Trên thực tế, tỷ lệ người bị mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc đang ngày càng tăng cao. Điều đáng lo ngại hơn cả là để giải quyết tình trạng này, nhiều người đã tìm đến và sử dụng thuốc ngủ. Vậy thuốc ngủ có tác dụng bao lâu, nên uống thế nào? Bạn đọc xem ngay nội dung bài viết dưới đây để tìm được lời giải đáp chính xác.
Thuốc ngủ có tác dụng gì?
Đúng như tên gọi của mình, thuốc ngủ có tác dụng giúp người bệnh dễ dàng rơi vào trạng thái ngủ hơn. Thuốc sau khi vào cơ thể sẽ tác động đến hệ thần kinh trung ương, giúp “thôi miên” não bộ và khiến cơ thể chìm vào giấc ngủ say.
Tùy vào thể trạng và mức độ mất ngủ của từng người, liều dùng thuốc ngủ sẽ có sự khác nhau rõ rệt. Bạn nên tuân thủ tuyệt đối chỉ định của chuyên gia y tế, tránh tăng giảm liều dùng thuốc ngủ tuỳ ý. Bởi việc sử dụng quá liều thuốc ngủ sẽ gây ra nhiều tác hại cho cơ thể. Một số tác dụng phụ điển hình có thể kể đến như rối loạn tâm lý, mất kiểm soát hành vi, tăng nguy cơ trầm cảm,… Nguy hiểm hơn là ngộ độc thuốc, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
Một viên thuốc ngủ có tác dụng bao lâu?
Mặc dù thuốc ngủ tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ với sức khỏe. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cần thiết vẫn phải sử dụng thuốc ngủ theo chỉ định. Vậy một viên thuốc ngủ có tác dụng bao lâu?
Theo các chuyên gia, sau khi uống thuốc ngủ khoảng 30 phút đến 2 tiếng, thuốc sẽ đạt được nồng độ cao nhất trong máu. Công dụng của thuốc cũng được phát huy một cách tối đa, lúc này, các hoạt chất trong thuốc sẽ nhanh chóng thấm qua màng não, gây ức chế thần kinh khiến người dùng có cảm giác buồn ngủ ngay sau đó chỉ khoảng 15 đến 20 phút.
Ngoài ra, thuốc ngủ có khả năng thấm qua mô mỡ cực kỳ tốt. Chính vì vậy, sau khi uống thuốc ngủ khoảng 15 đến 20 tiếng, các hoạt chất bên trong thuốc ngủ mới có thể đào thải một nửa ra bên ngoài. Đây cũng là lý do vì sao sau một một khoảng thời gian ngắn sử dụng thuốc ngủ, người dùng vẫn có cảm giác buồn ngủ, người mệt mỏi, uể oải,…
Một số loại thuốc ngủ thông dụng hiện nay
Sau khi đã biết được đáp án của thắc mắc 1 viên thuốc ngủ có tác dụng trong bao lâu, ở phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số loại thuốc ngủ thông dụng.
Thuốc ngủ diazepam
Thuốc ngủ diazepam có tác dụng mạnh mẽ vào hệ thống thần kinh trung ương, từ đó gây buồn ngủ nhanh, đồng thời giúp an thần, ổn định tâm lý. Thuốc này thường được chỉ định để điều trị các triệu chứng co giật, co thắt ở bệnh nhân nghiện rượu, rối loạn tâm thần.
Một vỉ thuốc diazepam có 10 viên, chỉ sử dụng từ 2 đến 5mg mỗi lần. Thuốc diazepam đang được bán với mức giá khoảng 300.000 VNĐ/ hộp.
Thuốc ngủ Rotunda
Rotunda là thuốc ngủ phổ biến, có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, mệt mỏi, từ đó hỗ trợ điều trị chứng khó ngủ, mất ngủ hiệu quả. Với những người đang gặp phải tình trạng đau cơ, mỏi xương khớp, đau đầu do đau huyết áp,… cũng có thể sử dụng loại thuốc ngủ này.
Giá một hộp thuốc ngủ Rotunda 10 viên là 42.000 VNĐ/ hộp.
Thuốc ngủ Haloperidol
Thuốc ngủ Haloperidol được sử dụng nhiều trong trường hợp bệnh nhân bị tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần, căng thẳng, thường xuyên lo âu, suy nghĩ tiêu cực. Việc sử dụng Haloperidol đúng cách sẽ cân bằng được hoạt động của não bộ, giúp cho tình trạng mất ngủ, khó ngủ giảm nhanh chóng.
Một vỉ thuốc ngủ Haloperidol có 25 viên, hộp có 2 vỉ. Giá bán trên thị trường hiện nay khoảng 95.000 VNĐ/ hộp.
Thuốc Doxylamine
Mặc dù Doxylamine không có tác dụng chính trong điều trị mất ngủ và an thần. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cần thiết, các bác sĩ vẫn chỉ định Doxylamine cho người bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Hiện nay, thuốc Doxylamine đang được bán với giá 449.000 VNĐ/ hộp.
Những lưu ý khi dùng thuốc ngủ
- Không sử dụng rượu khi dùng thuốc ngủ
Các loại đồ uống chứa cồn có thể can thiệp làm tăng tác dụng phụ của thuốc ngủ. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo khi đang điều trị bằng thuốc ngủ thì không nên sử dụng rượu. Trong trường hợp không kiêng được, chỉ nên uống 1 – 2 chén rượu nhỏ hoặc 2 cốc bia và uống trước khi đi ngủ ít nhất là 6 tiếng.
- Không ăn quá no
Ăn quá no gây cảm giác khó chịu và tăng khả năng mất ngủ ở nhóm người phải dùng đến thuốc ngủ. Bởi khi ăn quá no, lượng đường trong máu tăng cao hơn bình thường.
Người mắc bệnh khó ngủ chỉ nên ăn khoảng 80% so với mức vừa đủ và không ăn vào gần giờ đi ngủ.
- Giải tỏa stress
Căng thẳng có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc ngủ. Những trường hợp thường xuyên bồn chồn, lo lắng, người bệnh nhờ bác sĩ tư vấn để điều chỉnh liều lượng hoặc loại thuốc sử dụng
- Cẩn trọng khi dùng thuốc ngủ cùng với các loại thuốc khác
Các bệnh cảm lạnh, cảm cúm theo mùa dễ làm hệ miễn dịch suy yếu và gây mất ngủ. Các loại thuốc không kê đơn dùng để chữa các căn bệnh này cũng có thể gây bất lợi và làm giảm tác dụng của thuốc ngủ.
- Biết thời gian tác dụng của thuốc để đi ngủ và thức dậy đúng giờ
Hầu hết các loại thuốc ngủ hiện nay có hiệu quả trong vòng 8 giờ. Vì vậy nên uống thuốc vào thời gian thích hợp để tránh gây ảnh hưởng đến giờ thức dậy. Bởi nếu dậy sớm mà vẫn còn trong trạng thái buồn ngủ thì có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt là khi tham gia giao thông. Trong trường hợp không thể ngủ đúng giờ, có thể nhờ bác sĩ tư vấn loại thuốc có tác dụng ngắn hơn.
- Tạo ra môi trường ngủ thân thiện
Dù đã dùng thuốc ngủ nhưng nhiều trường hợp người bệnh vẫn không ngủ được do môi trường ngủ không thoải mái. Nên chọn không gian yên tĩnh, sạch sẽ, thoáng mát, sử dụng các vật dụng cá nhân (như chăn, gối, mạng che mặt…) quen thuộc để dễ ngủ hơn.
- Áp dụng các thói quen tốt
Ngay cả khi sử dụng thuốc ngủ, người bệnh vẫn nên áp dụng các phương pháp sống khoa học để cải thiện giấc ngủ một cách tự nhiên, hạn chế phải dùng thuốc.
Hi vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thuốc ngủ có tác dụng bao lâu và nên uống thế nào hợp lý. Khi bị mất ngủ dài ngày, người bệnh không nên tự ý điều trị mà cần đi khám sớm để được hướng dẫn điều trị thích hợp.
Cập nhật lúc: 10:47 AM , 22/04/2023