Bị nổi mề đay nên kiêng gì và ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh

Khi bị nổi mề đay, bạn nên kiêng một số thứ để giảm nguy cơ tái phát triệu chứng và giúp tình trạng da hồi phục nhanh chóng. Một chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng tốt đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị và phòng ngừa mề đay. Để biết cụ thể những việc cần làm, cần tránh, những thực phẩm cần kiêng, cần ăn trong thời gian điều trị mề đay, người bệnh đừng bỏ qua bài viết dưới đây. 

Dị ứng nổi mề đay kiêng gì trong sinh hoạt?

Mề đay là một tình trạng phản ứng của các mao mạch dưới da, niêm mạc trước các tác nhân gây dị ứng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Biểu hiện đặc trưng dễ nhận biết của bệnh là các nốt mẩn đỏ, sẩn phù làm da bị phồng lên kèm ngứa ngáy khó chịu. Đây không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng vì bệnh thường xuyên tái phát và khó điều trị dứt điểm nên ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày của người bệnh.

một trong những nguyên nhân khiến việc điều trị mề đay mẩn ngứa mãi không khỏi đến từ chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Dinh dưỡng và kiêng khem thiếu khoa học khiến các tổn thương da không được điều trị dứt điểm, dễ tái phát, lâu dần trở thành mãn tính và khó điều trị hơn. 

Dưới đây là một số vấn đề người bệnh mề đay, mẩn ngứa CẦN TRÁNH trong chế độ sinh hoạt hằng ngày:

1. Dị nguyên

Bị nổi mề đay kiêng gì? – Dị nguyên là cái tên đầu tiên trong danh sách những vấn đề người bị mề đay, mẩn ngứa cần tránh ngay. Dị nguyên hay các tác nhân gây dị ứng như bụi bặm, phấn hoa, lông động vật, mạt gà… là những tác nhân trực tiếp gây dị ứng, mề đay trên da. Khi tiếp xúc với cơ thể, các tác nhân này sẽ kích thích cơ thể giải phóng Histamin vào máu làm tăng tính thấm thành mạch, khiến da nổi mẩn đỏ, khô rát, ngứa ngáy khó chịu.

Tiếp xúc thường xuyên với động vật nuôi sẽ làm tăng nguy cơ bị mề đay, mẩn ngứa
Tiếp xúc thường xuyên với động vật nuôi sẽ làm tăng nguy cơ bị mề đay, mẩn ngứa

Các chuyên gia da liễu khuyên người bệnh nên cách ly dị nguyên trong thời gian sớm nhất ngay khi có những biểu hiện đầu tiên của bệnh mề đay. Việc này có tác dụng cải thiện và kiểm soát các triệu chứng bệnh mề đay lan rộng và ngừa nguy cơ tái phát, biến chứng có thể xảy ra. 

2. Bị nổi mề đay kiêng gi – Gãi

Ngứa là triệu chứng điển hình ở các bệnh nhân bị nổi mề đay. Có những trường hợp bệnh nhân ngứa cả ngày lẫn đêm dẫn tới mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu. Khi ngứa bệnh nhân thường có phản xạ cào gãi để cải thiện cảm giác khó chịu này. 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu người bệnh liên tục chà xát, cào gãi sẽ khiến mề đay lan rộng hơn. Đặc biệt, hoạt động này có thể khiến da bị trầy xước, gây ra các tổn thương hở, tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, virus, nấm tấn công và xâm nhập vào da gây nhiễm trùng. Tình trạng này khá nguy hiểm vì có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nhiễm trùng da, áp xe dưới da, viêm mô tế bào da, nhiễm trùng huyết…

Chính vì vậy, trong thời gian điều trị mề đay, người bệnh nên hạn chế các tác động cào gãi gây tổn thương bề mặt vùng da bị bệnh. Thường xuyên vệ sinh tay, cắt móng tay sạch sẽ, đặc biệt là với trẻ em để hạn chế nguy cơ trầy xước da, nhiễm trùng do hoạt động này. 

3. Gió

Theo các chuyên gia, người bệnh nổi mề đay, đặc biệt là các trường hợp mề đay do dị ứng thời tiết, dị ứng môi trường nên kiêng ra gió. Bởi môi trường bên ngoài và gió có thể chứa những tác nhân gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật… làm bệnh nặng hơn. 

Do vậy, để hạn chế tình trạng dị ứng mề đay mẩn ngứa trở nặng, người bệnh nên kiêng gió, hạn chế ra ngoài. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài, người bệnh nên có các biện pháp che chắn kỹ lưỡng, đeo khẩu trang, mặc quần áo dài tày để giảm sự tiếp xúc trực tiếp của da với môi trường.

