Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của nhiều người đang gặp tình trạng này. Thoái hóa khớp là bệnh lý thường gặp và cần nghiêm túc cũng như kiên trì điều trị. Muốn rút ngắn thời gian chữa bệnh, các bạn cần kết hợp điều trị y tế với việc ăn uống lành mạnh, vận động hợp lý. Do đó, đi bộ cũng được xem là bộ môn vận động nhẹ nhàng với nhiều người. Tuy nhiên, với người bị bệnh thoái hóa khớp gối thì sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có được lời giải đáp chi tiết và chuẩn xác nhất cho vấn đề trên.
Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Hiện nay, thoái hóa khớp gối là một trong những bệnh lý về xương khớp mà nhiều người mắc phải, đặc biệt là những người cao tuổi. Bệnh thoái hóa khớp gối khiến người bệnh di chuyển và sinh hoạt khó khăn hơn bình thường.
Bởi khi mắc bệnh, các gân trong khớp sẽ bị co cứng, máu huyết lưu thông kém, gối đau nhức và tê buốt thường xuyên.
Về lâu dài, phần sụn trong khớp gối sẽ bị phá hủy, hư hỏng, các chất dịch trong khớp tiết ra ngoài làm người bệnh đau đớn dữ dội.
Nếu người bệnh vận động mạnh và di chuyển thường xuyên, thì các đầu xương cọ xát mạnh nhiều hơn, kéo theo đó các cơn đau sẽ càng tăng và lan rộng.
Đau khớp gối có nên đi bộ không là thắc mắc của nhiều người bệnh
Theo các chuyên gia, tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày rất tốt cho người bị thoái hóa khớp. Tuy nhiên, không phải tất cả các môn thể thao đều phù hợp cho người bệnh.
Trong đó, đi bộ là một trong những bộ môn được các bác sĩ nhận định mang lại nhiều lợi ích cho người mắc bệnh thoái hóa khớp. Tuy nhiên, người bệnh nên lưu ý phải đi lại nhẹ nhàng, không được di chuyển quá nhanh gây tổn thương sụn khớp.
Lợi ích của việc đi bộ cho người bị thoái hóa khớp gối
Nhiều người cho rằng, bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp không nên đi bộ. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, việc đi bộ đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho xương khớp và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Ngược lại, nếu lười vận động, khớp gối sẽ kém linh hoạt, khiến xương khớp căng cứng, sụn và dây chằng co cứng hơn. Chính vì vậy, việc đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày là một cách điều trị hữu hiệu cho người bị thoái hóa khớp nói riêng và mắc các bệnh lý xương khớp nói chung.
Nhìn chung, việc đi bộ mang đến những lợi ích như sau:
- Hạn chế tình trạng căng cứng và khô khớp gối.
- Giúp xương khớp gối vận động linh hoạt hơn, giảm áp lực lên khớp gối.
- Dịch khớp tiết ra nhiều nhằm hạn chế khô khớp gối và giúp nuôi dưỡng sụn khớp.
- Máu huyết lưu thông nuôi dưỡng tế bào sụn khớp.
Tuy nhiên, những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp gối ở mức độ nặng thì không nên đi bộ quá nhiều. Việc này sẽ gây áp lực lên đầu gối và bệnh có thể nặng hơn.
Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người thoái hóa khớp gối
Như đã nói, đi bộ là một phương pháp tuyệt vời giúp hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa khớp nhanh chóng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đi bộ như thế nào là đúng cách và tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe xương khớp. Vậy làm sao để đi bộ đúng cách?
- Khởi động trước khi đi bộ: Trước khi đi bộ, bạn nên có một bài tập nhẹ tại chỗ để làm nóng khớp gối. Bệnh nhân có thể khởi động nhẹ nhàng bằng các động tác như xoa bóp gối, duỗi gập gối, kéo căng cơ khoảng 10 phút.
- Thời gian đi bộ: Các bác sĩ khuyến cáo rằng, tốt nhất người bệnh chỉ nên đi một đoạn ngắn trong khoảng thời gian không quá 30 phút. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa, bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ và sắp xếp thời gian đi bộ cho hợp lý. Ngoài ra, người bệnh không nên đi bộ một mạch mà thay vào đó cần chia nhỏ khoảng thời gian, chẳng hạn mỗi lần đi bộ khoảng 15 – 20 phút, đi vào buổi sáng và chiều tối.
Mắc bệnh thoái hóa khớp chỉ nên đi bộ tối đa 30 phút
- Tốc độ đi bộ: Người bệnh nên bước đi những bước vừa phải, không nên đi quá nhanh, bước quá dài. Bên cạnh đó, để tránh việc tạo áp lực quá nhiều lên khớp gối, bạn nên giữ khoảng cách đi bộ khoảng 1 – 2 bước chân tùy thuộc vào chiều cao của mỗi người.
HƯỚNG DẪN: Các cách chữa thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả nhất hiện nay
Một số lưu ý cho người bị thoái hóa khớp gối khi đi bộ
Đi bộ là một trong những phương pháp rèn luyện sức khỏe hiệu quả cho người mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh không nên đi bộ vì bệnh có thể diễn biến nghiêm trọng hơn.
Do đó, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu về tình trạng của bản thân và áp dụng bài tập luyện cho phù hợp.
Cùng với đó, trong quá trình đi bộ, bệnh nhân nên lưu ý một số vấn đề sau để an toàn và tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe:
- Bệnh nhân nên lựa chọn giày đi cho phù hợp, thoải mái, có đế giày mềm dẻo để tăng độ bám khi đi bộ.
- Tuyệt đối không nên lựa chọn những đôi giày cao gây đau chân và ảnh hưởng đến xương khớp.
- Nếu có cảm giác bị đau khớp gối trong khi đi bộ, bạn nên dừng lại nghỉ ngơi và áp dụng các phương pháp giảm đau như xoa bóp, chườm đá lạnh. Bên cạnh đó, bệnh nhân nên nghỉ ngơi từ 1 – 2 ngày để tình trạng đau nhức thuyên giảm.
- Mỗi ngày, bệnh nhân chỉ nên di chuyển 6000 bước hoặc đi khoảng 30 phút, không nên bước quá dài, đi quá nhanh.
- Người bệnh nên lựa chọn môi trường trong lành, sạch sẽ, không khí thoáng mát để đi bộ.
- Mang theo nước uống và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý khi đi bộ.
- Lựa chọn nơi đi bộ bằng phẳng, không có đồi dốc cao, gập ghềnh.
- Thoái hóa khớp nên ăn gì? Nên có chế độ ăn dinh dưỡng cho người thoái hóa khớp đi bộ
Bệnh nhân nên lựa chọn địa điểm bằng phẳng để đi bộ là tốt nhất
Qua những thông tin chia sẻ trên, bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không và những lời khuyên đi bộ sao cho đúng cách. Đồng thời, khi phát hiện triệu chứng bệnh thoái hóa khớp bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và điều trị hiệu quả.
XEM THÊM: Người bị thoái hóa khớp gối nên ăn gì? Không nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
GỢI Ý XEM THÊM