Cách điều trị viêm xoang sàng là câu hỏi được nhiều người bệnh qua tâm. Bởi viêm xoang sàng là một thể bệnh nhiễm trùng xoang thường gặp gây ra tình trạng đau nhức âm ỉ khắp mặt và cả trên đỉnh đầu. Trường hợp không sớm can thiệp điều trị sẽ tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây, chuyên gia sẽ cung cấp cho bạn đọc những cách điều trị viêm xoang sàng hiệu quả, an toàn nhất.
Viêm xoang sàng là gì?
Về vị trí, xoang sàng là nằm ở ngay dưới trán, giữa 2 mắt và trên hốc mũi. Giải phẫu cấu trúc xoang gồm có 4 hốc rỗng thông suốt với nhau và được ngăn cách với vùng ổ mắt bằng một phiến xương cực mỏng (xương giấy).
Viêm xoang sàng là tình trạng niêm mạc ở các xoang bị viêm, có dịch mủ ứ đọng gây bít tắc và tạo áp lực lên vùng xoang sàng. Viêm xoang sàng đặc trưng bởi sự kích hoạt của tình trạng đau nhức âm ỉ khắp vùng mặt kèm theo đau đỉnh đầu. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị ù tai, choáng váng, có đờm trong cổ họng, hôi miệng…
Viêm xoang sàng chia thành các dạng chính bao gồm:
- Viêm xoang sàng trước: Xoang sàng trước là hang xoang nằm ở khu vực tiếp giáp giữa xoang hàm và xoang trán, người bị viêm xoang sàng trước thường có những triệu chứng như là: Đau, viêm ở quanh khu vực hai hốc mắt và sống mũi.
- Viêm xoang sàng sau: Xoang sàng sau nằm ở phía sau nằm ở phía sau gáy, ngay sau xoang sàng trước, chính vì vậy, cơn đau thường đi dần về phía vùng sau gáy. Một số vùng bị ảnh hưởng bởi viêm xoang sàng sau có thể bao gồm từ đầu lan xuống vai. Đôi khi mắt cũng có thể bị ảnh hưởng gây ra một số triệu chứng như: Đỏ mắt, sưng, viêm mắt… lâu dần có thể suy giảm thị lực.
- Viêm xoang sàng 2 bên: Viêm xoang sàng 2 bên là tình trạng cả xoang sàng trước và sau đều bị viêm nhiễm, tắc nghẽn gây ra một số triệu chứng cho người bệnh như: Chảy nước mũi, ngạt mũi, có đờm ở cổ họng…
Cách điều trị viêm xoang sàng an toàn, hiệu quả
Hiện nay việc điều trị viêm xoang sàng đã có những bước tiến tích cực giúp bệnh nhân có thể kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh, ngăn chặn không cho nhiễm trùng lan rộng và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Thông thường, trong giai đoạn đầu của quá trình điều trị hầu hết bệnh nhân đều được chỉ định dùng thuốc để chữa trị. Chỉ các trường hợp bị viêm xoang nặng và không đáp ứng được với thuốc sẽ được đề nghị làm phẫu thuật.
Sử dụng thuốc chữa viêm xoang sàng
Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị viêm xoang sàng đều hướng đến mục đích làm giảm triệu chứng, tiêu diệt tác nhân gây bệnh và làm lành tổn thương trong xoang.
Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau: Thường dùng là Ibuprofen, Acetaminophen, Aspirin… Chúng được sử dụng cho các trường hợp có biểu hiện đau nhức trong xoang, đau đầu hoặc bị sốt trong giai đoạn viêm xoang sàng cấp tính. Người bệnh nên dùng thuốc giảm đau sau khi ăn no và chỉ uống khi thật sự cần thiết để tránh gây hại cho dạ dày, gan, thận.
- Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc này có tác dụng chống lại phản ứng dị ứng trong xoang, ức chế quá trình xuất tiết chất nhầy, giảm ứ đọng dịch mũi, cải thiện các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi cho người bệnh. Các thuốc kháng histamin thường được sử dụng bao gồm Clorpheniramin, Cimetidin, Famotidin, Diphenhydramin… Một số thuốc có thể gây buồn ngủ nên bệnh nhân cần thận trọng khi dùng trong quá trình điều khiển máy móc, phương tiện giao thông hay làm những công việc đòi hỏi sự tập trung cao.
- Thuốc kháng sinh: Các trường hợp bị viêm xoang sàng do vi khuẩn thường được điều trị bằng phác đồ kháng sinh. Amoxicillin, Azithromycin, Erythromycin là những loại thuốc thường có trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân. Trong quá trình sử dụng người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, …
Có thể thấy, các thuốc điều trị viêm xoang sàng đều ít nhiều tiềm ẩn những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Để giảm thiểu những rủi ro phát sinh ngoài ý muốn, người bệnh nên dùng thuốc theo đúng liều lượng được bác sĩ hướng dẫn trong đơn. Sau khi uống hết thuốc, hãy quay trở lại bệnh viện tái khám để bác sĩ kiểm tra kết quả và điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp với diễn tiến của bệnh.
Chữa viêm xoang sàng bằng phẫu thuật
Không phải trường hợp nào bị viêm xoang sàng cũng được chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này được áp dụng cho những đối tượng sau:
- Bị viêm xoang sàng mãn tính nhưng không đáp ứng được với thuốc điều trị.
- Bệnh tái phát liên tục, từ 4 – 5 đợt trong năm
- Các dấu hiệu viêm xoang sàng xảy ra nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công việc và chất lượng sống của người bệnh.
- Bệnh gây biến chứng
- Viêm xoang sàng do nấm xâm lấn
- Bệnh nhân bị viêm xoang sàng có liên quan đến những bất thường trong cấu trúc giải phẫu mũi, chẳng hạn như vẹo vách ngăn, có khối polyp trong mũi…
Phẫu thuật nội soi là phương pháp mổ viêm xoang sàng được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Bệnh nhân sẽ được gây mê trước khi thực hiện phẫu thuật.
Sau mổ, bệnh nhân có thể được kê đơn thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh kết hợp rửa mũi bằng nước muối sinh lý trong một thời gian nhất định để ngăn ngừa nhiễm trùng. Người bệnh cần tránh tiếp xúc với những nơi có nhiều bụi bẩn, không hút thuốc lá, uống bia rượu và tránh đi bơi trong khoảng 2 tuần để xoang sàng hồi phục hoàn toàn.
Các phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang sàng tại nhà
Cùng với các phương pháp điều trị y khoa, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên để hỗ trợ làm giảm triệu chứng bệnh tại nhà, rút ngắn thời gian chữa bệnh.
- Kê cao đầu hơn khi ngủ: Khi gối cao đầu chất dịch trong xoang mũi được lưu thông dễ dàng hơn, giúp người bệnh bớt nghẹt mũi.
- Uống nhiều nước: Chất lỏng có tác dụng tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, thúc đẩy chữa lành tổn thương trong xoang sàng và giúp dịch nhầy trong hốc xoang được làm loãng.
- Dùng nước muối sinh lý: Vệ sinh khoang mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý có thể giúp loại bỏ đàm nhầy cùng bụi bẩn tích tụ trong xoang sàng, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
- Xông mũi bằng tinh dầu: Thêm vài giọt tinh dầu bạc hà, tinh dầu sả hay tinh dầu lá tía tô… vào trong tô nước nóng rồi tiến hành xông mũi sẽ giúp làm loãng dịch nhầy, giải phóng tình trạng ứ đọng trong xoang sàng và giảm đau nhức mũi.
- Sử dụng các bài thuốc từ thảo mộc: Một số loại thảo dược tự nhiên như gừng, nghệ, kinh giới, hoa ngũ sắc có chứa chất kháng viêm, diệt khuẩn tự nhiên nên được dân gian sử dụng làm thuốc chữa viêm xoang sàng tại nhà. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc áp dụng các bài thuốc này song song với quá trình điều trị bằng thuốc tân dược để đẩy nhanh hiệu quả chữa bệnh.
- Lá trầu không: Cách trị viêm xoang bằng lá trầu không giúp giảm nhanh các triệu chứng đau đầu, nhức xoang mặt, chảy dịch mủ xuống mũi hoặc họng và một số vấn đề liên quan đến thần kinh khứu giác. Người bệnh có thể áp dụng xông hơi với nước lá trầu không. Thực hiện 15 – 20 phút, 2 lần mỗi ngày. Điều trị kéo dài cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
- Cây vòi voi: Loại cây này có mùi hơi hăng, tính mát, có công dụng giải độc, giảm đau, tiêu viêm, kháng khuẩn. Người bệnh giã hoặc xay nhuyễn hỗn hợp gồm 10 cây vòi voi và 5 – 6 nhánh cây ngũ sắc. Vắt lấy lấy hỗn hợp trên cho vào một bình xịt, pha thêm một ít nước muối sinh lý để làm loãng. Dùng dung dịch đã được pha loãng rửa hai bên mũi, thực hiện 7 – 10 ngày sẽ thấy mẹo dân gian phát huy tác dụng.
