Đau lưng do giãn dây chằng là vấn đề thường gặp chủ yếu do vận động sai tư thế gây ra khiến người bệnh bị đau đớn khó chịu. Vậy đau lưng do giãn dây chằng có nguy hiểm không? Làm sao trị hiệu quả? Cách phòng ngừa như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Khái niệm đau lưng giãn dây chằng
Dây chằng là một dải các mô liên kết sợi, kết nối các mô cơ tế bào để làm liền mạch khớp xương này với khớp xương khác để tạo hệ vận động. Dây chằng thường dễ gặp tổn thương trong quá trình vận động, chỉ tự phục hồi trong trường hợp bị ảnh hưởng rất nhẹ và không thể tái tạo tự nhiên nếu tác động quá lớn.
Khi vận động sai tư thế hoặc quá sức, các dây chằng này bị kéo giãn bất thường và tổn thương. Vị trí, kích thước, độ co giãn của dây chằng bị lệch xa so với cấu trúc ban đầu. Khi đó được gọi là hiện tượng giãn dây chằng lưng.
Tình trạng bệnh giãn dây chằng thắt lưng được chia thành hai cấp độ:
- Đau nhẹ: Người bệnh bị hạn chế vận động ở mức độ nhẹ, không cảm thấy đau vùng lưng dữ dội. Tình trạng đau này kéo dài trong vài ngày, dây chằng có thể tự phục hồi.
- Tổn thương nặng: Đó là khi vùng lưng xuất hiện các cơn đau dữ dội, người bệnh gặp nhiều khó khăn khi di chuyển, vận động. Nếu tình trạng này không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ diễn tiến nặng hơn và dần trở thành mãn tính.
Triệu chứng đau dây chằng lưng
Khi bị giãn dây chằng vùng lưng, người bệnh thường có thể nhận biết bằng một số dấu hiệu sau:
- Xuất hiện những cơn đau đột ngột, đặc biệt là sau khi bưng bê đồ nặng, vận động sai tư thế, ngồi lâu tư thế, rung xóc khi đi xe đường dài, nhiễm lạnh hoặc khi cử động đột ngột.
- Các cơn đau thường kèm theo dấu hiệu co cứng khối cơ cạnh cột sống.
- Đau nhiều khi bị ấn theo chiều dọc các mỏm gai sau hoặc vào khe liên đốt hai bên cột sống.
- Một số trường hợp còn cảm thấy đau nhức mỏi toàn thân, cả người mệt mỏi, tinh thần và trí tuệ bị sa sút, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Các triệu chứng này về lâu dài có thể dẫn đến tư thế cột sống bị lệch vẹo, mất đi đường cong sinh lý vốn có. Từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống,…
Nguyên nhân dẫn đến đau lưng giãn dây chằng
Giãn dây chằng cột sống thắt lưng gây ra các cơn đau vùng lưng thường do một số nguyên nhân sau:
- Vận động với cường độ quá cao: Khi thường xuyên làm công việc nặng, dùng lực mạnh có thể gây ra căng thẳng và tổn thương các sợi cơ cũng như dây chằng. Thông thường, đau lưng giãn dây chằng do vận động sẽ biến mất nếu bạn nghỉ ngơi trong vài ngày.
- Do chấn thương: Bị ngã, uốn lưng hoặc cúi gập nhiều lần, nâng vật nặng sai cách, ngồi trong thời gian quá dài,…
- Thừa cân: Tăng cân, béo phì là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có tình trạng giãn dây chằng cột sống lưng. Khi trọng lượng cơ thể lớn khiến khung xương, các đốt sống, bó cơ, dây chằng chịu một áp lực nặng nề, rất dễ bị tổn thương.
- Lão hóa: Tuổi tác càng cao khiến các bộ phận cơ thể mất dần chức năng vốn có. Khi đó, các dây chằng, khớp xương cũng bị thoái hóa theo, dẫn đến tình trạng cột sống thắt lưng bị giãn dây chằng gây đau nhức.
Đau lưng giãn dây chằng nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ, trên cơ thể có 14 dây chằng chính ở lưng, được gọi là các dây chằng cột sống. Nhiệm vụ của chúng là bảo vệ đốt xương, giữ nó ở đúng vị trí và giúp bạn có thể đứng thẳng.
Cấu trúc đàn hồi của dây chằng cho phép chúng kéo dài trong giới hạn nhất định, sau đó trở lại bình thường. Khi một trong số dây chằng bị căng quá mức, nó sẽ mất đi sự dẻo dai, trở nên giãn và gây ra tình trạng đau lưng giãn dây chằng.
Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, bao gồm:
- Vận động với cường độ quá cao: Đau cơ, giãn dây chằng do hoạt động quá sức là một nguyên nhân phổ biến của đau thắt lưng. Thực hiện quá nhiều công việc nặng, dùng lực “hết công suất” có thể gây ra căng thẳng và tổn thương các sợi cơ cũng như dây chằng, dẫn đến cảm giác đau khó chịu. Thông thường, đau lưng giãn dây chằng sẽ biến mất nếu bạn nghỉ ngơi trong vài ngày.
