Châm cứu, bấm huyệt là những phương pháp chữa bệnh đơn giản, có công hiệu rất lớn trong phòng và chữa một số loại bệnh, tuy nhiên, nó lại trở thành con dao hai lưỡi nếu bị lạm dụng. Vậy có nên châm cứu liên tục không? Cần thực hiện châm cứu như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất. Mời bạn đọc tham khảo ngay trong bài viết dưới đây!
1. Châm cứu là gì?
Châm cứu là phương pháp đã có từ lâu đời, trong đó người thực hiện châm cứu dùng những chiếc kim bằng kim loại mỏng, rắn, xuyên qua da, sau đó được kích hoạt thông qua các chuyển động nhẹ nhàng và cụ thể của bàn tay người thực hiện hoặc bằng kích thích điện. Y Học Cổ Truyền phương Đông cho rằng nó hoạt động bằng cách cân bằng năng lượng quan trọng, trong khi những người khác lại tin rằng nó có tác dụng thần kinh.
Châm cứu là một phần của phương pháp thực hành cổ xưa của Y Học Cổ Truyền Trung Quốc. Các nhà học cổ truyền Trung Quốc tin rằng cơ thể con người có hơn 2.000 huyệt đạo được kết nối với nhau bằng các con đường hay còn gọi là kinh mạch. Những con đường này tạo ra một dòng năng lượng (gọi Qi, phát âm là “chee”) qua cơ thể chịu trách nhiệm về sức khỏe tổng thể.
Sự gián đoạn của dòng năng lượng có thể gây ra bệnh tật. Bằng cách áp dụng châm cứu vào một số điểm nhất định, các thầy thuốc Y Học Cổ Truyền Trung Quốc cho rằng sẽ cải thiện dòng chảy của Khí, do đó cải thiện sức khỏe. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng châm cứu có hiệu quả đối với nhiều tình trạng khác nhau. Tuy nhiên, châm cứu không phải là phương pháp dành cho tất cả mọi người. Nếu muốn áp dụng phương pháp này, việc đầu tiên là cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ liệu phương pháp này có phù hợp với mình hay không, tiếp đó là cần tìm kiếm một chuyên gia châm cứu trị liệu có tay nghề và được cấp phép hoạt động.
2. Có nên châm cứu liên tục không?
Trị liệu bằng châm cứu cũng giống như việc dùng thuốc. Nếu lạm dụng, sử dụng quá liều sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, bệnh nhân cần thực hiện châm cứu theo đúng liệu trình được bác sĩ chỉ định. Thông thường, sau khi thực hiện xong 1 liệu trình châm cứu kéo dài khoảng 7 – 10 ngày, bệnh nhân sẽ phải dừng 1-2 ngày sau để mạch máu được thư giãn, sau đó mới tiến hành châm cứu tiếp.
Bên cạnh đó, thời gian của mỗi buổi trị liệu khoảng 30 phút, không nên thực hiện trong thời gian dài. Khi hoàn thành trị liệu, nên ở lại cơ sở y tế 15 – 30 phút để tiện theo dõi thể trạng cơ thể phản ứng. Đến khi về nhà, bệnh nhân tiếp tục cần được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng, không tắm hoặc tiếp xúc với không khí lạnh trong vòng 2 tiếng đồng hồ.
Lưu ý: Tùy một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ sẽ chỉ định thời gian trị liệu khác nhau.
Như vậy với câu hỏi, có nên châm cứu liên tục hay không? Người bệnh sẽ không thực hiện liên tục liệu trình 20 – 30 ngày liên tục, tùy từng điều kiện sức khỏe mà bác sĩ xây dựng phác đồ phù hợp nhất. Châm cứu nên được thực hiện chuẩn chỉnh theo đúng tư vấn, hướng dẫn của bác sĩ. Vì nếu không cẩn thận có thể xảy ra các biến chứng như:
- Vựng châm: Người bệnh xuất hiện các triệu chứng như hoa mắt, buồn nôn, tay chân lạnh, vã mồ hôi, tụt huyết áp, có khi bị ngất.
