Sau khi sinh, đau nhức xương khớp là một vấn đề thường gặp đối với nhiều phụ nữ. Mặc dù không gây nguy hiểm ngay lập tức, nhưng nếu bị lơ là và không được chăm sóc đúng cách, cơn đau có thể kéo dài và gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và sức khỏe dài hạn.
Đau nhức xương khớp sau sinh là gì?
Sau sinh, đau nhức xương khớp là một tình trạng đặc trưng, mà các khớp xương trở nên cứng và sưng đau, giới hạn phạm vi chuyển động của chúng. Tuy thường xảy ra ở người trung niên và cao tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra sau sinh ở phụ nữ.
Nguyên nhân gây đau nhức xương khớp sau sinh liên quan đến các thay đổi về thể chất sau quá trình mang thai và sinh nở. Quá trình sinh con tạo ra áp lực lớn lên các cơ và khớp của người mẹ, có thể dẫn đến cơn đau khớp sau đó. Cơn đau này có thể xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài đến chín tháng, tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Đừng để cơn đau nhức xương khớp sau sinh kéo dài, hãy tìm cách điều trị để giảm triệu chứng một cách nhanh chóng.
Nguyên nhân phụ nữ sau sinh hay đau nhức xương khớp
Đau nhức xương khớp gây ra những biểu hiện đau đớn, nhức mỏi ở một số vị trí, mức độ đau đớn phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng của người mẹ. Có nhiều người chỉ bị đau nhẹ và những cơn đau ngắn, không gây ảnh hưởng nhiều. Nhưng cũng có người có cảm giác đau đớn, khả năng vận động bị giảm sút, các cơn đau kéo dài gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Một số nguyên nhân chủ yếu khiến cho phụ nữ sau sinh bị đau nhức xương khớp là:
- Tăng cân trong quá trình mang thai: Khi mang thai, phụ nữ thường tăng từ 10 – 20 kg. Cột sống ngoài việc chịu áp lực trọng tải của chính mình còn phải hỗ trợ trọng lượng khối tử cung – em bé khi mang thai. Bụng bầu cũng sẽ tạo áp lực lớn đến các vùng xương như xương chậu, xương cụt… đây chính là tiền đề cho hiện tượng đau lưng, đau xương về sau.
- Thay đổi hormone trong quá trình mang thai: Trong quá trình mang thai cơ thể mẹ bầu tiết ra những hormone cho phép dây chằng ở vùng xương chậu được thư giãn, các khớp trở nên lỏng lẻo hơn. Quá trình này có thể dẫn tới mất ổn định trục cột sống, gia tăng mức độ đau xương khớp.
- Thiếu canxi: Thai phụ được khuyên tăng cường bổ sung canxi, trong trường hợp không bổ sung đủ sẽ gây ra tình trạng thất thoát canxi, hệ xương khớp suy yếu, đồng thời tăng nguy cơ loãng xương, gây đau nhức xương khớp.
- Lười vận động: Thường xuyên ngồi lâu hoặc nằm bất động một chố, làm tăng áp lực lên hệ xương khớp, khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở ứ huyết. Từ đó gây ra tình trạng đau nhức xương.
- Thiếu máu: Cơ thể mất một lượng máu lớn sau khi sinh, điều này gây ra tình trạng thiếu máu, cơ thể yếu ớt, mất cân bằng gan thận và không đủ lượng máu lưu thông đến các khớp xương, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng xương khớp.
Đau nhức xương khớp sau sinh có nguy hiểm không?
Phần lớn các trường hợp đau nhức xương khớp sau sinh không mang tính nguy hiểm, cơn đau thường chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn và có xu hướng giảm dần khi cơ thể ổn định và phục hồi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, cơn đau có thể kéo dài và gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và khả năng vận động, đặc biệt là khi không có sự chủ động và biện pháp cải thiện lối sống.
Ngoài việc ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng vận động, đau nhức xương khớp sau sinh cũng có thể gây ra một số vấn đề tiềm tàng nếu không được kiểm soát:
- Tổn thương và tăng nguy cơ viêm xương khớp.
- Tác động tiêu cực đến mạch máu và các dây thần kinh, gây tình trạng tê yếu và tăng nguy cơ tê liệt.
- Gây cản trở trong quá trình chăm sóc và nuôi con do giới hạn khả năng vận động.
- Ảnh hưởng xấu đến việc mang thai lần tiếp theo.
Vì vậy, quan tâm và ứng phó kịp thời với đau nhức xương khớp sau sinh là rất quan trọng để tránh những vấn đề tiềm tàng và đảm bảo sức khỏe toàn diện của người mẹ sau quá trình sinh nở.
Điều trị đau nhức xương khớp sau sinh
Có nhiều phương pháp điều trị đau nhức xương khớp sau sinh, trong đó có một số cách được đông đảo bệnh nhân áp dụng như:
Mẹo dân gian
Những cách trị đau xương khớp sau sinh bằng mẹo dân gian không chỉ làm giảm cơn đau mà là biện pháp vô cùng an toàn và dễ dàng thực hiện.
Chườm muối nóng giảm đau xương khớp
Đây là cách chữa dễ thực hiện nhất, mọi người nên dùng muối biển, không dùng muối ăn. Muối biển chưa qua nhiều công đoạn chế biến nên có nhiều khoáng chất, các thành phần đó sẽ xoa dịu những cơn đau xương sau sinh.
Cách thực hiện:
- Dùng một chén muối biển, đổ vào chảo nóng rang trong vòng 5 – 10 phút để muối nóng lên.
- Dùng khăn bọc muối lại và chườm lên chỗ đau.
- Sức nóng từ muối sẽ làm giãn nở khớp xương, giảm tình trạng tắc nghẽn giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu và cảm giác đau nhức giảm nhanh chóng.
Bài thuốc từ rượu và gừng chữa đau xương khớp sau sinh
Đây là bài thuốc dân gian được nhiều người biết đến và áp dụng thường xuyên mỗi khi bị đau khớp. Gừng có tính ấm, tăng lưu thông huyết mạch, tán hàn,… nên được xem là nguyên liệu chữa đau xương khớp sau sinh.
Cách thực hiện:
- Các bạn lấy củ gừng tươi rửa sạch, cắt lát rồi đập dập ra.
- Tiếp đến bạn cho thêm rượu trắng và ngâm.
- Thông thường nếu muốn thuốc có hiệu quả cao, bạn cần ngâm trong thời gian dài (2 – 3 tháng) mới mang ra sử dụng. Nhưng nếu không kịp thì bạn chỉ cần ngâm 1 – 2 ngày là có thể sử dụng.
- Tuy nhiên nếu ngâm trong khoảng thời gian ngắn thì bạn nên đập dừng càng nhỏ, giập càng tốt cho rượu dễ ngấm vào.
Bài thuốc từ lá lốt trị đau xương khớp sau sinh
Theo Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm có tác dụng giảm đau, chống chân tay lạnh, đau nhức xương khớp tê bì chân tay,… nên có tác dụng tốt trong việc chữa viêm khớp. Bên cạnh việc ngâm lá lốt, mọi người nên bổ sung lá lốt vào bữa ăn hàng ngày để dứt diểm đau xương khớp sau sinh
Cách thực hiện:
- Các bạn lấy lá lốt (khoảng 10g), rửa sạch và đun sôi lên với nước.
- Sau đó, chờ cho nước nguội dần (đến khi nhiệt độ vừa ấm với bạn) thì dùng ngâm tay, chân khoảng 20 phút.
- Hoặc bạn có thể dùng lá lốt kết hợp với ngải cứu, giấm chưng nóng lên rồi đắp vào chỗ khớp bị sưng đau sẽ có hiệu quả giảm đau đáng kể.
Sử dụng phương pháp cải thiện lối sống
Đề phòng và giảm đau nhức xương khớp sau sinh, nữ giới được khuyên cải thiện lối sống và sinh hoạt lành mạnh.
- Duy trì thói quen vận động: Thường xuyên vận động với những bài tập phù hợp và có cường độ vừa phải như tập yoga, đi bộ… giúp hệ xương khớp được thư giãn, giảm đau nhức, tê bì cải thiện tình trạng ứ huyết và tắc nghẽn mạch máu.
- Ngủ đủ giấc: Cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi tối để hỗ trợ quá trình phục hồi của cơ thể, duy trì chức năng của hệ thống miễn dịch, đồng thời tăng khả năng chữa lành tổn thương xương khớp và nâng cao sức khỏe tổng thể.
- Thực hiện đúng tư thế trong sinh hoạt: Nên ngồi đúng tư thế, tay chân thả lỏng, không bắt chéo chân khi ngồi. Đứng thẳng lưng, thường xuyên đứng lên ngồi xuống và đi lại quanh nhà.
- Thiết lập chế độ ăn uống khoa học: Để ngăn ngừa và bảo vệ sức khỏe của hệ xương khớp, hạn chế viêm, giảm đau nhức, cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D, thực phẩm giàu magie, sắt,… và hạn chế các đồ ăn như nội tạng động vật, đồ chiên rán, đóng hộp, gia vị cay nóng,…
CHAT NGAY VỚI LƯƠNG Y ĐỖ MINH TUẤN ĐỂ NHẬN ĐƯỢC TƯ VẤN
Sử dụng thuốc Tây
Tùy thuộc vào tình trạng của bản thân, nữ giới sau sinh có thể sẽ phải điều trị y tế với các phương pháp khác nhau, trong đó thường được chỉ định sử dụng thuốc. Một số loại thuốc tây trị đau nhức xương khớp thường được sử dụng như:
- Paracetamol: Được dùng cho những trường hợp đau nhức từ nhẹ đến vừa, có kèm theo sốt. Thuốc này có tác dụng giảm đau và hạ sốt sau liều dùng đầu tiên.
- Thuốc chống viêm không steroid: Một số loại thuốc chống viêm không steroid như Ibuprofen, Naproxen,…có thể được sử dụng, giúp giảm đau và viêm, dùng điều trị thay thế cho Paracetamol ở người không có đáp ứng. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể bài tiết qua sữa mẹ và gây các tác dụng phụ.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Methotrexate, Hydroxychloroquine có thể được chỉ định làm chậm hoặc ngăn chặn hệ thống miễn dịch tấn công các khớp.
- Thuốc có tác dụng chống thoái hóa chậm: Glucosamin, Chondroitin, Diacerein,…
- Thuốc chứa Corticosteroid: Có tác dụng làm giảm viêm, giảm sưng, đỏ da, viêm khớp. Tuy nhiên loại thuốc này không được khuyến khích sử dụng do có thể để lại nhiều tác dụng phụ cho người bệnh.
Sử dụng thuốc Đông y
Dùng thuốc Tây y thường mang đến tác dụng nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là đối với phụ nữ đang trong quá trình cho con bú. Cho nên ngày càng có nhiều phụ nữ sau sinh lựa chọn sử dụng thuốc Đông y để chữa trị các triệu chứng của bệnh.
Bài thuốc Đông y gia truyền của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu của người bệnh về tính an toàn, không gây ra tác dụng phụ và đặc biệt là phù hợp với phụ nữ sau sinh, đang cho con bú.
Cập nhật lúc: 11:06 AM , 25/07/2023