Trẻ 7 Tuổi Bị Trào Ngược Dạ Dày Vì Sao? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày là hiện tượng tổn thương hệ tiêu hóa đang ngày càng trở nên phổ biến. Thái độ chủ quan, thiếu kiến thức về bệnh có thể trở thành nguyên nhân gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là gì và cách điều trị ra sao, tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là tình trạng acid dịch vị đi ngược lên trên, hiện tượng này không chỉ xảy ra ở người trưởng thành mà tỷ lệ trẻ nhỏ mắc bệnh đang có xu hướng ngày một tăng cao. Với hàm lượng acid mạnh mẽ, căn bệnh không chỉ gây ra những tổn thương đối với hệ tiêu hóa mà còn có khả năng gây viêm loét ở vùng niêm mạc họng, gây ra bệnh hô hấp và ảnh hưởng tới sự phát triển của bé.

ác bậc phụ huynh thường ép con ăn quá no, ăn nhiều là nguyên nhân dẫn tới trẻ 7 tuổi bị trào ngược

Trên thực tế, rất nhiều bậc phụ huynh chưa thực sự nắm bắt đầy đủ kiến thức về bệnh và các biện pháp phòng ngừa. Điều này đã khiến cho trẻ dễ dàng tiếp xúc với những nguy cơ gây trào ngược. Các chuyên gia tiêu hóa đã chỉ ra một số nguyên nhân gây bệnh như sau:

  • Cấu tạo các cơ quan của trẻ chưa thực sự hoàn thiện và chức năng chưa ổn định. Chính vì vậy, khi hoạt động cơ hoàng xảy ra rối loạn sẽ dẫn tới dịch acid trào ngược lên trên.
  • Thực quản nối liền từ miệng xuống dưới dạ dày. Bên phía dưới cùng của bộ phận này có một van với chức năng mở ra khi thức ăn đi xuống và đóng lại nhằm ngăn chặn acid trào ngược. Trẻ nhỏ thường có nguy cơ suy yếu van dưới thực quản, khiến việc đóng mở không đúng thời điểm, gây ra triệu chứng trào ngược.
  • Một số phụ huynh hình thành cho trẻ thói quen ăn khi nằm ngay từ lúc nhỏ, điều này sẽ khiến dịch dạ dày sẽ trào lên trên hơn.
  • Trẻ 7 tuổi tính cách hiếu động nghịch ngợm nên khi ăn xong thường chạy nhảy quá mạnh, vui đùa khiến hoạt động của dạ dày bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên kiểm soát hoạt động của bé, tránh để con nằm ngay sau khi ăn.
  • Trẻ bị thừa cân béo phì có thể bị lớp mỡ chèn ép dẫn tới trào ngược dạ dày.
  • Cha mẹ có tiền sử từng mắc bệnh đau dạ dày hoặc dương tính với vi khuẩn HP.
  • Trẻ từng mắc một số bệnh lý dạ dày, rối loạn tiêu hóa trước đó cũng có nguy cơ mắc trào ngược cao hơn.
  • Cha mẹ ép bé ăn quá nhiều hoặc lạm dụng thực phẩm chức năng, các loại thuốc bổ

Dấu hiệu nhận biết trào ngược dạ dày ở trẻ

Để nhận diện các biểu hiện khi trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày không quá khó khăn. Trong quá trình chăm sóc, phụ huynh nên đặc biệt chú ý tới một số dấu hiệu như sau:

  • Trẻ thường xuyên chán ăn, bỏ bữa hoặc tỏ ra không thích các món khoái khẩu.
  • Không có dấu hiệu tăng cân hoặc sụt cân mà chưa rõ lý do.
  • Khó thở hoặc thở khò khè.
  • Ợ chua, ợ nóng đi kèm với dấu hiệu đầy bụng.
  • Bé kêu nóng rát hoặc đau ở ngực, hay cảm thấy khó nuốt và dấu hiệu gần giống viêm họng.
  • Buồn nôn sau khi ăn.
  • Mất tiếng
  • Hay nấc cụt, mồm có vị chua hoặc mùi hôi.
  • Trẻ bị đau ở vùng thượng vị, cảm giác tăng lên khi nằm xuống.

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? 

Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày có thể gây ra nhiều tổn thương tới không chỉ hệ tiêu hóa, mà còn khiến niêm mạc họng bị viêm nhiễm. 

Ở một số trẻ, trào ngược dạ dày thường không có biểu hiện buồn nôn. Tuy nhiên acid dịch vị vẫn có thể trào ngược lên trên thực quản, tràn vào khí quản và tăng nguy cơ tổn thương tới hệ hô hấp. Biến chứng do trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ 7 tuổi có thể xuất hiện do sự lơ là của cha mẹ hoặc lựa chọn sai phương pháp điều trị. 

Sau đây là một số biến chứng mà phụ huynh không nên chủ quan:

  • Xuất huyết thực quản
  • Viêm thực quản kèm theo hình thành sẹo gây hẹp thực quản, khiến trẻ gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn.
  • Thực quản bị sưng tấy và nóng rát
  • Hình thành nên các khối khối polyp trong thực quản khiến trẻ khó chịu.
  • Rối loạn thần kinh 
  • Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý hô hấp mãn tính như viêm phổi, viêm amidan, đau họng, viêm họng hạt, viêm phổi.
  • Ảnh hưởng tới sự phát triển trong tương lại, khả năng hấp thụ dinh dưỡng của bé

Các cách chẩn đoán bệnh cho trẻ

Để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày cho trẻ 7 tuổi, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám sức khỏe, ghi nhận tiền sử bệnh tình của bé cũng như các triệu chứng con bạn đang gặp phải. 

Các xét nghiệm khác có thể được chỉ định cho bé bao gồm:

  • Chụp X-quang ngực
  • Nuốt barium kết hợp chụp X-quang: Cho phép bác sĩ phát hiện được các dấu hiệu viêm loét và tắc nghẽn bất thường ở các cơ quan trên cùng của đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày và ruột non ( phần đầu tá tràng)
  • Nội soi dạ dày: Trẻ 7 tuổi còn nhỏ nên ít khi được thực hiện phương pháp này. Tuy nhiên trong trường hợp cần thiết bác sĩ có thể chỉ định nội soi cho bé. Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể lấy một số mẫu mô trong đường tiêu hóa của trẻ để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn Hp hoặc tầm soát ung thư.
  • Nhân trắc thực quản: Kỹ thuật này được thực hiện để đánh giá sức mạnh cơ thực quản của bé.
  • Kiểm tra độ pH: Một ống nhựa có đầu cảm biến sẽ được đưa vào thực quản từ lỗ mũi của bé để đo độ pH trong vòng 24 – 48 giờ.

Điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ 7 tuổi

Điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ 7 tuổi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Thông thường, việc khắc phục bệnh sẽ được bắt đầu với các phương pháp tự nhiên, đặc biệt là thay đổi lối sống của bé. Nếu sau đó bệnh tình của bé không tiến triển tốt thì mới tính đến việc sử dụng thuốc hay phẫu thuật.

Điều chỉnh thói sinh hoạt và chế độ ăn uống 

Một số thay đổi trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày có thể giúp cải thiện triệu chứng cho trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày như:

  • Ăn các bữa nhỏ trong ngày thay vì chỉ có 3 bữa chính. Cứ cách 2 – 3 giờ mẹ có thể cho con ăn một lần nhưng đừng để bé ăn quá nhiều. Điều này sẽ giúp gánh nắng tiêu hóa cho dạ dày của bé, ngăn ngừa trào ngược, giảm buồn nôn và giúp bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Có kế hoạch giảm cân cho bé nếu con bạn dư thừa cân nặng hoặc bị béo phì
  • Tránh cho  trẻ ăn nhiều chất béo, đồ chiên, sô cô la, các loại quả có vị chua, bạc hà. Chúng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày thực quản và khiến tình trạng trào ngược dạ dày của trẻ 7 tuổi thêm nghiêm trọng.
  • Không cho trẻ uống nước ngọt có ga hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Khuyến khích bé nằm gối nâng cao đầu trong lúc ngủ để ngăn ngừa hiện tượng trào ngược axit diễn ra vào ban đêm
  • Bữa ăn tối nên cách thời điểm bé đi ngủ ít nhất 3 giờ
  • Đừng để bé đi nằm ngay hoặc hoạt động mạnh ngay sau khi ăn
  • Để bé mặc quần áo rộng rãi, thoải mái. Tránh mặc đồ bó sát gây chèn ép vào dạ dày và làm tăng nguy cơ bị trào ngược.
Trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày phải làm sao

Áp dụng các bài thuốc dân gian 

Các bài thuốc trị trào ngược dạ dày cho bé bằng dân gian thường sử dụng nguyên liệu thiên nhiên nên khá an toàn khi sử dụng điều trị cho trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày. Mẹ có thể tham khảo các mẹo dưới đây để áp dụng thử cho con.

  • Dùng nghệ:  Loại gia vị này cung cấp nhiều curcumin có tác dụng làm giảm axit dạ dày, giúp tổn thương trong đường ruột của bé nhanh lành.  Để điều trị, mẹ lấy 1 thìa bột nghệ trộn chung với 1 thìa mật ong nguyên chất cho bé ăn trước  bữa chính 30 phút.
  • Bài thuốc từ nha đam: Nha đam chứa chất chống viêm, diệt khuẩn, giảm đau tự nhiên giúp cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi. Mẹ hãy lấy lá nha đam tươi, gọt sạch vỏ, lấy ruột bên trong cắt nhỏ, đem nấu lấy nước đặc. Khi dùng, thêm vào chút mật ong cho bé dễ uống. Trường hợp bé có dấu hiệu tiêu chảy thì tránh dùng.
  • Dùng củ gừng tươi: Gừng giúp giảm trào ngược dạ dày cho trẻ bằng cách trung hòa axit dạ dày. Nguyên liệu này còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp bé có cảm giác ăn uống ngon miệng hơn. Sau khi bằm nhuyễn gừng, mẹ hãy lấy 1 thìa đem bỏ vào nước sôi ủ trong 15 phút. Cuối cùng thêm lượng mật ong đủ ngọt vào, quậy đều lên cho bé uống. Thực hiện mỗi ngày khoảng 2 lần.

Lưu ý: Đối với trường hợp trẻ bị trào ngược dạ dày sinh lý thì các biện pháp trên là hoàn toàn hiệu quả nếu được áp dụng triệt để. Tuy nhiên, trong trường hợp nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý thì các biện pháp này chỉ mang tính hỗ trợ, cải thiện bệnh chứ không thể điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh. Do đó, bố mẹ cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả hơn. 

Sử dụng thuốc Tây cải thiện bệnh

Phương pháp sử dụng thuốc Tây được nhiều cha mẹ lựa chọn giúp giảm nhanh triệu chứng của bệnh. Bé được bác sĩ kê đơn sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày như:

  • Thuốc kháng Histamin H2:  Thuốc ức chế giải phóng histamin từ đó giảm axit bài tiết trong dạ dày. Một số thuốc được bác sĩ chỉ định như Tagamet, Zantac, Pepcid.
  • Thuốc kháng axit: Thuốc giảm bài tiết axit trong dạ dày và cải thiện triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị do trào ngược. Bé được bác sĩ kê đơn thuốc kháng axit như: Maalox,  Mylanta, …
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Cha mẹ cho bé sử dụng thuốc như Prevacid, Aciphex, Zegerid, Nexium, Prilosec, Protonix giúp giảm triệu chứng do tăng tiết axit trong dịch vị.
9 Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Của Mỹ Được Đánh Giá Cao 2022

Ngoài ra mẹ nên cho bé thuốc kích thích tiêu hóa, thuốc tăng cường sức đề kháng giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên thuốc Tây chứa nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật khi bé bị trào ngược dạ dày khá ít, thường được bác sĩ chỉ định quá nghiêm trọng, nôn tần suất thường xuyên, khó thở, và gặp vấn đề về đường hô hấp. Bé được bác sĩ tiến hành bằng nội soi, không biến chứng so với phẫu thuật mổ hở.

Phương pháp mang đến hiệu quả cao, tuy nhiên có thể gây biến chứng sau phẫu thuật. Do đó, bậc cha mẹ cần lựa chọn cơ sở uy tín, bác sĩ tay nghề cao thực hiện. Hơn nữa, cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro trước khi cho bé thực hiện phẫu thuật điều trị.

Điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ bằng thuốc Đông y

Bên cạnh phương pháp điều trị bằng Tây y, mẹo dân gian hay điều trị bằng ngoại khoa, phương pháp an toàn, hiệu quả được nhiều bậc cha mẹ tin tưởng cho bé điều trị là bài thuốc Y học cổ truyền. Bởi thành phần trong các bài thuốc là các thảo dược thiên nhiên quý rất lành tính và mang lại hiệu quả điều trị cao. 

