Sự viêm nhiễm và tổn thương ở đại tràng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Hiện này, việc tìm phương pháp điều trị tốt nhất là một yếu tố quan trọng trong quá trình quản lý và chữa trị viêm loét đại tràng. Hãy cùng đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu về cách chăm sóc sức khỏe hiệu quả cho viêm loét đại tràng.
Viêm loét đại tràng là gì?
Viêm loét ở đại tràng là một bệnh lý khá phổ biến về đường tiêu hóa. Theo chuyên gia, bệnh được định nghĩa là sự viêm nhiễm cấp hoặc mãn tính ở niêm mạc đại tràng, đi kèm theo các tổn thương gây loét ở niêm mạc. Bệnh có thể bắt gặp trên mọi đối tượng, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những tổn thương ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện.
Bệnh có thể bộc phát ở các bộ phận khác nhau của ruột kết. Nếu diện tích đại tràng bị ảnh hưởng nhiều, thì các triệu chứng lại càng nghiêm trọng hơn. Dấu hiệu để nhận biết chính xác được bệnh viêm loét đại tràng đó là chảy máu trực tràng. Trong nhiều trường hợp, người bệnh sẽ gặp phải những triệu chứng như:
- Đau bụng dữ dội và co thắt bụng: Triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng. Đôi khi, bạn sẽ cần đến thuốc kê theo toa để kiểm soát.
- Tiêu chảy không kiểm soát được: Trong một số trường hợp, tiêu chảy còn có thể bị kèm theo máu, mủ hoặc chất nhầy. Tiêu chảy không kiểm soát xuất hiện suốt cả ngày và đôi khi cả vào ban đêm. Nếu cố tình sử dụng một số loại thuốc chống tiêu chảy thông thường thì có thể khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
- Táo bón: Đôi lúc tình trạng táo bón vẫn sẽ xảy ra, tuy nhiên không nhiều bằng tiêu chảy. Táo bón xuất hiện có thể kèm theo cho bạn cảm giác căng thẳng và chuột rút.
- Cơ thể suy nhược: Viêm loét đại tràng có thể khiến cho cơ thể của bạn bị thiếu máu, dẫn đến trạng thái mệt mỏi, suy nhược. Người bệnh có thể bị chóng mặt, đau đầu, da dẻ nhợt nhạt, ngay cả thở cũng trở nên khó khăn.
Phân loại viêm loét đại tràng
Bệnh lý này được hiểu là một tình trạng viêm nhiễm gây loét trên lớp niêm mạc, được chia thành các loại chính như sau:
- Viêm loét cấp tính: Xảy ra nhanh chóng và triệu chứng nhẹ hơn, thông thường bệnh nhân sẽ bị đau bụng, tiêu chảy và khó chịu trong người. Tình trạng này có thể được điều trị và phục hồi một nhanh chóng.
- Viêm loét mãn tính: Xảy ra lâu dài, nguyên nhân do không được phát hiện sớm. Ở giai đoạn này có thể xuất hiện một số vấn đề nghiêm trọng, bao gồm suy dinh dưỡng và sẹo thùy đại tràng.
- Viêm loét do liên quan đến bệnh lý: Có thể xảy ra trong trường hợp bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý khác ảnh hưởng đến đại tràng như bệnh Crohn.
Mỗi loại viêm loét đại tràng có những đặc điểm riêng, cần được chẩn đoán và điều trị một cách thích hợp.
Tầm nguy hiểm của bệnh viêm loét đại tràng
Viêm loét ở đại tràng có thể gây ra nhiều biến chứng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thông thường, biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh là gây xuất huyết tiêu hóa. Nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, người bệnh có thể mắc sốc do mất nhiều máu hoặc suy kiệt cơ thể. Một số trường hợp đã ghi nhận, viêm loét đại tràng gây nhiễm trùng máu, nặng nhất là khiến người bệnh tử vong.
Ngoài ra, bệnh lý viêm loét này cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày rất nhiều. Người bệnh do bị đau bụng, tiêu chảy, táo bón, suy dinh dưỡng, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng,… nên sẽ luôn trong trạng thái uể oải, không tập trung, ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống. Do đó, viêm loét đại tràng cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cách chuẩn đoán bệnh
Một số phương pháp chẩn đoán bệnh viêm loét đại tràng mà người bệnh có thể áp dụng:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh nhân để tiến hành chẩn đoán. Nếu nghi ngờ bệnh viêm loét đại tràng, bác sĩ sẽ tiến hành khám vùng hậu môn và đại tràng bằng cách nội soi, để quan sát bề mặt của đại tràng và lấy mẫu. Nội soi sẽ đánh giá đường người bệnh bị viêm loét trực tràng, viêm loét đại tràng trái hoặc phải hay viêm loét đại tràng toàn bộ.
- Siêu âm: Siêu âm có thể giúp bác sĩ xác định các biến đổi bề mặt của đại tràng và cũng như tầm soát được các bệnh khác như ung thư.
- Xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe tổng thể của bệnh nhân và kiểm tra nồng độ các chất bổ trợ của cơ thể.
Bên cạnh đó, các phương pháp như sinh thiết, xét nghiệm phân, chụp khung đại tràng, chụp CT scan ổ bụng cũng có thể được áp dụng.
Đối tượng nào dễ mắc bệnh?
Bệnh viêm loét đại tràng là một bệnh lý phổ biến và có thể bắt gặp trên bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, những nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất đó là:
- Người trong độ tuổi từ 15 – 30 là phổ biến nhất, thứ 2 là nhóm tuổi 60 – 80, tiền sử gia đình có người bị UC, hút thuốc là,
- Người lạm dụng thuốc, mặc dù thuốc là cách nhanh nhất để ngăn ngừa các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, một số loại thuốc lại đồng thời gây tác dụng lên đại tràng và làm tổn hại lớp niêm mạc. Điển hình là các loại thuốc thuốc ngừa thai, thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau NSAID.
