Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là bệnh lý thường gặp do đĩa đệm cột sống lệch khỏi vị trí và chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây rối loạn chức năng vận động của người bệnh, nặng hơn sẽ teo cơ, mất dần khả năng di chuyển.
Nhận biết dấu hiệu thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là một trong những biến chứng thường gặp khi mắc phải căn bệnh thoát vị. Khi các đĩa đệm bên trong đốt sống bị thoát ra khỏi vị trí ban đầu sẽ chèn ép vào các rễ thần kinh và ống sống. Tình trạng này có thể kéo dài trọng một khoảng thời gian dài, ban đầu với các triệu chứng nhẹ rồi nặng dần tùy thuộc vào mức độ mà dây thần kinh bị chèn ép.
Hai dạng thường gặp của hội chứng thoát vị đĩa đệm chèn ép thần kinh là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cổ. Xuất phát từ các nguyên nhân đã nêu trên, người bệnh dễ dàng phát hiện bệnh lý nhờ các dấu hiệu thường gặp của từng dạng.
Dấu hiệu của bệnh lý thoát vị đĩa đệm đốt sống lưng
Trường hợp bị thoát vị đĩa đệm lưng gây chèn ép dây thần kinh người bệnh sẽ thấy các triệu chứng:
Đau lan xuống chi dưới: Đây là biểu hiện điển hình dễ dàng cảm nhận được khi mắc bệnh, cơn đau sẽ lan dần xuống chân dọc mặt sau mông, mặt sau đùi xuống cẳng chân và gót chân.
Yếu vận động chi dưới: Các cơ chân sẽ yếu dần khiến bệnh nhân đi lại không vững, dáng đi xiêu vẹo. Khi tình trạng yếu cơ tăng lên, người bệnh sẽ thấy được những thớ cơ đùi và bắp chân rung lên mỗi khi vận động gắng sức.
- Dấu hiệu căng rễ thần kinh dương tính
- Thay đổi cảm giác theo khoanh cảm giác da
- Giảm phản xạ gân xương
- Căng khi ấn dọc đường đi của dây thần kinh
Dấu hiệu của bệnh lý thoát vị đĩa đệm cổ
- Đau nhức diện rộng: Cơn đau khởi phát tại 1 hoặc 2 đốt sống cổ sau đó lan ra vùng bả vai, cánh tay hoặc lan lên sau đầu và hốc mắt.
- Tê ngứa ở tay và chân: Khi bị chèn ép dây thần kinh, bệnh nhân có cảm giác tê ngứa ở vùng cánh tay, bàn và ngón tay.
- Hạn chế vận động vùng cổ, vai, gáy
- Dấu hiệu khác: Một số ít bệnh nhân cảm thấy đau một bên lồng ngực, táo bón, khó tiểu và khó thở.
Nguyên nhân khiến khối thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Tình trạng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có thể xảy ra do một vài nguyên nhân như:
- Vận động sau tư thế: Trong cuộc sống hàng ngày có một số thói quen như vận động nặng, thường xuyên mang vác đồ vật nặng một cách đột ngột hoặc vận động sai tư thế cũng có thể khiến cho cột sống bị tổn thương hoặc các đĩa đệm bị chèn ép dẫn tới việc chệch khỏi vị trí ban đầu và chèn ép và các dây thần kinh.
- Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng: Việc bạn có một chế độ ăn uống thiếu khoa học, thiếu chất dinh dưỡng và không cung cấp đầy đủ canxi và vitamin cho hệ thống xương khớp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên.
- Thói quen sinh hoạt không lành mạnh: Đối với những trường hợp có thói quen sinh hoạt không lành mạnh như lười vận động hoặc thay đổi tư thế một cách đột ngột cũng làm ảnh hưởng tới đốt sông và nguy cơ mắc bệnh cũng rất cao.
- Tình trạng tăng cân: Việc ăn uống không kiểm soát cộng thêm lười vận động sẽ dẫn tới tình trạng thừa cân béo phì. Khi trọng lượng cơ thể tăng nên sẽ khiến cho vùng cột sống phải chịu sức ép lớn. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho các đốt sống bị ảnh hưởng, lâu dần khiến cho các nhân nhân bị thoát vị và chèn ép lên các vùng khác trong cơ thể.
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh liệu có nguy hiểm?
Các khối đĩa đệm bị thoát vị là tình trạng đĩa đệm di chuyển lệch ra khỏi vị trí cấu tạo ban đầu, gây chèn lên các rễ thần kinh xung quanh. Bệnh bắt đầu với nhiều triệu chứng như đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, di chuyển khó khăn,… rồi sau đó diễn biến lên các giai đoạn nặng hơn.
Dựa vào từng tình trạng bệnh nhân mà bác sĩ xác định giai đoạn nặng nhẹ và mức độ nguy hiểm của bệnh. Khi triệu chứng thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh diễn biến tới giai đoạn thứ 3, thứ 4,… thì bệnh tương đối nguy hiểm và rất khó để chữa trị. Lúc này, người bệnh xuất hiện nhiều triệu chứng nghiêm trọng như:
- Rối loạn tuần hoàn não.
- Tứ chi mất cảm giác.
- Không kiểm soát được việc tiểu tiện.
- Tê liệt, tàn phế.
Điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh bằng cách nào?
Để khắc phục căn bệnh thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh, người bệnh có thể áp dụng những cách sau:
Điều trị bằng cách uống thuốc Tây giảm đau
Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh gây ra các cơn đau khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động hằng ngày. Do đó, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau theo tình trạng biến chứng của bệnh giúp chống viêm, giãn cơ và giảm đau. Ngoài ra, người bệnh được khuyến khích bổ sung canxi và kali để phòng ngừa các biến chứng của bệnh.
Vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm thường được kết hợp trong liệu trình điều trị với tác dụng đưa cột sống về đúng vị trí, giảm tác động lên đĩa đệm và dây thần kinh. Hơn thế nữa, người bệnh có thể tự tập vật lý trị liệu tại nhà để giảm đau, duy trì tính năng vận động của cơ giúp hạn chế nguy cơ teo cơ và bại liệt. Bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp châm cứu, bấm huyệt với tình trạng bệnh nhẹ, chưa xuất hiện nhiều biến chứng.
Phẫu thuật
Ở giai đoạn nặng, người bệnh được bác sĩ chỉ định phẫu thuật để cắt bỏ nhân nhầy bên ngoài và thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép. Chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp:
- Thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh cấp tính.
- Điều trị nội khoa thất bại sau 5 – 8 lần.
- Thoát vị đĩa đệm gây rách bao xơ và đau quá mức. Người bệnh được can thiệp thuốc giảm đau nhưng không có tác dụng.
- Thoát vị đĩa đệm gây liệt.
Các phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là phẫu thuật mổ mở truyền thống và phẫu thuật nội soi cột sống.
Điều trị bằng đông y
Các bài thuốc Y học cổ truyền luôn tận dụng những thảo dược tự nhiên, dễ tìm. Bằng các cách kết hợp vị thuốc để tạo ra một bài thuốc hoàn chỉnh. Do đó, thuốc Đông y tương đối an toàn và lành tính, không gây ra tác dụng phụ.
Trong Đông y có rất nhiều bài thuốc để chữa trị cũng như hỗ trợ thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh.
Một số bài thuốc được sử dụng là:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị dược liệu gồm 18g tang ký sinh, đẳng sâm, cỏ xước, độc hoạt, xuyên khung mỗi vị 9g, tế tân và cam thảo mỗi loại 3g.
- Bài thuốc 2: Sử dụng 300g rễ cỏ xước, 16g lá lốt, 20g đỗ trọng và 20g ý dĩ.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị cỏ xước, tang ký sinh mỗi vị 9g, cao quy bản, đỗ trọng mỗi vị 3g, 13g thục địa, 15g sơn thù.
- Bài thuốc 4: Chuẩn bị 3g tế tân, 6g cam thảo, 9g mỗi loại quế chi, xuyên ô, ma hoàng, độc hoạt, 12g tang ký sinh, 12g phục linh. Bài thuốc này có tác dụng hiệu quả trong việc giảm đau, giảm tê nhức.
Cách thực hiện và sử dụng:
- Đem tất cả các dược liệu đi rửa sạch một lần với nước.
- Thực hiện sắc thuốc cùng 1 lít nước, sử dụng lửa nhỏ để sắc.
- Người bệnh sắc đến khi lượng nước trong ấm còn khoảng 2 bát nước thì tắt bếp.
- Chia thuốc ra làm 3 phần uống sáng, trưa, tốt. Tuyệt đối không để thuốc qua đêm vì ảnh hưởng đến chất lượng thuốc.
Một số lưu ý trong khi điều trị bệnh
Dù áp dụng điều trị bằng bất kỳ phương pháp nào, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau để bệnh được thuyên giảm nhanh chóng:
- Không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ, nhất là các thuốc giảm đau và thuốc điều trị bệnh. Bởi việc tự ý sử dụng có thể gây nhờn thuốc, hoặc các tác dụng phụ không mong muốn. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và làm bệnh trầm trọng hơn.
- Trước khi sử dụng thuốc Đông y, cần hỏi ý kiến của các bác sĩ nếu chưa hiểu rõ về sự phức tạp của các chất trong thuốc Đông y.
- Không nên sử dụng cả thuốc Đông y và Tây y cùng lúc. Điều này có khiến cơ thể bị sốc, các hoạt tính trong 2 loại thuốc đối kháng nhau, ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
- Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, thư giãn cùng chế độ ăn uống hợp lý.
- Khi tập các bài tập hỗ trợ điều trị, hạn chế tập các động tác khó để tránh các chấn thương, tổn hại đến cột sống nhiều hơn. Khi tập nếu cảm thấy quá đau, nên dừng các bài tập lại ngay lúc đó để tránh cho bệnh trở nên nặng hơn. Chỉ nên tập các bài tập vừa với sức và tình trạng bệnh của mình.
- Trong khi điều trị, nếu có điều bất thường cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thực hiện điều trị một cách bài bản.
Biện pháp phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh có thể xảy ra với bất kỳ ai. Chính vì vậy, mọi người cần thực hiện một số biện pháp sau để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh:
- Hạn chế mang vác các vật nặng để giảm tác động lên cột sống. Điều này còn giúp tránh để cột sống bị tổn thương, nhất là phần thắt lưng.
- Thường xuyên thay đổi tư thế khi làm việc, không nên ngồi hoặc đứng khá lâu, nhất là nữ giới phải thường xuyên đi giày cao gót. Nếu phải ngồi quá lâu, cần đứng dậy đi lại hoặc thực hiện ngay các bài tập giúp cột sống được thư giãn.
- Ăn uống khoa học và bổ sung canxi một cách hợp lý (bằng các loại hải sản như cua, tôm,…). Ngoài ra, các loại thịt đỏ hoặc thức ăn chứa nhiều chất béo cũng khiến tăng nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm.
- Tuyệt đối không ăn thừa chất để tránh các nguy cơ thừa cân, béo phì.
- Sử dụng các thực phẩm chức năng có chứa Glucosamine, Acid Hyaluronic,… nếu cần thiết để hỗ trợ cho bao xơ của đĩa đệm và sụn khớp.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… Lưu ý không nên tập quá sức chịu đựng của cơ thể để tránh tác dụng ngược.
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh là bệnh có thể chữa được nếu được phát hiện sớm. Nếu bệnh tiến triển đến các giai đoạn 3 hoặc giai đoạn 4, bệnh sẽ nặng hơn và khó điều trị hơn. Người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế nếu có các triệu chứng trên để được khám và tư vấn kịp thời.
Cập nhật lúc: 11:02 AM , 08/05/2023