Bài thuốc 1:

Bài thuốc dành cho đối tượng trẻ bị suy nhược cơ thể, hệ miễn dịch kém dẫn đến rối loạn co bóp, axit tiết nhiều gây ra trào ngược dạ dày.

Bài thuốc gồm các vị thảo dược: rau má, mã đề, liên nhục, đương quy, bạch truật.
Cách dùng: Cha mẹ đem sắc theo liều lượng chỉ định của lương y và cho trẻ sử dụng 2 lần mỗi ngày

TOP 12 Bài Thuốc Đông Y Trị Thoái Hóa Cột Sống Cho Hiệu Quả Cao

Bài thuốc 2:

Bài thuốc dành cho đối tượng mắc hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em do căng thẳng, stress do áp lực học hành, gia đình dẫn đến tỳ vị, dịch vị không lưu thông làm trào ngược dạ dày.

Bài thuốc gồm các vị thuốc: bán hạ chế, chỉ xác, phòng sâm, cam thảo, trần bì.
Cách dùng: Sắc và dùng theo chỉ định

Biện pháp phòng tránh và hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ

Trào ngược dạ dày có thể tái diễn bất cứ lúc nào và âm thầm gây tổn thương dạ dày. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của bé, lương y Đỗ Minh Tuấn khuyên các phụ huynh cần thay đổi thói quen chăm sóc và sinh hoạt cho con như sau: 

  • Rèn luyện thói quen ăn chậm, nhai kỹ, nên chế biến đồ ăn dạng mề, lỏng dễ nuốt cho bé.
  • Nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ có tiền sử HP dương tính, nên chủ động đưa con thăm khám thường xuyên để giảm thiểu nguy cơ lây lan và kịp thời phát hiện bệnh. 
  • Tích cực bổ sung chất xơ, vitamin, omega trong khẩu phần ăn. Hạn chế để con ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ cay nóng.
  • Nên để con ngồi nghỉ trong khoảng 30 phút sau khi ăn, không để trẻ nô đùa quá mạnh hoặc nằm xuống ngay sau khi ăn.
  • Nếu trẻ biếng ăn, nên chia nhỏ bữa ăn cho con và bổ sung đủ lượng nước cần thiết.
  • Không ép trẻ ăn quá nhiều, hoặc quá no. Nếu có nhu cầu kết hợp các thực phẩm chức năng tăng cường chiều cao, cân nặng hoặc sức đề kháng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh nguy cơ lạm dụng quá nhiều.
  • Theo dõi cân nặng, thói quen ăn uống của trẻ để phát hiện kịp thời những dấu hiệu khác thường.

Trên đây là những nguyên nhân và phương pháp chữa trị cho trẻ 7 tuổi bị trào ngược dạ dày. Thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, cha mẹ nên đưa con tới các phòng khám chuyên khoa tiêu hóa để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và tư vấn cụ thể hơn.

Cập nhật lúc: 2:18 PM , 11/04/2023

Tin liên quan

Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản Ở Trẻ Em: Nguyên Do Và Cách Điều Trị

Một trong những bệnh lý rối loạn đường tiêu hóa dễ gặp nhất ở đối tượng trẻ em là trào ngược dạ dày. Vậy, trào ngược dạ dày thực quản...

Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ 2 Tuổi: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Tận Gốc

Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi khiến bé ăn uống không ngon miệng, ảnh hưởng đến sức khỏe. Các bậc phụ huynh càng lo lắng, sốt ruột hơn...

Bị Trào Ngược Dạ Dày Nên Uống Nước Gì Và Không Nên Uống Nước Gì?

Đối với bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, việc bổ sung các thức uống có lợi sẽ giúp hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của bệnh, giúp dạ...

Trào Ngược Dạ Dày Gây Mệt Mỏi: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi là tình trạng không hiếm thấy ở những bệnh nhân mắc căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới quý...

Chữa Trào Ngược Dạ Dày Bằng Diện Chẩn Có Tốt Không? Cần Lưu Ý Những Gì?

Chữa trào ngược dạ dày bằng diện chẩn là phương pháp mới thu hút nhiều sự quan tâm của người bệnh. Tuy nhiên, hiệu quả và cách áp dụng chuẩn...

Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì

Trào Ngược Dạ Dày Nên Ăn Hoa Quả Gì? Giải Đáp Từ Chuyên Gia

Trào ngược dạ dày nên ăn hoa quả gì? Trái cây là loại hoa quả được khuyên nên bổ sung cho cơ thể nói chung và với bệnh nhân đau...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *