Một trong những bệnh lý rối loạn đường tiêu hóa dễ gặp nhất ở đối tượng trẻ em là trào ngược dạ dày. Vậy, trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là gì có gây nguy hiểm không, nên khám ở đâu và cách điều trị hiệu quả như thế nào? Bài viết sau sẽ gửi đến các cha mẹ thông tin cụ thể nhất.
Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là bệnh gì? Có gây nguy hiểm không?
Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em là một trạng thái rối loạn tiêu hóa khi dịch vị bao gồm thức ăn, chất lỏng và axit trào ngược lên mô thực quản. Đi kèm theo đó các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, buồn nôn.
Hiện nay có hai nhóm trào ngược chính ở trẻ nhỏ, gồm trào ngược sinh lý và trào ngược bệnh lý. Trong đó:
Trào ngược dạ dày sinh lý – trào ngược axit (GER)
Hiện tượng này phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi, do hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn chỉnh. Bệnh có thể được cải thiện khi trẻ được 12 đến 14 tháng tuổi. Trào ngược axit dạ dày sinh lý ở bé sẽ hết theo thời gian và không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Trào ngược dạ dày bệnh lý (GERD)
Trào ngược bệnh lý thường khiến trẻ chán ăn, cơ thể mệt mỏi, sụt cân và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Do đó, các bậc cha mẹ cần nhận biết dấu hiệu và đưa bé đi khám để điều trị sớm, tránh tình trạng kéo dài dẫn đến biến chứng nguy hiểm.
Như vậy có thể thấy, nếu bé bị trào ngược dạ dày thực quản dạng sinh lý thì không gây nguy hiểm. Như nếu trào ngược ở dạng bệnh lý, trẻ dễ chuyển đến những biến chứng nguy hiểm, điển hình như:
- Viêm thực quản: Axit dịch vị trào ngược lên tạo ra các tổn thương niêm mạc và viêm loét thực quản khiến thực quản bé bị sưng tấy, nóng rát và khó chịu.
- Xuất huyết thực quản: Niêm mạc thực quản bị axit bào mòn và tổn thương đến mạch máu và dẫn đến tình trạng xuất huyết thực quản. Về lâu dài sẽ hình thành sẹo khiến thực quản bị thu hẹp làm cho bé khó thở và cản trở quá trình ăn uống.
- Bệnh về đường hô hấp: Bé bị trào ngược dạ dày thực quản kéo dài dễ bị ho, viêm họng, viêm phế quản.
- Biến chứng về dạ dày: Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em làm suy giảm chức năng hệ tiêu hóa gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ
Nguyên nhân trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em rất đa dạng. Điển hình gồm các nguyên nhân sau:
- Hệ tiêu hóa trẻ chưa phát triển hoàn thiện, cơ vòng thực quản đóng mở chưa ổn định khiến dịch vị dạ dày dễ trào ngược lên thực quản.
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học do ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, đồ ăn cay, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều axit như chanh, cam, quýt, táo, cà chua,…
- Bé ăn không đúng bữa, để bụng quá đói hoặc ăn quá no, hoạt động mạnh hoặc nằm ngay sau khi ăn.
- Thừa cân béo phì gây áp lực lên dạ dày và dẫn đến trào ngược nhất là sau khi ăn.
- Do trẻ mắc một số bệnh lý như hội chứng Down, viêm loét tá tràng hay thoát vị cơ hoành
- Cha mẹ cho bé sử dụng nhiều thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống dị ứng,…
- Do trẻ bị căng thẳng kéo dài bởi áp lực về học hành, áp lực cha mẹ.
- Trẻ sống trong môi trường bị ô nhiễm, tiếp xúc nhiều khói thuốc, hóa chất ảnh hưởng.
Dấu hiện nhận biết căn bệnh này ở trẻ
Biểu hiện trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ nhỏ khá đặc trưng. Cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết bệnh lý, thông qua dấu hiệu sau:
- Trẻ bị ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
- Bị ói, ọc sữa sau khi ăn, thậm chí nôn.
- Cơ thể mệt mỏi.
- Trẻ hay bị nấc cụt, khó thở, thở khò khè.
- Trẻ bị đau họng, ho khan, ho có đờm, ho từng cơn hoặc viêm phế quản.
- Miệng có mùi hôi khó chịu, sâu răng.
- Trẻ ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc
- Một số trẻ còn bị nhiễm trùng tai giữa, dấu hiệu cảm lạnh, miệng vị chua hoặc đắng, đau họng hoặc xuất hiện âm thanh sôi trong ngực
Triệu chứng của bệnh dạ dày, thực quản dễ khiến bé mệt mỏi, suy dinh dưỡng, chậm lớn, gây ảnh hưởng đến cả sức khỏe và tâm lý của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần thường xuyên chú ý đến con em để kịp thời phát hiện và điều trị.
Phương pháp chẩn đoán bệnh cho trẻ
Những triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em có nhiều điểm tương đồng với các bệnh lý đường tiêu hóa khác nên rất khó chẩn đoán chính xác nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Do đó, khi trẻ được đưa đến bệnh viện sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm sau đây để chẩn đoán đúng bệnh:
- Chụp X – quang: Hình ảnh X – quang nhằm kiểm tra nồng độ axit có trong dạ dày và thực quản. Thông thường, chụp X – quang có chất cản quang sẽ giúp dễ dàng tìm kiếm sự bất thường của hệ tiêu hóa và kiểm tra xem có dấu hiệu viêm loét hay không.
- Nội soi: Phương pháp này nhằm xác định chính xác vị trí dạ dày bị tổn thương cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Kiểm tra nồng độ pH: Kiểm tra này khá đơn giản nhằm xác định chỉ số axit trong dạ dày cao hay thấp hơn so với chỉ số bình thường, từ đó đưa ra nhận định chính xác về chứng trào ngược.
Cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em
Dựa vào các dấu hiệu và các chẩn đoán y khoa cũng như tư vấn từ bác sĩ, cha mẹ có thể lựa chọn phương pháp điều trị trào ngược dạ dày phù hợp cho trẻ.
Một số phương pháp được sử dụng phổ biến là:
Phương pháp cải thiện bệnh không dùng thuốc
Khi trẻ có những dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp cải thiện không dùng thuốc để làm giảm bớt triệu chứng khó chịu, giúp con thoải mái sinh hoạt, vui chơi.
- Massage bụng: Cho trẻ nằm ngửa, thẳng người, bố hoặc mẹ dùng 2 lòng bàn tay đặt lên bụng trẻ và massage theo chiều kim đồng hồ, chú ý dùng lực nhẹ nhàng để tránh làm trẻ đau, không nên massage sau khi vừa ăn xong, tốt nhất nên thực hiện lúc bụng rỗng. Khi massage nên kết hợp sử dụng một số loại tinh dầu như dầu dừa, dầu oliu để làm nóng, đạt hiệu quả tốt hơn.
- Chườm ấm: Nhiệt độ ấm từ nước nóng hoặc muối rang giúp kích thích giãn các cơ và lưu thông khí huyết tốt hơn. Từ đó giúp cải thiện hiệu quả cơn đau bụng khó chịu của trẻ.
- Cho trẻ nằm nghiêng sang bên trái: Nằm sang trái là một mẹo cực kỳ hiệu quả giúp làm giảm các cơn đau liên quan đến dạ dày, trong đó có chứng trào ngược dạ dày. Ở tư thế này, ống tiêu hóa của con sẽ có xu hướng nghiêng về phần ruột kết và giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn, từ đó giảm đau nhanh chóng.
- Sử dụng gối chống trào ngược: Ban đêm khi ngủ rất dễ xảy ra triệu chứng trào ngược, vì vậy bố mẹ nên cho trẻ sử dụng loại gối có thiết kế góc nghiêng để giảm các triệu chứng. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thiết kế mẫu mã và góc nghiêng khác nhau tùy theo độ tuổi của trẻ như 15, 25, 30, 45 độ.
Sử dụng các thảo dược tự nhiên
Bên cạnh các biện pháp cải thiện bệnh tại nhà, cha mẹ cũng có thể sử dụng các thảo dược thiên nhiên để cải thiện bệnh cho trẻ một cách an toàn, hiệu quả.
Dùng gừng cải thiện tình trạng trào ngược cho trẻ
Gừng tươi có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn, kích thích làm lành vết viêm loét, tổn thương trong dạ dày, ức chế sự phát triển của hại khuẩn. Bên cạnh đó, vị cay nồng, tính ấm đặc trưng của gừng còn hỗ trợ điều hòa hoạt động bài tiết dịch vụ trong dạ dày.
Cách thực hiện như sau:
- Rửa sạch gừng, để nguyên phần vỏ rồi cắt thành từng lát.
- Cho vào ly, đổ nước sôi vào đậy kín nắp hãm trong khoảng 30 phút.
- Vớt hết bã gừng ra rồi cho vào 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất.
- Khuấy đều lên rồi cho trẻ uống sau mỗi bữa ăn.
Dùng nha đam
Nha đam không chỉ có tác dụng làm đẹp mà còn rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt nha đam chữa trào ngược dạ dày khá hiệu quả. Phần thịt và gel nha đam có chứa các chất chống viêm, kháng khuẩn giúp tiêu diệt các gốc tự do, tăng cường khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Cách sử dụng rất đơn giản:
- Dùng 1 nhánh nha đam tươi, gọt bỏ vỏ xanh bên ngoài và rửa kỹ bằng nước muối cho sạch nhớt.
- Cắt nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cùng một ít mật ong.
- Đổ ra ly thêm vào 500ml nước ấm rồi lọc lấy nước cốt.
- Hằng ngày cho trẻ uống từ 1 – 2 thìa cà phê.
Mật ong kết hợp với nghệ vàng
Trong nghệ chứa nhiều curcumin chống axit giúp làm lành nhanh chóng các vết loét, khi kết hợp cùng với mật ong càng làm tăng hiệu quả chữa trị chứng trào ngược dạ dày. Cách này rất phù hợp với trẻ 4 tuổi vì ở độ tuổi này trẻ đã có thể sử dụng mật ong an toàn. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần giã nát nghệ hoặc dùng bột nghệ trộn với mật ong rồi cho trẻ sử dụng trước bữa ăn từ 30 phút đến 1 tiếng.
Lưu ý: Các biện pháp cải thiện bệnh không dùng thuốc hay các thảo dược thiên nhiên chỉ có thể hỗ trợ cải thiện bệnh chứ không thể điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Do đó, bố mẹ cần cho trẻ kết hợp sử dụng thuốc đặc trị để điều trị bệnh một cách tốt nhất.
Điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ bằng Tây y
Đây là phương pháp có tác dụng nhanh nhất nên thường được các bậc phụ huynh lựa chọn cho con em. Một số loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em thường được kê đơn là:
- Thuốc anti Hidro: Như Tagamet, Zantac, Pepcid,… thuốc giúp ức chế giải phóng histamin, giảm axit tiết ra.
- Thuốc kháng axit: Như Maalox, Mylanta giúp ức chế axit trong dạ dày bài tiết và cải thiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, nóng rát dạ dày, thực quản.
- Thuốc ức chế bơm proton: Như Prevacid, Zegerid, Aciphex,… Thuốc tác dụng ngăn chặn axit dư thừa trong dạ dày, thực quản.
- Thuốc kích thích tiêu hóa: Như men tiêu hóa, Thymozinc, Dynamogen,… có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện triệu chứng trào ngược cho trẻ.
Các loại thuốc tây có hiệu quả nhanh nhưng luôn tồn tại những tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, cha mẹ cần cho bé sử dụng đúng theo chỉ định từ bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc về cho bé dùng.
Ngoài ra, với các trường hợp bệnh nghiêm trọng, điều trị bằng thuốc không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định các can thiệp ngoại khoa. Một số biện pháp can thiệp ngoại khoa thường được áp dụng nhất là:
- Phẫu thuật mổ hở: Gây mê và mổ phanh trực tiếp để loại bỏ các tổn thương.
- Phẫu thuật bằng nội soi: Được sử dụng phổ biến hơn phẫu thuật mổ hở với hiệu quả điều trị tốt hơn và không gây biến chứng hậu phẫu thuật. Khi tiến hành phẫu thuật, trẻ sẽ được gây mê toàn thân và sử dụng ống nội soi có gắn camera để thực hiện.
Chữa trào ngược dạ dày thực quản an toàn, hiệu quả cho trẻ bằng thuốc Đông y
Phương pháp đông y trong điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ được đánh giá là phương pháp an toàn mà hiệu quả nhất. Dựa vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh, cha mẹ có thể cho bé sử dụng một trong số các bài thuốc đông y trị trào ngược dạ dày như sau:
Bài thuốc 1:
Bài thuốc dành cho đối tượng trẻ bị suy nhược cơ thể, hệ miễn dịch kém dẫn đến rối loạn co bóp, axit tiết nhiều gây ra trào ngược dạ dày.
Bài thuốc gồm các vị thảo dược: rau má, mã đề, liên nhục, đương quy, bạch truật.
Cách dùng: Cha mẹ đem sắc theo liều lượng chỉ định của lương y và cho trẻ sử dụng 2 lần mỗi ngày
Bài thuốc 2:
Bài thuốc dành cho đối tượng mắc hội chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em do căng thẳng, stress do áp lực học hành, gia đình dẫn đến tỳ vị, dịch vị không lưu thông làm trào ngược dạ dày.
Bài thuốc gồm các vị thuốc: bán hạ chế, chỉ xác, phòng sâm, cam thảo, trần bì.
Cách dùng: Sắc và dùng theo chỉ định của bác sĩ để giúp trẻ an thần, bồi bổ cơ thể và khí huyết lưu thông.
Biện pháp phòng ngừa trào ngược dạ dày thực quản cho trẻ
Việc phòng ngừa bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em không quá khó, chỉ cần phụ huynh chú ý quan sát sức khỏe của trẻ và xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh cho con trong những năm đầu đời. Theo chia sẻ của lương y Đỗ Minh Tuấn, để giúp trẻ phòng ngừa căn bệnh này, bố mẹ cần chú ý một số vấn đề sau:
- Tạo điều kiện cho trẻ chơi thể thao vận động hằng ngày để tăng cường sức đề kháng, sự dẻo dai và hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học với thực đơn ăn uống cân đối, đầy đủ không thừa cũng không thiếu dưỡng chất. Điều này không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ mà nó còn giúp kiểm soát cân nặng của con, ngăn ngừa thừa cân, béo phì – một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày.
- Tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, vận động, đặc biệt tham gia các môn thể thao ngoài trời như đạp xe, bơi lội, chạy bộ… Tập thể thao thường xuyên không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng mà còn giúp cơ thể trẻ dẻo dai, khỏe mạnh, kích thích quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Lưu ý không nên cho con vận động, chạy nhảy ngay sau khi ăn.
- Đối với việc sử dụng các loại thuốc chống trào ngược dạ dày cho trẻ 4 tuổi cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng cho bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không lạm dụng cho trẻ dùng quá mức để tránh gây tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.
Mặc dù tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em khá phổ biến, nhưng phụ huynh không nên lơ là mà phải quan sát trẻ thật kỹ. Nếu phát hiện các biến chứng khác thường cần nhanh chóng cho trẻ đến bệnh viện thăm khám, có hướng điều trị kịp thời.
Cập nhật lúc: 2:08 PM , 11/04/2023