- Các chấn thương do lao động gây ra: Các công việc có tính chất đặc thù rất dễ khiến giãn dây chằng lưng, vì chỉ cần sai tư thế, việc tổn thương các cơ, dây chằng sẽ xảy ra: Bị ngã, uốn lưng hoặc cúi gập nhiều lần, nâng vật nặng sai cách, ngồi trong thời gian quá dài.
- Tình trạng thừa cân: Đây cũng có thể là một nguyên nhân gây bệnh phổ biến. Trọng lượng cơ thể ở phần mỡ và thịt khiến khung xương, các đốt sống và bó cơ, dây chằng chịu một áp lực nặng nề, rất dễ bị tổn thương.
- Cơ thể bị lão hóa: Tuổi tác bao giờ cũng là yếu tố đi đầu trong việc khiến các bộ phận cơ thể mất dần chức năng vốn có. Khi bạn già đi, các dây chằng, khớp xương cũng bị thoái hóa theo, dẫn đến tình trạng lưng bị đau và giãn dây chằng.
Đau lưng giãn dây chằng có thể gây ra các cơn đau từ âm ỉ đến nhức nhối khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bạn. Tuy rằng tình trạng này không gây ra những nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng, nhưng không vì thế mà bạn có thể chủ quan.
Nếu vị trí bị tổn thương không được chăm sóc đúng cách và kịp thời, dây chằng bị giãn sẽ mất tính đàn hồi vốn có, trở nên dễ đứt, rách. Một khi dây chằng bị rách, nó có khả năng dẫn đến các nhiễm trùng, viêm sưng làm cho lưng bị đau nặng hơn.
Điều trị đau lưng do giãn dây chằng bằng cách nào?
Điều trị giãn dây chằng lưng đòi hỏi kỹ năng sơ cứu đúng cách và phối hợp với nhiều biện pháp khác để đẩy lùi kiểm soát triệu chứng, điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh.
Cách sơ cứu khi bị giãn dây chằng lưng
Khi bị giãn dây chằng lưng, việc sơ cứu đúng cách góp phần không nhỏ giúp ngăn chặn tiến triển nặng của bệnh, bảo tồn chức năng khớp cột sống. Dưới đây là các bước sơ cứu cơ bản cần làm:
- Nằm xuống nghỉ ngơi trên một mặt phẳng và nằm ngửa hoặc nghiêng để thư giãn lưng;
- Sau đó, tiến hành chườm đá vào vị trí dây chằng bị giãn gây đau nhức;
- Lưu ý tuyệt đối không được chườm nóng lúc này vì nhiệt nóng sẽ càng làm cho dây chằng giãn ra nhiều hơn, tăng nặng mức độ bệnh;
- Không tự ý xoa bóp hay tác động đến vùng cột sống với dầu nóng, các loại cao, thuốc gia truyền hay lá thảo dược vì nó sẽ chỉ càng khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng;
- Ngay sau khi các triệu chứng đã thuyên giảm hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị theo phác đồ phù hợp.
Xoa bóp bấm huyệt
Giãn dây chằng khiến người bệnh có cảm giác co cứng các nhóm cơ xung quanh khớp, từ đó gây ra các cơn đau và hạn chế vận động. Bấm huyệt, xoa bóp sẽ giúp kích thích lưu thông máu, giảm viêm và giảm cơn đau lưng rất tốt.
Cách xoa bóp bấm huyệt thực hiện như sau:
- Dùng lực bàn và các ngón tay tác động với lực vừa phải lên vùng lưng đang bị đau và xoa bóp nhẹ nhàng theo chuyển động tròn.
- Massage trong khoảng 30 phút mỗi ngày các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần.
Châm cứu
Đây cũng là cách giúp khí huyết lưu thông từ đó giảm nhanh cơn đau nhức vùng lưng. Người bệnh kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần, sau khoảng 7 ngày dấu hiệu đau nhức sẽ giảm dần và khỏi hẳn.
Các huyệt vùng lưng thường được tác động giúp giảm tình trạng đau lưng giãn dây chằng là: Huyệt Đại Trường Du, Thận Du, Thiên Khu, Hoàn Khiêu, Trật Biên, Mệnh Môn,…
Lưu ý: Người bệnh không nên tự ý thực hiện châm cứu tại nhà vì châm cứu sai huyệt đạo có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm. Thay vào đó, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ/ thầy thuốc Đông y có kinh nghiệm và tay nghề cao để châm cứu trị bệnh.
Dùng thuốc Tây
Những trường hợp giãn dây chằng lưng mức độ vừa và nặng, triệu chứng đau nhức dữ dội và không đáp ứng kiểm soát bằng các biện pháp vừa kể trên thì cách tốt nhất chính là dùng thuốc. Đây là giải pháp đem lại hiệu quả cao và nhanh chóng nhất nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ nhất.