- Chảy máu, bầm tím: Khi rút kim có chảy máu thầy thuốc sẽ cầm máu ngay lập tức, thường ít khi chảy máu trong châm cứu, nếu có thì lượng chảy máu khá ít. Nếu người bệnh có bệnh lý về đông máu hoặc đang dùng thuốc kháng đông cần thông báo cho người thầy thuốc. Thỉnh thoảng, vết bầm xuất hiện tại vị trí châm kim, người bệnh không nên quá lo lắng, cần chườm ấm sẽ mau khỏi
- Phỏng, nóng rát: Vùng da châm cứu bị phỏng, nóng rát do tác động của việc châm kim hoặc kích thích của dòng điện, thường không gây nguy hiểm tới tính mạng
3. Kinh nghiệm châm cứu an toàn, hiệu quả
Để châm cứu an toàn, đạt hiệu quả chữa bệnh cao, người bệnh cần lưu ý:
- Lựa chọn cơ sở trị liệu uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi tay nghề cao, cơ sở trang thiết bị y tế đạt chuẩn
- Không nên ăn quá no hoặc để bị đói trước khi châm cứu
- Không châm cứu vào các vị trí da đang bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn
- Tâm lý thoải mái trước khi châm cứu, không lo lắng
- Không cố gắng căng cứng, co cơ khi châm cứu
- Thăm khám cẩn thận với bác sĩ trước khi trị liệu để đánh giá đúng tình hình bệnh tật, sức khỏe
- Nên kết hợp châm cứu với các phương pháp vật lý trị liệu khác để đảm bảo hiệu quả chữa bệnh
4. Châm cứu an toàn, hiệu quả với chuyên gia
Trung tâm Vật lý trị liệu – Phục hồi Chức Năng Đông Phương Y Pháp với hơn 12 năm hoạt động, trở thành đơn vị dẫn đầu trong lĩnh vực châm cứu chữa bệnh. Tại đây, người bệnh được thăm khám – trị liệu trực tiếp với các bác sĩ gạo cội, đã từng công tác tại các bệnh viện lớn về y học cổ truyền trên cả nước. Với kinh nghiệm nhiều năm, bác sĩ Đông Phương Y Pháp có khả năng bắt bệnh chuẩn xác, thao tác châm kim thuần thục đảm bảo AN TOÀN – HIỆU QUẢ CAO – KHÔNG GÂY ĐAU.
Đặc biệt hơn, Trung tâm Đông Phương Y Pháp ứng dụng châm cứu theo trường phái Tân Châm của Giáo sư Nguyễn Tài Thu, sử dụng kim dài châm liên huyệt và xuyên huyệt, giúp giảm đau đồng thời nâng cao tác dụng gấp 4 – 5 lần thông thường.
Ngoài ra, trung tâm còn chú trọng vào quy trình khoa học theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trang thiết bị đạt chuẩn. 100% Kim châm mới hoàn toàn, nói không với dùng chung kim, thực hiện theo nguyên tắc vô khuẩn, tránh nhiễm trùng, lây chéo bệnh.
Để nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh, bác sĩ trung tâm còn kết hợp nhiều kỹ thuật khác cùng bổ trợ, hiệp đồng tác dụng với châm cứu, cụ thể như sau:
- Xoa bóp, bấm huyệt
- Cứu ngải
- Thủy châm
Nhờ đội ngũ bác sĩ giỏi, quy trình thăm khám chuẩn chỉnh, Đông Phương Y Pháp ngày càng nhận được nhiều đánh giá tốt, phản hồi chất lượng từ người bệnh và cơ quan báo đài, trở thành thương hiệu có tên tuổi trong lĩnh vực châm cứu chữa bệnh.
Kết quả châm cứu chữa bệnh tại Đông Phương Y Pháp nhận được phản hồi tích cực từ đông đảo bệnh nhân trên khắp cả nước
Cô Đoàn Thị Miên: Phục hồi sau 2 lần tai biến thập tử nhất sinh nhờ bác sĩ CHÂM CỨU mát tay tại Đông Phương Y Pháp.
Cô Nguyễn Thị Nhẫn: Đi đứng dễ dàng như chưa từng bị thoái hóa toàn bộ cột sống thắt lưng, hẹp khe khớp L3 – L4 chỉ sau 20 ngày châm cứu, bấm huyệt tại Đông Phương Y Pháp.
Anh Trần Ngọc Tâm: Kiên trì châm cứu hơn 2 tháng tại Đông Phương Y Pháp, anh Tâm thoát liệt – tạm biệt xe lăn do viêm cột sống dính khớp.
Chuyên gia đầu ngành về CHÂM CỨU tư vấn miễn phí ngay!
Cập nhật lúc: 10:59 PM , 31/05/2023