Dùng thuốc Đông y
Ngày nay, YHCT vẫn luôn khẳng định được vị trí của mình trong nền y học. Đối với viêm xoang bội nhiễm, Đông y cũng có những bài thuốc rất hay để điều trị hiệu quả. Thông thường, đông y chữa bệnh viêm xoang bội nhiễm theo từng thể bệnh.
Thể khí hư:
Người bệnh có thể cảm thấy bị ho, ngạt mũi, đoản khí, người mệt mỏi, sắc mặt trắng bệnh, da, lông kém nhuận, chất lưỡi nhạt, mạch hư vô lực
- Pháp chữa: Thông tỵ, bổ khí.
- Phương chữa: Đảng sâm, hoàng kỳ, đương quy, bạch truật, sài hồ, trần bì, cam thảo, tân di.
Thể hỏa độc, nhiệt độc:
Người bệnh cảm thấy nóng, sốt cao rét run, đau họng, ngạt mũi, chảy nước mũi vàng, đặc, sắc mặt đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.
- Pháp chữa: Thanh nhiệt, giải độc, thông tỵ, bổ âm.
- Phương: Sài hồ, cỏ ngọt, kim ngân, cúc hoa, lá dâu, mạch môn, tang bạch bì, hạnh nhân, lô căn, cam thảo.
Thể chính khí hư suy:
Cơ thể yếu, tà khí thừa cơ xâm nhập gây ra các triệu chứng như người yếu. tay chân yếu, rối loạn tiêu hóa, ho, chảy nước mũi, ngạt mũi, mạch hư.
- Pháp chữa: Bổ khí huyết, âm dương, kiện tỳ.
- Phương: Nhân sâm, bạch truật, hoàng kỳ, hà thủ ô, thục địa, xuyên khung, hạnh nhân, tang bạch bì, cát cánh, thăng ma,…
Đông y chia bệnh làm nhiều thể khác nhau, mỗi thể bệnh lại có cách điều trị, gia giảm thành phần cho phù hợp. Tuy nhiên, người bệnh viêm xoang bội nhiễm vừa bị nhiễm trùng nặng vừa có hệ miễn dịch suy yếu. Cho nên bên cạnh việc chữa triệu chứng cần tập trung bồi bổ cơ thể lẫn triệt tiêu viêm nhiễm cùng lúc để tối ưu hiệu quả chữa trị.
Cách phòng ngừa viêm xoang sàng
Bệnh viêm xoang sàng rất dễ mắc phải và ngay cả khi được điều trị khỏi, bệnh vẫn có thể tái phát trở lại nếu như không có biện pháp dự phòng tích cực. Để giảm thiểu nguy cơ mắc căn bệnh này, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Thường xuyên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh họng và mũi thật sạch sẽ.
- Dùng máy tạo độ ẩm để giữ độ ẩm cần thiết cho không khí, đặc biệt là trong những ngày trời lạnh.
- Chú ý không được xì mũi quá mạnh khi bị viêm mũi bởi động tác này có thể gây tổn thương niêm mạc mũi. Cần nhỏ nước muối sinh lý hoặc xông hơi để làm loãng dịch nhầy trước rồi mới nhẹ nhàng xì ra.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ. Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như rau xanh và trái cây để cải thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn khi bị virus, vi khuẩn hay nấm tấn công.
- Tránh sử dụng các thực phẩm dễ gây dị ứng, chẳng hạn như thịt bò, hải sản, da gà…
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, hạn chế khả năng mắc bệnh.
- Kiểm tra sức khỏe tai mũi họng định kỳ để dễ dàng phát hiện bệnh sớm, đồng thời có biện pháp điều trị nếu không may mắc bệnh.
Hy vọng qua những thông tin được chia sẻ bạn sẽ hiểu hơn về bệnh viêm xoang sàng. Tình trạng bệnh sẽ được cải thiện với các biện pháp đơn giản nếu bạn phát hiện và điều trị đúng cách. Vậy nên ngay từ khi có các triệu chứng ban đầu hãy đến gặp bác sĩ để có được những lời tư vấn hữu ích.
XEM THÊM