều trị vảy nến.

Một số loại thuốc sinh học thường được sử dụng là: Etanercept, Infliximab, Adalimumab, Efalizumab, Alefacept, Secukinumab.

Nhược điểm của phương pháp này là:

  • Chi phí cao.
  • Xuất hiện các tác dụng phụ khó lường.
  • Làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột, ung thư.
  • Tùy từng trường hợp, bệnh có thể diễn tiến nặng hơn hoặc tiếp tục bùng phát sau khi điều trị.

Liệu pháp ánh sáng

Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể kết hợp dùng thuốc với phương pháp điều trị bằng quang trị liệu. Các dạng ánh sáng nhân tạo được sử dụng trong điều trị vảy nến là: Laser, tia cực tím UVA, UVB,…

Biện pháp kiểm soát và phòng ngừa bệnh vảy nến

Dưới đây là một số phương pháp giúp kiểm soát tốt triệu chứng bệnh và hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị người bệnh nên áp dụng:

  • Giữ cho vị trí bị tổn thương được khô thoáng, vệ sinh da sạch sẽ, đúng cách.
  • Lựa chọn sản phẩm làm sạch da lành tính, không chứa chất tẩy rửa mạnh.
  • Người mắc vảy nến da đầu có thể sử dụng các loại dầu gội chứa thành phần salicylic acid.
  • Không chà xát, cào gãi da mạnh vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Dưỡng ẩm da thường xuyên với tần suất 2 lần/ngày.
  • Tránh làm việc quá sức, căng thẳng thần kinh, stress, mệt mỏi kéo dài.
  • Có thể ngồi thiền, nghe nhạc, tập yoga, đọc sách, tắm nước ấm với tinh dầu… để kiểm soát tâm trạng.
  • Sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, đúng giờ, không thức khuya sau 23 giờ.
  • Rèn luyện sức khỏe, vận động mỗi ngày để điều hòa hoạt động của hệ miễn dịch, hạn chế quá trình sản sinh tế bào da bất thường.
  • Tắm nắng từ 5 – 10 phút có thể giúp tăng sức khỏe miễn dịch và cải thiện sức khỏe.
  • Bảo vệ da bằng cách thoa kem chống nắng có chỉ số SPF 50+, đội mũ, che ô, đeo khẩu trang đầy đủ.
  • Bổ sung các nhóm thực phẩm có lợi giúp điều hòa hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng, làm lành tổn thương. Một số thực phẩm lành mạnh nên tiêu thụ bao gồm: Dâu tây, quả bơ, quả mọng, rau lá xanh, bắp cải, rau lá xanh, hạnh nhân, cá hồi, cá thu, cá trích,…
  • Không hút thuốc lá, uống rượu bia hay sử dụng chất kích thích.
  • Nghiêm túc thực hiện đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Trường hợp phác đồ điều trị không đáp ứng tốt hay cơ thể có dấu hiệu bất thường cần chủ động thông báo ngay cho bác sĩ.

Với những thông tin trong bài viết, thắc mắc của người bệnh về vấn đề vảy nến có tự khỏi được không đã được giải đáp. Người bệnh không nên chủ quan về hiện tượng tự thuyên giảm tạm thời mà cho rằng bệnh vảy nến có thể tự khỏi. Vảy nến cần được điều trị càng sớm càng tốt để kiểm soát triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về tình trạng bệnh vảy nến, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Câu hỏi thường gặp

Một số biểu hiện đặc trưng của bệnh vảy nến:

  • Da xuất hiện nhiều mảng đỏ, vảy dày, màu bạc trắng.
  • Có nhiều vảy nhỏ (thường thấy ở trẻ em).
  • Da khô ráp, nứt nẻ, chảy máu hoặc ngứa rát.
  • Cảm giác sưng ngứa, nóng rát, đau nhức ở vùng da bị tổn thương.
  • Móng tay dày, có đường rãnh hoặc vết lõm sâu.
  • Các khớp sưng, cứng.

Sau khi điều trị, nếu bệnh nhân có ý thức giữ gìn, chăm sóc và bảo vệ da, vảy nến sẽ được cải thiện và gần như không còn gây khó chịu. Các tế bào vảy nến sẽ không biến mất hoàn toàn mà vẫn còn tồn tại ở trên bề mặt da. 

Khi những tế bào này gặp điều kiện thuận lợi, các tác nhân gây bệnh từ bên trong và bên ngoài cơ thể sẽ xâm nhập và khiến bệnh vảy nến bùng phát trở lại. Vì vậy người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa khả năng tái phát để duy trì kết quả điều trị trong thời gian dài nhất.

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Cập nhật lúc: 5:12 PM , 29/09/2023

Tin liên quan

[TỔNG HỢP] 8 Loại Thuốc Trị Vảy Nến Da Đầu Tốt Nhất 2023

Vảy nến da đầu là bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Tuy chưa có thuốc đặc trị, nhưng người bệnh...

Hé Lộ Top 8 Dầu Gội Trị Vảy Nến Da Đầu Thị Trường Ưa Chuộng

Dầu gội trị vảy nến da đầu có tác dụng làm bong vảy, giảm ngứa và mẩn đỏ da đầu. Các loại dầu gội đặc trị vảy nến thường có...

Nguyên Nhân Gây Vảy Nến Da Đầu Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả

Vảy nến da đầu là bệnh lý không hề hiếm ở nước ta và nó gây ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đời sống người bệnh....

Bệnh Vảy Nến Thể Giọt Là Gì? Cách Điều Trị Từ Thảo Dược

Vảy nến thể giọt, một bệnh da mãn tính, thường xuất hiện ở những người trong độ tuổi từ 15 đến 35. Nếu không được xử lý kịp thời, bệnh...

Bệnh Vảy Nến Kiêng Ăn Gì, Nên Ăn Gì Để Điều Trị Bệnh Nhanh Khỏi?

Mặc dù chế độ dinh dưỡng không phải là nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến, nhưng nó có thể làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng...

Lá khế là bài thuốc dân gian có thể giảm mẩn đỏ ở mông

15+ Cách Trị Vảy Nến Tại Nhà Bằng Dân Gian Hiệu Quả Tốt Nhất

Ngoài các phương pháp chữa trị hiện đại, cách trị vảy nến theo phương pháp dân gian cũng là lựa chọn của nhiều người. Phương pháp này an toàn vì...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *