Top Các Loại Thuốc Viêm Họng Cho Bà Bầu Không Nên Bỏ Qua

Viêm họng là một trong số căn bệnh mà bà bầu dễ mắc phải trong khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày. Biểu hiện điển hình là những cơn đau rát, ngứa cổ họng khó chịu, một số trường hợp có thể đi kèm với những cơn sốt nhẹ. Một vấn đề mà nhiều mẹ bầu đang thắc mắc và đi tìm câu trả lời là “thuốc viêm họng cho bà bầu nào hiệu quả?”. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn đọc câu trả lời chính xác nhất.

TOP 6 thuốc viêm họng cho bà bầu tốt nhất

Viêm họng ở phụ nữ mang thai có thể gây nhiều vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Do vậy, việc điều trị viêm họng ở mẹ bầu là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Thấu hiểu điều này, dưới đây là TOP thuốc viêm họng cho bà bầu được tin dùng nhất hiện nay.

Thuốc Penicillin

Penicillin là thuốc kháng sinh diệt virus và chống nhiễm khuẩn. Penicillin thường được sử dụng trong việc điều trị viêm họng do cầu khuẩn hoặc virus gây ra. Hiện tại, Penicillin được chế xuất dưới 2 dạng là Penicillin V dạng uống và Penicillin G dạng tiêm tĩnh mạch.

Thành phần: Thuốc chứa thành phần chính là hoạt chất Penicillin cũng một số tá dược khác.

Tác dụng: Penicillin có tác dụng phòng ngừa, chống các loại vi khuẩn, virus gây bệnh. Ngoài ra, thuốc có khả năng làm giảm tình trạng sưng, đau, rát họng.

Liều dùng:

  • Dạng uống: 125 – 250mg/lần, mỗi lần cách nhau từ 6 – 8 tiếng.
  • Dạng tiêm: Dựa theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng sốt, mề đay, sốc phản hệ…

Giá tham khảo cho 1 hộp Penicillin khoảng 35.000 – 40.000 đồng/1 hộp.

Thuốc trị viêm họng cho bà bầu Amoxicillin

Amoxicillin cũng là một loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng cho bà bầu được sử dụng phổ biến. Tương tự như Penicillin, Amoxicillin thuộc nhóm kháng sinh trị bệnh về virus, vi khuẩn.

Thành phần: Thuốc có thành phần chính là Amoxicillin cùng một số tá dược.

Công dụng: Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, điều trị và giảm bớt các triệu chứng viêm đường hô hấp do vi khuẩn gây ra.

Liều dùng:

  • Viêm họng ở mức độ nhẹ hoặc vừa phải dùng với liều lượng từ 250 – 500mg/lần.
  • Viêm họng ở mức độ nặng có liều dùng từ 500 – 875mg/lần.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây kích động, mất ngủ, phát ban, chóng mặt, buồn nôn…

Giá tham khảo của thuốc kháng sinh Amoxicillin khoảng 90.000 – 100.000 đồng/1 hộp 100 viên.

Thuốc kháng sinh Erythromycin

Erythromycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Macrolid có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm hiệu quả. Phổ kháng khuẩn của Erythromycin khá rộng bao gồm cả vi khuẩn Gram (+) và vi khuẩn Gram (-).

Thành phần: Thành phần chính có trong thuốc là hoạt chất Erythromycin.

Công dụng: Thuốc có khả năng ức chế, ngăn chặn sự tăng trưởng của vi khuẩn, virus gây bệnh. Từ đó, thuốc giúp làm giảm các triệu chứng của viêm họng hay viêm đường hô hấp.

Liều dùng:

  • Viêm họng nhẹ sử dụng liều 250 – 500 mg/lần, 2 lần/ngày.
  • Viêm họng nặng sử dụng từ 1 – 2g/ngày, chia 2 lần/ngày sử dụng.

Lưu ý:

  • Thuốc có thể gây tác dụng phụ như chán ăn, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy…
  • Thuốc không sử dụng với người bệnh bị thiếu máu, có bệnh tim mạch hoặc mất cân bằng điện giải.
  • Thuốc không được kê đơn dùng kèm với các loại thuốc khác như thuốc hạ sốt, đau đầu, thuốc kháng viêm NSAID…

Giá tham khảo của thuốc Erythromycin 250mg khoảng 120.000 đồng/1 hộp.

Viên ngậm Lysopaine

Lysopaine là thuốc ngậm được sử dụng trong điều trị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm thanh quản, viêm  amidan… Ngoài ra, thuốc cũng được dùng trong điều trị phẫu thuật và các bệnh về mắt.

Thành phần: Thuốc có thành phần chính là các hoạt chất Bacitracin, Papaya Juice và Lysozyme. Ngoài ra, Lysopaine còn có một số tá dược như magie stearat, dầu peppermint, saccharin, sorbitol…

Công dụng: Thuốc có công dụng điều trị, làm giảm triệu chứng các bệnh như viêm họng, viêm amidan cùng các bệnh liên quan đến hầu họng, cảm cúm…

Liều dùng: Mỗi ngày dùng 3 – 6 viên, mỗi lần dùng 1 viên, thời gian dùng cách nhau giữa các lần khoảng 2 giờ.

Cách dùng: Mẹ bầu ngậm viên nén Lysopaine trong miệng cho đến khi thuốc tan hết.

Tác dụng phụ: Lysopaine có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy… Tùy vào cơ địa của từng người mà mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ sẽ khác nhau.

Giá tham khảo của thuốc Lysopaine khoảng 40.000 – 50.000 đồng/1 tuýp 24 viên.

Thuốc trị viêm họng cho bà bầu Mekotricin

Thuốc ngậm Mekotricin được sản xuất bởi Công ty cổ phần hóa – Dược phẩm Mekophar Việt Nam. Hiện nay, Mekotricin là dòng thuốc chữa viêm họng cho bà bầu được khá nhiều người tin dùng.

Thành phần: Mekotricin có thành phần chính là Tyrothricin cùng các loại tá dược khác.

Công dụng: Mekotricin có tác dụng điều trị tại chỗ tình trạng nhiễm trùng, viêm niêm mạc họng. Cụ thể thuốc giúp làm giảm tình trạng đau rát, khó chịu do các bệnh như viêm họng, viêm amidan…

Liều dùng: Mỗi ngày mẹ bầu sử dụng từ 4 – 10 viên, mỗi lần 1 viên và các lần cách nhau tối thiểu 1 giờ.

Cách sử dụng: Mẹ bầu cho thuốc vào miệng ngậm đến khi thuốc tan hết.

Giá thành tham khảo của thuốc Mekotricin khoảng 10.000 đồng/1 hộp 24 viên ngậm.

Thuốc Dorithricin

Dorithricin là dòng thuốc chữa viêm, đau họng hiệu quả được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Thời gian để thuốc phát huy hiệu quả ngắn và đa phần người dùng đều cho phản hồi tích cực sau khi sử dụng.

Thành phần: Thuốc có thành phần chính là 1mg Benzalkonium, 0,5mg Tyrothricin và 1.5mg Benzocain.

Công dụng: Thuốc có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn gram dương từ đó giúp kháng khuẩn hiệu quả.

Ngoài ra thuốc còn có tác dụng ngăn cản việc dẫn truyền xung thần kinh giúp giảm tình trạng đau rát và hạn chế phản xạ ho làm ảnh hưởng tới lớp niêm mạc của đường hô hấp.

Liều dùng: Mỗi lần mẹ bầu có thể ngậm từ 1 – 2 viên, có thể ngậm nhiều lần trong ngày, mỗi lần cách nhau 3 giờ.

Cách sử dụng: Người dùng ngậm viên Dorithricin trong miệng cho đến khi thuốc tan hết.

Lưu ý:

  • Thuốc có thể gây các tác dụng phụ như buồn ngủ, buồn nôn, mệt mỏi, khó thở…
  • Mẹ bầu sử dụng thuốc Dorithricin phải có chỉ dẫn của bác sĩ.

Giá tham khảo thuốc Dorithricin khoảng 50.000 – 55.000 đồng/1 hộp 20 viên.

Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi điều trị viêm họng 

Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định sử dụng thuốc trị viêm họng của bác sĩ chuyên khoa, bà bầu cần lưu ý thêm một số vấn đề để bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng. Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia:

  • Giảm đau họng và nghẹt mũi bằng cách xông hơi. Cách làm này còn giúp thư giãn cơ thể và đào thải khí độc;
  • Dùng thêm một số loại trà thảo mộc để tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và đặc biệt là giúp làm dịu cổ họng;
  • Chăm súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm để làm dịu cổ họng và giúp khoang miệng được sạch sẽ;
  • Chế độ ăn uống cần đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng để giúp cơ thể được phục hồi nhanh chóng;
  • Hạn chế ăn các thức ăn có chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp và một số loại đồ uống không tốt cho sức khỏe;
  • Nên uống đủ lượng nước để cân bằng độ điện giải trong cơ thể. Bà bầu có thể uống thêm một số nước ép rau củ, hoa quả tươi,… loại đồ uống này vừa có tác dụng bổ sung nước vừa có tác dụng bổ sung các dưỡng chất thiết yếu.
  • Nên sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài để tránh khói bụi, gió lạnh hay các dị nguyên gây kích ứng cổ họng. Đồng thời, nên sử dụng khăn choàng cổ để giữ ấm cổ họng;
  • Tham gia một số bộ môn hay vận động nhẹ nhàng để nâng cao sức khỏe và cải thiện hệ miễn dịch. Bà bầu có thể đi bộ nhẹ nhàng hoặc tập yoga, hành thiền thư giãn đầu óc;
  • Luôn giữ cho cơ thể luôn ở trạng thái thoải mái, tránh bị căng thẳng hay lao động nặng nhọc. Bà bầu có thể đọc sách, nghe nhạc hay trò chuyện cùng với chồng, người thân,…;
  • Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để theo dõi sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Điều này còn giúp bà bầu sớm phát hiện những triệu chứng bất thường làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tóm lại, bà bầu bị viêm họng không phải là tình trạng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nếu có những phương pháp điều trị hiệu. Đối với một số trường hợp bị viêm họng nặng sẽ được bác sĩ chỉ định uống thuốc. Lúc này, mẹ bầu nên kiểm tra kỹ thành phần và dùng đúng cách để không gây nguy hiểm cho thai nhi. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để bệnh tình được đẩy lùi nhanh chóng.

ĐỪNG BỎ QUA

Cập nhật lúc: 2:42 PM , 21/04/2023

Tin liên quan

Viêm Họng Khi Mang Thai Và Cách Điều Trị An Toàn Cho Mẹ Bầu

Viêm họng khi mang thai là bệnh lý hô hấp phổ biến ở bà bầu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để...

Trẻ Bị Viêm Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Khi trẻ bị viêm họng nhiều phụ huynh rất lo lắng, không biết cần làm gì để giúp trẻ dễ chịu hơn. Nếu trẻ bị sốt viêm họng, phát ban ở tay,...

Tại Sao Viêm Họng Hạt Gây Hôi Miệng? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Viêm họng hạt là bệnh thường gặp nhưng khó trị dứt điểm, tái phát nhiều lần và đặc biệt là dễ gây hôi miệng. Bài viết sau sẽ giúp bạn...

Top 10 Bác Sĩ Chữa Viêm Họng Giỏi Được Bệnh Nhân Tin Tưởng

Tỉ lệ mắc bệnh viêm họng ngày càng tăng cao, nhất là tình trạng viêm họng kéo dài, viêm họng mủ, viêm họng hạt. Những bệnh này thường khó điều...

Viêm Họng Hạt: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị Hiệu Quả

Bệnh viêm họng hạt thực chất là thể chuyển biến phức tạp hơn của bệnh viêm họng, đây là chứng bệnh phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, không ít người...

Viêm Họng Mãn Tính: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Viêm họng mãn tính là một bệnh lý về hô hấp với các triệu chứng bệnh kéo dài. Tình trạng này có thể gây ra các biến chứng khá nguy...

Điều trị viêm họng amidan, chữa viêm họng, viêm amidan mạn tính thực tế không hề đơn giản. Rất nhiều trường hợp đã tốn kém không biết bao nhiêu thời gian và tiền bạc mà bệnh vẫn không khỏi, thậm chí còn để lại những biến chứng nguy hiểm. Để giúp bệnh nhân “thoát khỏi” tình cảnh này, ngay trong bài viết này, cố vấn y khoa VTV2 sẽ tư vấn cách chữa bệnh tận gốc, không lo bệnh tái phát.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *