Đau dạ dày khi mang thai có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tinh thần của mẹ và sức khỏe của bé. Chính vì thế chọn phương pháp điều trị phù hợp, an toàn, lành tính là điều quan trong nhất. Đọc bài viết dưới đây để nguyên nhân khiến bị đau dạ dày khi mang thai và 5 phương pháp điều trị phù hợp được nhiều mẹ bầu áp dụng nhất!
Tìm hiểu về đau dạ dày khi mang thai
Nguyên nhân gây bệnh
Mẹ bầu có thể bị đau dạ dày trong thai kỳ bởi những nguyên nhân dưới đây:
- Ốm nghén.
- Tâm lý lo lắng, căng thẳng.
- Tử cung bị đẩy lên cao do thai nhi ngày càng phát triển khiến cho vị trí của dạ dày cũng bị thay đổi. Lúc này, thức ăn xuống dạ dày bị ứ đọng lại và gây tình trạng khó tiêu, ảnh hưởng niêm mạc dạ dày.
- Sở thích ăn chua của một số mẹ có thể khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Biểu hiện của bệnh
- Buồn nôn, ợ chua và ợ nóng. Triệu chứng này thường nhầm lẫn với thai nghén nên hay bị bỏ qua (biểu hiện ở 3 tháng đầu nhiều).
- Nóng rát dạ dày và vùng thượng vị, kèm đầy hơi (3 – 6 tháng trong thai kỳ).
- Đau nhiều vùng hõm dưới xương ức và trên rốn. Mẹ bầu có thể cảm thấy đau quặn khi đói hoặc sau khi ăn no. Đây là triệu chứng điển hình của mẹ bầu bị đau dạ dày 3 tháng cuối.
- Phân lẫn máu hoặc phân màu đen.
- Chướng bụng, khó tiêu và đầy hơi.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng.
Hệ lụy gặp phải
- Kém ăn, ăn không ngon miệng dẫn đến không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
- Mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt.
- Căng thẳng, buồn bực và kém tập trung.
- Bệnh tiến triển nặng, hình thành các ổ loét ở niêm mạc dạ dày và tá tràng.
Đau dạ dày khi mang thai có chữa được không?
Trường hợp phụ nữ đang trong thai kỳ bị đau dạ dày có thể chữa được. Tuy nhiên, vì cơ địa nhạy cảm, đối tượng này không thể tùy tiện sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng axit hay thuốc kháng H2,…
Chính vì vậy, nếu muốn chữa bệnh, chị em có thể tham khảo áp dụng các mẹo thực hiện tại nhà từ thảo dược tự nhiên để đảm bảo an toàn, lành tính và hạn chế việc tác động tiêu cực đến thai nhi.
5 phương pháp an toàn được nhiều mẹ bầu áp dụng
1. Sử dụng nghệ tươi hoặc tinh bột nghệ
Nghệ có tác dụng chống oxy hóa và curcumin có tác dụng chống viêm, làm lành niêm mạc bị tổn thương, bảo vệ tế bào dạ dày khỏi các tác nhân gây hại. Sử dụng nghệ có thể giúp cải thiện triệu chứng đau, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu,…
Phụ nữ khi mang thai sử dụng nghệ còn góp phần bổ sung vitamin C, A và các nguyên tố vi lượng khác cho sự phát triển của thai nhi.
Các cách dùng nghệ như sau:
- Cách 1: Dùng nghệ tươi trong các bữa ăn hàng ngày.
- Cách 2: Pha bột nghệ/tinh bột nghệ với 100ml nước ấm.
- Cách 3: Pha bột nghệ với mật ong và nước ấm để tăng hương vị.
Lưu ý: Nên dùng nghệ ngày 2 lần trước khi ăn khoảng 30 phút để tăng hiệu quả.
2. Dùng dầu dừa
Thành phần acid lauric trong dầu dừa giúp:
- Ức chế vi khuẩn có hại trong dạ dày.
- Làm lành vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
- Ngăn chặn nấm candida hoạt động trong hệ tiêu hóa.
Cách dùng dầu dừa chữa đau dạ dày:
- Cách 1: Uống trực tiếp 01 thìa dầu dừa trước khi ăn khoảng 30 phút để lớp acid béo bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Cách 2: Hòa tan 01 thìa dầu dừa với nước ấm và uống trực tiếp.
3. Đậu bắp
Đậu bắp có tác dụng:
- Làm dịu và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi vi khuẩn gây hại bởi thành phần pectin – chất nhầy tự nhiên.
- Phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
- Giảm sưng đau dạ dày.
- Cung cấp vitamin B9 cho thai nhi phát triển về thần kinh và hạn chế các dị tật bẩm sinh về gai cột sống.
Cách dùng đậu bắp chữa đau dạ dày:
- Rửa sạch 50 – 100g đậu bắp.
- Ăn trực tiếp hoặc chấm với nước tương.
Lưu ý: Nên ăn ít nhất 1 bữa đậu bắp trong 1 tuần để giảm triệu chứng đau dạ dày trong thời kỳ đang mang thai.
4. Kết hợp mật ong và chanh
Mật ong: Làm dịu, kháng khuẩn và phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương.
Chanh: giúp giảm cảm giác buồn nôn và nôn mửa sau ăn.
Cách dùng mật ong và chanh chữa đau dạ dày:
- Pha 3 thìa mật ong với 300ml nước ấm.
- Lấy nước cốt của ½ quả chanh và hòa cùng nước sôi.
- Uống bằng cách nhấp từng ngụm nhỏ khi nước còn ấm sẽ có tác dụng giảm đau và giảm buồn nôn.
Lưu ý: Áp dụng cách này tuyệt đối không được lạm dụng chanh quá nhiều. Acid trong chanh có thể phản tác dụng nếu dùng liều lượng lớn, gây kích thích dạ dày và đau thượng vị sau uống.
5. Trà gừng giúp giảm đau dạ dày cho mẹ bầu
Gừng có chứa hoạt chất oleoresin và tecpen giúp tăng lưu thông máu, giảm đau và viêm ở dạ dày. Đồng thời, nguyên liệu này giúp hạn chế cảm giác buồn nôn do ốm nghén cho các mẹ bầu.
Cách làm:
- Sử dụng ½ củ gừng rửa sạch và thái nhỏ, thả vào 200ml nước sôi.
- Hãm trong khoảng 15 phút thì có thể uống trà.
- Nên uống khi còn ấm để nâng cao hiệu quả.
Lời khuyên cho bà bầu bị đau dạ dày
Đau dạ dày khi mang thai là tình trạng khá phổ biến, dễ gặp ở bà bầu. Giai đoạn đầu, bệnh không gây nguy hiểm. Như nếu để lâu, bệnh tiến triển xấu sẽ làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất cho cơ thể, gây suy nhược cơ thể của người mẹ và thai nhi.
Để loại bỏ tình trạng này hiệu quả, ngoài các cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà, các mẹ nên chú ý một số điều sau:
Thay đổi chế độ ăn uống
- Tránh nhóm thực phẩm gây kích thích dạ dày như rượu bia, nước có gas, đồ ăn nhanh,…
- Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày.
- Ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ.
- Không nên vận động mạnh hoặc nằm luôn sau khi ăn.
- Nên ăn đồ mềm, dễ tiêu nhưng giàu dinh dưỡng.
- Bổ sung đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
- Hạn chế để cơ thể rơi vào trạng thái stress hoặc lo âu quá mức.
- Có thể hạn chế căng thẳng bằng cách ngồi thiền, nghe nhạc, đọc sách,…
- Tập luyện các bài tập nhẹ nhàng sau 3 tháng thai kỳ đầu tiên để cải thiện khung xương và nâng cao sức khỏe, điều hòa nhu động ruột để giảm đau dạ dày.
Lưu ý khi áp dụng các cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà
- Áp dụng các biện pháp đúng cách và đúng liều lượng.
- Không nên lạm dụng một phương pháp nào quá lâu và với liều lượng quá nhiều.
- Chọn nguyên vật liệu sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh và không gây tác dụng phụ.
Giải đáp thắc mắc
Đau dạ dày ở 3 tháng cuối thai kỳ ảnh hưởng nhiều đến cả mẹ và thai nhi. Cơ thể mẹ không hấp thu được chất dinh dưỡng có thể dẫn đến suy nhược, huyết áp cao và bé không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
Nguy hiểm hơn, tỷ lệ sinh non, trẻ còi cọc, nhẹ cân là rất cao nếu mẹ bầu bị đau dạ dày.
Nếu thấy có các triệu chứng sau, mẹ bầu cần chủ động tìm bác sĩ để được thăm khám chuyên sâu:
- Nôn liên tục.
- Dạ dày đau kéo dài và tăng về mức độ cũng như tần suất.
- Bã nôn có dính máu hoặc có màu nâu cà phê.
- Đi ngoài có lẫn máu.
- Cơ thể suy nhược, sụt cân nhanh.
Phụ nữ mang thai bị đau dạ dày không nên uống thuốc, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Không sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc chống nôn. Các thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng mà cần được hướng dẫn bởi bác sĩ chuyên khoa.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây (Trừ các trái cây chứa nhiều acid như cam, chanh, bưởi,...)
- Bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất sắt: rau chân vịt, đậu lăng, ngũ cốc, thịt đỏ,...
- Ăn sữa chua.
- Cá hồi.
- Trứng.
- Uống đủ nước hàng ngày.
Trước hết, mẹ bầu cần bình tĩnh, tránh lo lắng quá mức và hãy liên hệ, đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết.
Sau khi đã được hướng dẫn, các mẹ nên tìm hiểu các phương pháp điều trị không sử dụng đến thuốc tây để tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến cả mẹ và bé.
Mong rằng những thông tin trong bài viết về cách chữa đau dạ dày cho bà bầu tại nhà sẽ giúp ích cho các mẹ. Hãy can thiệp điều trị sớm để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh đến sức khỏe của cả mẹ và con. Nếu cần được hỗ trợ, bạn nên đến các phòng khám chuyên khoa để được hướng dẫn chi tiết, tuyệt đối không tự xử lý tại nhà.
Cập nhật lúc: 9:37 AM , 01/03/2024