4. Ánh nắng cường độ cao

Ánh nắng cường độ cao có chỉ số tia UV cao không chỉ làm tổn thương sắc tố da, khiến da trở nên đen sạm mà đây còn là tác nhân khiến bệnh mề đay nặng hơn. Các chuyên gia cho rằng, nhiệt và tia UV trong ánh nắng mặt trời sẽ khiến da tăng tiết mồ hôi, làm bay hơi lớp dầu – nước tự nhiên của da. Do đó, da thường trở nên yếu ớt, dễ bị viêm đỏ, ngứa ngáy. 

Hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ và che chắn da khi hoạt động dưới trời nắng
Hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ và che chắn da khi hoạt động dưới trời nắng

Vì vậy, nếu bắt buộc phải di chuyển dưới ánh nắng trong khoảng thời gian UV hoạt động mạnh (10:00 – 16:00), người bệnh cần phải sử dụng kem chống nắng và có biện pháp che chắn da kỹ lưỡng. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia để lựa chọn các sản phẩm kem chống nắng, an toàn, phù hợp, không gây kích ứng với làn da đang bị tổn thương do mề đay mẩn ngứa.

5. Bị nổi mề đay kiêng gì? – Một số thói quen khi tắm cần tránh

Có một vài ý kiến cho rằng, người bị nổi mề đay không nên tắm. Tuy nhiên, thực chất, tắm rửa là một giải pháp để rửa trôi và loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân gây dị ứng, bệnh tật tồn tại, bám trên da. Bởi vậy, khi bị nổi mề đay, các chuyên gia không khuyến cáo người bệnh hạn chế tắm rửa, tuy nhiên phải tắm đúng cách. Bởi tắm sai cách có thể khiến các tổn thương trên da trở nên nghiêm trọng và lan rộng hơn. 

Một số lưu ý các chuyên gia dành cho người bệnh mề đay khi tắm rửa gồm:

  • Tránh chà xát mạnh: Như đã trình bày trước đó, chà xát, cào gãi có thể khiến mề đay lan rộng và làm tăng các tổn thương hở, gây nguy cơ nhiễm trùng trên da. Nguy cơ sẽ tăng lên đáng kể khi chà xát trong khi tắm. Bởi khi tiếp xúc với nước trong một khoảng thời gian nhất định, làn da thường trở nên dễ mềm, dễ tổn thương bởi các tác động cơ học hơn rất nhiều. Do vậy, khi tắm rửa, vệ sinh cơ thể, người bệnh cần chú ý thao tác nhẹ nhàng, hạn chế tác động mạnh tránh gây kích ứng, tổn thương da.
  • Không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh: Nhiệt độ nước tắm quá nóng hoặc quá lạnh có thể phá vỡ lớp màng lipid, khiến da mất độ ẩm tự nhiên, trở nên bong tróc và ngứa ngáy dữ dội hơn.
  • Tắm quá lâu: Kéo dài thời gian tiếp xúc giữa da và nước sẽ khiến tình trạng mất nước của da trở nên nghiêm trọng hơn, kích thích các tổn thương do mề đay lan rộng và bùng phát nặng hơn. Theo các chuyên gia, người bệnh mề đay chỉ nên tắm mỗi ngày 1 – 2 lần, mỗi lần không quá 15 phút.
  • Cân nhắc khi lựa chọn sữa tắm, dầu gội: Các loại sản phẩm làm sạch như sữa tắm, dầu gội, dầu xả, kem tẩy tế bào chết… có thể trở thành nguyên nhân khiến bệnh mề đay trở nặng và lan rộng hơn. Các chuyên gia khuyên người bệnh nên lựa chọn các sản phẩm có độ pH phù hợp, lành tính, dịu nhẹ, không chứa nhiều thành phần chất tẩy rửa, không chứa các hoạt chất kích ứng, chất bảo quản độc hại cho da.

6. Lạm dụng thuốc bôi ngoài trong chữa bệnh

Hầu hết các loại thuốc bôi ngoài dùng trong điều trị mề đay mẩn ngứa đều có chứa thành phần kháng Histamin và Corticoid. Nếu người bệnh thường xuyên lạm dụng các loại thuốc này mà không có sự chỉ định của bác sĩ có thể gây tình trạng nhờn thuốc, phụ thuộc thuốc. Ngoài ra, các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như làm mỏng da, viêm da, teo da, suy giảm miễn dịch….