- Người thường xuyên hút thuốc.
- Người có tiền sử mắc bệnh tim hoặc có nguy cơ mắc bệnh suy tim, người bị huyết áp thấp, từng phẫu thuật bụng,…
- Người thường xuyên làm việc quá tải, ăn uống sai cách. Những người bị mất cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, căng thẳng kéo dài, bỏ bữa, ăn uống không đúng giờ, đồ ăn không hợp vệ sinh,… là những đối tượng rất dễ bị viêm loét tại đại tràng.
Phương pháp điều trị bệnh viêm loét đại tràng
Có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm loét ở đại tràng, tùy theo mức độ nhẹ hay nặng mà bệnh nhân có thể áp dụng.
1. Sử dụng mẹo dân gian
Một số mẹo người bệnh có thể áp dụng tại nhà trong trường hợp bệnh chưa quá phức tạp:
- Dùng nghệ và mật ong: Nghệ chứa nhiều curcumin ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, gia tăng tiết nhầy giúp ích cho quá trình tiêu hóa. Kết hợp với mật ong giúp tăng cường miễn dịch, bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Mỗi ngày, người bệnh hãy lấy 10g tinh bột nghệ cùng 1 thìa mật ong nguyên chất vào 100ml nước ấm, khuấy đều và sử dụng.
- Dùng gừng tươi: Gừng có tính sát khuẩn, chống viêm và ngăn ngừa được phản ứng oxy hóa. Mỗi ngày, người bệnh có thể thái một ít gừng tươi cho vào tách trà nóng dùng 2 lần trong ngày, vào buổi sáng và tối.
- Dùng lá ổi: Lá ổi được xem là một vị thuốc cực kỳ tốt trong việc giải quyết các vấn đề về đường tiêu hóa. Do đó, người bệnh viêm đại tràng có thể áp dụng mẹo này nếu gặp phải các triệu chứng như táo bón, tiêu chảy. Mỗi ngày bạn chuẩn bị khoảng 50g búp lá ổi, rửa sạch và cho vào nồi sắc cùng 2 bát nước trong khoảng 15-20 phút. Chia thành từng cốc nhỏ uống hết trong ngày.
2. Sử dụng thuốc Tây
Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh ở mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị viêm loét đại tràng cho phù hợp. Đối với các triệu chứng nhẹ, bệnh nhân chỉ cần thuốc để giảm viêm và sưng tấy, như Mesalamine, sulfasalazine, 5-aminosalicylic,… Trong một số trường hợp, bệnh nhân cũng có thể uống thuốc corticosteroid để giúp giảm viêm, nhưng đây là một loại thuốc có gây tác dụng phụ nên cần cẩn trọng khi sử dụng.
Có một phương pháp điều trị khác ít được áp dụng hơn, đó là bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc giúp điều hòa miễn dịch, thay đổi cách thức hoạt động của hệ thống miễn dịch ở người bệnh viêm loét đại tràng.
3. Phẫu thuật
Trong trường hợp các phương pháp điều trị trên đều không đem lại hiệu quả tích cực, người bệnh có thể phẫu thuật can thiệp. Phẫu thuật viêm loét đại tràng thường chỉ được chỉ định khi bệnh nhân bị mất máu nhiều, kèm theo các triệu chứng mãn tính, thủng ruột kết,…
Phẫu thuật sẽ loại bỏ toàn bộ ruột kết và tạo ra một đường mới cho chất thải ra ngoài. Để chuyển hướng chất thải, bác sĩ cần tạo ra một lỗ nhỏ trên thành bụng. Sau đó, hồi tràng được đưa lên bề mặt da. Chất thải sẽ được thoát qua lỗ và đi vào túi hậu môn nhân tạo.
Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm loét đại tràng
Do viêm loét đại tràng là một bệnh lý về đường tiêu hóa, cho nên, những biện pháp phòng ngừa của bệnh chủ yếu liên quan đến việc duy trì một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm loét đại tràng mà người bệnh nhất định không được bỏ qua:
- Xây dựng chế độ ăn: Một chế độ ăn hợp lý cho người bệnh viêm loét đại tràng là phải tăng cường chất xơ trong rau, củ, quả, trái cây như chuối, đu đủ, khoai lang,…. Hạn chế tối đa việc dùng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá và các hương liệu chua cay, đồ ăn chiên rán. Khi ăn thì nên nhai kỹ, không nên ăn quá no, thay vào đó có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
- An toàn thực phẩm: Mỗi loại thực phẩm đều cần đảm bảo được tính vệ sinh, biết rõ nguồn gốc xuất xứ. Những loại thức ăn như rau sống, nem chua, nem chạo, tiết canh, gỏi cá,….không nên sử dụng.
- Sinh hoạt khoa học: Xây dựng chế độ sinh hoạt hàng ngày điều độ, tránh stress, lo lắng trong thời gian dài vì rất dễ gây trầm cảm làm giảm nhu động ruột. Thay vào đó, bạn nên tạo cho mình một tinh thần thoải mái, một thái độ vui vẻ.
- Vận động thường xuyên: Duy trì thói quen chăm chỉ vận động, rèn luyện thể dục thể thao, uống nhiều nước, sẽ giúp cho các triệu chứng bệnh viêm loét không còn tái phát.
Viêm loét đại tràng có tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu không được điều trị sớm, bệnh rất dễ gây biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, mỗi bệnh nhân nên nắm bắt được tình hình bệnh cũng như các phương pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả.
Cập nhật lúc: 7:30 AM , 04/03/2024