Tinh bột nghệ, còn được biết đến như curcumin, là một chất có trong củ nghệ rất tốt cho việc điều trị đau dạ dày. Những chưa chắc bạn đã biết cách uống sao cho hiệu quả, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng tinh bột nghệ để điều trị đau dạ dày tốt nhất.
Tinh bột nghệ chữa được đau dạ dày không?
Câu trả lời là CÓ.
Tinh bột nghệ có chứa nhiều curcumin với tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa, kháng virus, chống ung thư mạnh mẽ. Trong y học cổ truyền từ xa xưa, tinh bột nghệ đã được ứng dụng nhiều trong việc cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, giảm đau viêm.
Các nghiên cứu về nghệ
Đã có nhiều nghiên cứu về đặc tính chữa bệnh dạ dày của nghệ:
Theo một nghiên cứu vào năm 2007, các bệnh lý trào ngược dạ dày nên được điều trị bằng chất chống oxy hóa và chống viêm.
Một nghiên cứu khác năm 2011 cho thấy tác dụng chống viêm của curcumin trong việc ngăn ngừa viêm dạ dày, thậm chí là giảm đau khớp do viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Ví dụ, một nghiên cứu trên 45 người bị viêm khớp dạng thấp cho thấy rằng 500 miligam chất curcumin mỗi ngày giúp giảm đau khớp hơn 50 gam một loại thuốc trị viêm khớp thông thường hoặc sự kết hợp giữa chất curcumin và thuốc.
Đa số các nghiên cứu đều công nhận rằng khả năng chống viêm của hoạt chất curcumin trong nghệ có thể so sánh với tác dụng của nhiều dược phẩm khác mà không gây ra tác dụng phụ.
Công dụng của nghệ với bệnh dạ dày
Nghệ mang lại nhiều lợi ích với người bị đau dạ dày:
Phục hồi vết loét
- Tăng chất nhầy trong dạ dày giúp bảo vệ niêm mạc tránh khỏi viêm loét, xói mòn.
- Giảm các triệu chứng khó tiêu ở bệnh nhân viêm loét dạ dày.
Chống viêm
- Kháng viêm và làm giảm mức độ viêm ở trong dạ dày.
- Kích thích sản xuất hoạt chất chống viêm.
- Ngăn chặn các yếu tố hạt kappaB kích hoạt ở trong niêm mạc dạ dày.
Tiêu diệt vi khuẩn HP
- Thành phần curcumin giúp giảm kích hoạt các gen độc cho các tế bào cũng như sản xuất chất gây viêm.
- Ức chế sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn HP có trong dạ dày.
Cải thiện hệ tiêu hóa
- Bảo vệ dạ dày khỏi các thành phần thuốc kháng sinh và các tác nhân độc hại khác.
- Bồi bổ và phục hồi chức năng tiêu hóa của dạ dày.
Cách uống tinh bột nghệ chữa đau dạ dày
Uống tinh bột nghệ nguyên chất
Trong tinh bột nghệ nguyên chất có chứa nhiều hoạt chất tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày nên bạn không cần kết hợp phức tạp vẫn có thể có bài thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Chuẩn bị: tinh bột nghệ và nước ấm.
Cách làm:
- Cho 10g tinh bột nghệ vào cốc nước 250ml, khuấy đều đến khi hỗn hợp hòa tan.
- Uống đều đặn ngày 2 – 3 lần, nên uống sau bữa ăn khoảng 15 phút.
Uống nghệ mật ong trị đau dạ dày
Trong mật ong có chứa nhiều chất tốt cho dạ dày như:
- Vitamin B, E, khoáng chất giúp chữa lành tổn thương và các vết loét ở dạ dày.
- Chất chống oxy hóa: Giúp sát trùng và loại bỏ vi khuẩn gây hại cho dạ dày.
- Chống lại các gốc tự do
- Chứa enzym giúp ngăn ngừa nấm, vi khuẩn phát triển, tiêu diệt vi khuẩn HP.
- Kết cấu sánh đặc của mật ong giúp bao phủ màng nhầy niêm mạc dạ dày để giảm tiết axit dạ dày.
Chuẩn bị: tinh bột nghệ và mật ong, nước ấm.
Cách làm:
- Cách 1: Pha 100ml nước ấm với 3 muỗng tinh bột nghệ và 1 muỗng mật ong và uống trực tiếp.
- Cách 2: Trộn tinh bột nghệ và mật ong theo tỷ lệ 2:1 tạo thành hỗn hợp sệt và vê thành viên nhỏ bằng ngón tay út. Mỗi ngày dùng từ 6 – 8 viên.
Nghệ viên mật ong trị đau dạ dày đang được ưa chuộng bởi tính nhỏ gọn và tiện dụng. Người bệnh có thể mang theo người và dùng mọi lúc mọi nơi.
Tinh bột nghệ kết hợp với chuối hột
Chuối hột có khả năng kiểm soát ợ hơi, ợ chua, chướng bụng, ăn không tiêu,… hiệu quả ở những người bệnh dạ dày. Quả này có chứa nhiều carbohydrate, khoáng chất, sắt, vitamin A,… Khi kết hợp với nghệ, tác dụng chữa bệnh dạ dày càng được tăng cao.
Chuẩn bị: Tinh bột nghệ, chuối hột và bột sắn dây.
Cách làm:
- Sơ chế, phơi khô chuối hột và xay thành bột mịn.
- Trộn tinh bột nghệ, bột chuối hột với bột sắn dây theo tỷ lệ 1:1:1 và cho vào hũ thủy tinh.
- Sử dụng uống hàng ngày sau mỗi bữa ăn bằng cách hòa 3 thìa cà phê hỗn hợp với 150ml nước ấm.
Lời khuyên khi dùng tinh bột nghệ chữa đau dạ dày
Dùng tinh bột nghệ đúng cách để cảm nhận hiệu quả
- Chỉ nên dùng liều lượng nhất định, không nên lạm dụng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến từ người có chuyên môn.
- Nên sử dụng tinh bột nghệ có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.
- Uống tinh bột nghệ sẽ tốt hơn với bột nghệ nguyên chất vì bột nghệ dễ làm nóng gan.
- Cần kiên trì sử dụng tinh bột nghệ ít nhất 2 tháng mới có thể thấy hiệu quả rõ ràng.
- Không nên kết hợp uống tinh bột nghệ khi đang áp dụng cách điều trị nào khác.
- Kết hợp ăn uống điều độ, khoa học và rèn luyện thể lực để nâng cao sức khỏe.
Cảnh giác trước những rủi ro
- Nếu bạn có tiền sử loãng máu hoặc sắp phẫu thuật, không nên dùng tinh bột nghệ.
- Người bị huyết áp thấp không nên dùng tinh bột nghệ chữa đau dạ dày.
- Lạm dụng liều lượng tinh bột nghệ lớn có thể khiến cơ thể bị nóng, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy,…
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng nghệ quá nhiều.
- Nếu khi dùng tinh bột nghệ chữa đau dạ dày bị dị ứng, bạn nên dừng lại ngay lập tức.
Câu hỏi thường gặp
Không có thời gian chính xác giải đáp câu hỏi này, trung bình cần từ 2 tháng trở lên để cảm nhận được hiệu quả điều trị. Nghệ thực chất là một nguyên liệu có chứa nhiều hoạt chất giúp giảm đau, chống viêm và làm lành tổn thương nhưng cần có thời gian để thẩm thấu và phải dùng đúng cách.
Dù là nguyên liệu tự nhiên, có độ lành tính cao nhưng các chuyên gia khuyến cáo người bệnh không nên kết hợp tinh bột nghệ với các thuốc chữa đau dạ dày khác.
Việc bổ sung quá nhiều chất chữa bệnh cùng một lúc tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vậy nên, nếu muốn sử dụng kết hợp, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ của bạn để được tư vấn phù hợp nhất.
Nếu bạn có tiền sử dị ứng với nghệ, không nên sử dụng điều trị đau dạ dày.
Người bị nóng trong cũng không nên sử dụng quá nhiều nghệ.
Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng tinh bột nghệ.
Trên đây là những thông tin về cách uống tinh bột nghệ chữa đau dạ dày. Hy vọng có thể giúp bạn trong việc điều trị bệnh.
Nguồn tham khảo:
- https://www.healthline.com/nutrition/golden-milk-turmeric#TOC_TITLE_HDR_7
- https://www.healthline.com/health/digestive-health/turmeric-acid-reflux#risks-and-warnings