Lạm dụng các loại thuốc bôi làm gia tăng tình trạng phụ thuộc thuốc, khiến bệnh dễ trở thành mãn tính
Lạm dụng các loại thuốc bôi làm gia tăng tình trạng phụ thuộc thuốc, khiến bệnh dễ trở thành mãn tính

Bên cạnh đó, một số trường hợp người bệnh có thể dị ứng với các thành phần hoạt chất hoặc tá dược của thuốc, làm trầm trọng hơn tình trạng nổi mẩn và ngứa ngáy. Do vậy, người bệnh mề đay cần thận trọng trong việc sử dụng thuốc, không được tự ý mua và sử dụng thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Bị nổi mề đay kiêng ăn gì, nên ăn gì?

Bên cạnh các lưu ý trong chế độ sinh hoạt, nổi mề đay nên ăn gì, kiêng gì cũng là mối quan tâm rất lớn của nhiều người bệnh. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý có thể giúp thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục và giảm nguy cơ tái phát của bệnh mề đay.

Để giúp người bệnh trả lời câu hỏi bị nổi mề đay kiêng ăn gì, nên ăn gì, bác sĩ Lê Phương đưa ra một số lưu ý sau:

1. Bị nổi mề đay kiêng ăn gì?

Dị ứng thực phẩm là một trong những nguyên nhân phổ biến làm bùng phát bệnh mề đay mẩn ngứa. Để tránh tình trạng này, người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm “nhạy cảm” sau:

  • Thực phẩm giàu đạm

Danh sách này bao gồm hải sản (tôm, cua, ghẹ, cá biển…), thịt bò, thịt chó… Các thực phẩm này có hàm lượng chất đạm (protein) khá cao, có thể gây gánh nặng lên hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ tích lũy chất độc trong cơ thể. Ngoài ra, trong thành phần các loại thực phẩm giàu đạm này có thể chứa một số “protein lạ”. Đây có thể là tác nhân khiến bệnh mề đay bùng phát hoặc trở nặng hơn. Do vậy, các thực phẩm giàu đạm luôn đứng đầu trong danh sách trả lời cho câu hỏi bị nổi mề đay kiêng gì.

Hải sản và các thực phẩm giàu đạm khác có thể khiến bệnh mề đay trở nặng hơn
Hải sản và các thực phẩm giàu đạm khác có thể khiến bệnh mề đay trở nặng hơn
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Các loại đồ ăn chiên rán, xào… sử dụng nhiều dầu mỡ, đặc biệt là mỡ thực vật sẽ làm suy yếu khả năng miễn dịch và chuyển hóa trong cơ thể. Khi tiêu thụ quá nhiều các loại thực phẩm này sẽ khiến cơ thể người bệnh tích lũy chất béo, làm trầm trọng hơn tình trạng nổi mề đay.

  • Thực phẩm, đồ uống nhiều đường muối

Bao gồm bánh kẹo, đường sữa, trái cây nhiều đường, đồ ăn đóng hộp, thức uống đóng chai… Những loại thực phẩm này có thể kích thích thần kinh ngoại biên, làm cho các mảng mề đay lan rộng hơn. Ngoài ra, khi tiêu thụ quá nhiều đường, muối, cơ thể người bệnh sẽ trở nên háo nước, da mất độ ẩm tự nhiên sẽ bị khô rát và ngứa ngứa ngáy dữ dội hơn. Đường cũng là tác nhân khiến các tổn thương hở trên da khó hồi phục hơn, tăng nguy cơ viêm nhiễm và lở loét.

  • Thực phẩm cay nóng, nhiều gia vị kích thích

Nhóm các chất kích thích người bệnh mề đay nên tránh xa bao gồm ớt, tiêu, cà phê, thuốc lá, bia, rượu… Các loại thực phẩm, đồ uống này làm tăng lượng độc tố tích tụ trong gan, thận và dưới da. Đây là nguyên nhân khiến tình trạng mề đay, mẩn ngứa dễ tái phát hoặc nặng hơn.

2. Người bị nổi mề đay nên ăn gì? 

Ngoài các thực phẩm cần kiêng khem, người bệnh mề đay có thể tăng cường bổ sung các thực phẩm dưới đây để hỗ trợ quá trình điều trị và hồi phục bệnh tốt hơn. Bao gồm:

  • Thực phẩm giàu vitamin A: Lươn, gan gà, gan lợn, gan bò, cá chép, cà chua… Vitamin A tham gia vào các quá trình tái tạo tế bào da và niêm mạc, giúp da phát triển bình thường, hồng hào và không nứt nẻ.
  • Thực phẩm giàu vitamin B: Gạo lứt, chuối, óc chó, rau xanh, hạt điều, đậu đỏ hạt to… Các loại thực phẩm này có hàm lượng các vitamin nhóm B khá cao, giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, khả năng co giãn và đàn hồi của da.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin C mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bệnh mề đay
Nhóm thực phẩm giàu vitamin C mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho người bệnh mề đay
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Bao gồm các loại rau xanh, bông cải xanh, khoai tây, cà chua, cam, quýt, bưởi, táo, sơ ri, dâu tây… Các thực phẩm này không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn thúc đẩy quá trình thải độc, đẩy lùi các triệu chứng bệnh mề đay hiệu quả.