Các loại thuốc điều trị giãn dây chằng lưng thường dùng chủ yếu có tác dụng kiểm soát triệu chứng là chính. Điển hình với một số loại như:
- Thuốc giảm đau Paracetamol
- Acetaminophen
- Thuốc chống viêm không steroid NSAIDs
- Thuốc giảm đau gây nghiện Opioid
- Thuốc giảm đau thần kinh
- …
Một số trường hợp nghiêm trọng có thể được tiêm Corticoid trực tiếp vào dây chằng, gân cơ vùng lưng. Giải pháp này giúp giảm đau nhanh hơn dùng thuốc uống, tuy nhiên tác dụng phụ cũng rất nhiều như gây biến chứng yếu cơ, nhiễm trùng, teo da, tăng chỉ số đường huyết ở người bị tiểu đường… Vì vậy, chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để điều trị giãn dây chằng lưng cũng đều có nguy cơ cao gây ra tác dụng phụ. Do đó người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối các chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
Dùng thuốc Đông y
Có thể sử dụng các loại dược liệu điều trị tình trạng đau lưng giãn dây chằng như: Can khương, thục địa, bạch thược, trần bì, tri mẫu, ngưu tất, tam thất tảo,… Cách kết hợp dược liệu và liều lượng được bác sĩ/ thầy thuốc chỉ định dựa theo tình trạng bệnh cụ thể của mỗi bệnh nhân như sau:
Bài thuốc 1: Sử dụng quế chi, rễ lá lốt, thiên niên kiện mỗi loại 8g; ý dĩ, tỳ giải, kê huyết đằng, rễ cây xấu hổ mỗi loại 16g, cỏ xước 12g và trần bì 6g. Đem tất cả các vị thuốc sắc uống ngày 2 lần, kiên trì để có hiệu quả.
Bài thuốc 2: Sử dụng đảng sâm, đương quy, đỗ trọng, phục linh, bạch thược mỗi loại 8g, cam thảo, quế tâm, tế tân mỗi loại 2g; xuyên khung, độc hoạt, ngưu tất, tang ký sinh, tần giao, phòng phong mỗi loại 4g và sinh địa 12g. Đêm thảo dược sắc với nước dùng uống hàng ngày.
Đối với cách trị bệnh bằng bài thuốc Đông y này, người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài mới mang lại hiệu quả cao.
Cách phòng ngừa đau lưng giãn dây chằng
Khi bị đau lưng do giãn dây chằng người bệnh cần chú ý một số vấn đề trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày như sau:
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Để phục hồi dây chằng bị tổn thương, giảm đau hiệu quả và tránh tái phát tình trạng bệnh cần:
- Hạn chế vận động mạnh hoặc lao động quá sức.
- Xây dựng có thói quen làm việc và sinh hoạt đúng tư thế.
- Thường xuyên vận động bằng các bài tập nhẹ nhàng như yoga hay bơi lội giúp thư giãn khớp xương, giảm nguy cơ mắc bệnh.
- Nghỉ ngơi khoa học, giúp cơ thể được thả lỏng từ đó giúp quá trình hồi phục bệnh nhanh hơn.
Bổ sung thực phẩm tốt cho dây chằng
Trong quá trình điều trị đau lưng do giãn dây chằng, người bệnh cần bổ sung các nhóm thực phẩm sau đây:
- Thực phẩm giàu vitamin C: Nhóm thực phẩm này giúp ngăn ngừa viêm và tăng sản xuất collagen. Một số thực phẩm cần bổ sung là: Ớt chuông, ớt cay, mùi tây, cần tây, các loại rau màu xanh đậm (chân vịt, bông cải xanh), trái cây họ cam quýt và dâu tây.
- Thực phẩm giàu protein: Nhóm thực phẩm này giúp tái tạo mô xương, gân và dây chằng. NGười bệnh có thể ăn cá hồi, cá ngừ, thịt nạc, thịt bò,…
- Thực phẩm chứa kẽm: Các loại thực phẩm này giúp tái tạo dây chằng, ngăn ngừa sự oxy hóa. Muốn bổ sung kẽm người bệnh nên ăn thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, phần thịt sẫm màu của gia cầm, các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám và các loại rau họ đậu (đậu xanh, đậu hà lan,..).
- Thực phẩm chứa khoáng chất đồng: Nhóm thực phẩm này gồm: Hải sản có vỏ cứng (tôm, cua, sò,..), khoai tây, một số loại trái cây sấy như mận khô, cacao, hạt tiêu đen,…
- Bên cạnh đó, để đảm bảo dây chằng hồi phục nhanh chóng, người bệnh cũng cần tránh sử dụng đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe,…
Hy vọng bài viết đã mang lại nhiều thông tin cần thiết về đau lưng giãn dây chằng cho bạn đọc. Chúc quý độc giả sức khỏe!
Cập nhật lúc: 2:31 PM , 04/05/2023