Một số lưu ý khi điều trị nổi mề đay mẩn ngứa

Trên thực tế, hầu hết các trường hợp nổi mề đay đều lành tính và có thể khỏi trong thời gian ngắn nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan, mắc sai lầm trong việc chăm sóc và kiêng khem, bệnh có thể tiến triển dai dẳng, trở thành mãn tính, khó điều trị hơn rất nhiều.

Bên cạnh các mối quan tâm khi bị nổi mề đay kiêng gì, ăn gì, làm gì, người bệnh cũng cần chú ý đến một số vấn đề sau:

  • Chủ động cách ly, tránh xa các yếu tố có thể là tác nhân dị ứng kể cả trong thời gian không mắc bệnh, đặc biệt là với người có cơ địa dị ứng, cơ địa miễn dịch mẫn cảm.
  • Cân bằng thời gian nghỉ ngơi, làm việc, kiểm soát cảm xúc, tránh các cảm xúc tiêu cực, trầm cảm. Bởi đây cũng là một nguyên nhân khiến bệnh bùng phát và nặng hơn.
  • Chủ động dưỡng ẩm cho da 2 – 3 lần mỗi ngày, đặc biệt là khi tắm xong để hạn chế tình trạng mất độ ẩm tự nhiên và giúp tăng cường miễn dịch cho da.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, dao động khoảng 1,5 – 2,5 lít tùy vào cơ địa mỗi người.
  • Giữ ẩm cơ thể khi thời tiết giao mùa, chuyển lạnh
  • Bôi kem chống nắng, che chắn da khi đi lại, hoạt động ngoài trời
  • Tắm rửa, vệ sinh da, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đúng cách

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được thắc mắc bị nổi mề đay kiêng gì của rất nhiều người bệnh. Đây là bệnh lý da liễu phổ biến, chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi cơ địa và chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng của người bệnh. Vì vậy, người bệnh nên chủ động phòng ngừa, kiêng khem để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Cập nhật lúc: 10:17 AM , 21/12/2023

Tin liên quan

Lupus ban đỏ nếu không được điều trị có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm

Nổi Mẩn Đỏ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa, Phòng Bệnh

Da bị nổi mẩn đỏ là tình trạng có nhiều nốt mẩn màu đỏ nổi trên da gây ngứa hoặc không. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng gây nhiều...

Nổi mề đay vào ban đêm là một thể bệnh của chứng mày đay

Nổi mề đay vào ban đêm: Hướng dẫn điều trị bệnh tại nhà ai cũng nên biết

Nổi mề đay vào ban đêm là một bệnh da liễu phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tình trạng này gây cảm giác ngứa ngáy,...

Nổi mày đay gây cảm giác ngứa âm ỉ khiến bệnh nhân phải cào gãi để giảm ngứa

Nổi Mề Đay Mãn Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa

Bệnh nổi mề đay mãn tính là một dạng bệnh dị ứng rất nhiều người mắc phải hiện nay. Bệnh có thể gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh...

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt có thể là dấu hiệu cảnh lý nhiều căn bệnh tiềm ẩn

Nổi Mẩn Đỏ Ngứa Như Muỗi Đốt: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Hiệu Quả

Nổi mẩn đỏ ngứa khắp người như muỗi đốt là tình trạng thường gặp trên da. Khi gặp tình trạng này, đa số mọi người thường chủ quan vì nghĩ...

Nổi mề đay ở lưng có xu hướng tái phát nhiều lần khi gặp điều kiện thích hợp

Nổi mề đay ở lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nổi mề đay ở lưng là tình trạng bệnh lý da liễu thường gặp, trên vùng da lưng xuất hiện mẩn đỏ, nổi cục sần và ngứa ngáy. Bệnh gây...

Nổi mẩn đỏ không ngứa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Nổi mẩn đỏ không ngứa là dấu hiệu của bệnh gì? Điều trị ra sao?

Da bị nổi mẩn đỏ không ngứa là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý ngoài da. Người bệnh cần sớm nhận biết tình trạng này, đi khám và điều...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *