Trẻ Bị Viêm Họng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Khi trẻ bị viêm họng nhiều phụ huynh rất lo lắng, không biết cần làm gì để giúp trẻ dễ chịu hơn. Nếu trẻ bị sốt viêm họngphát ban ở tay, miệng, ho liên tục, biếng ăn do khó nuốt, hoặc sốt không hạ thì bạn cần đưa bé đến bác sĩ ngay. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị khi trẻ bị đau họng qua bài viết sau.

Viêm họng ở trẻ nhỏ là gì?

Viêm họng ở trẻ em là tình trạng phần niêm mạc ở trong hầu họng xảy ra viêm nhiễm, các tổn thương xuất hiện bởi vi khuẩn, nấm hoặc virus. Trong khi đó, các tác nhân có thể có nguồn gốc từ môi trường ô nhiễm, nhiều hóa chất, không khí có lượng bụi bẩn cao. Bệnh lý này xảy ra ở trẻ em phổ biến hơn người lớn. Bởi lúc này sức đề kháng của các con vẫn còn kém, khả năng chống đỡ lại các tác nhân yếu.

Theo đó, bệnh viêm họng ở trẻ em cũng được y học phân chia thành 2 mức độ cụ thể là viêm họng thể cấp tính và mãn tính.

  • Thể viêm họng cấp tính: Bệnh được phân chia tiếp thành những dạng gồm: Viêm họng đặc tính, viêm họng giả mạc, viêm họng thể đỏ cấp hoặc viêm họng loét.
  • Viêm họng mãn tính: Bệnh sẽ tái phát khá nhiều lần trong năm và biểu hiện thường gặp nhất là loại viêm họng hạt, xuất tiết, viêm họng mủ hoặc thể mãn tính xơ teo,…

Cụ thể trong mỗi thể viêm họng sẽ có những triệu chứng khác nhau. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần nắm rõ những kiến thức về bệnh lý này để có thể quan sát, kịp thời phát hiện những triệu chứng của bệnh, từ đó có cách chữa trị sớm nhất.

Những nguyên nhân phổ biến gây viêm họng ở trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ là đối tượng có sức đề kháng yếu, vậy nên sẽ khó tránh khỏi những nguyên nhân gây bệnh tới từ môi trường bên ngoài. Dựa theo thống kê thu được của Tổ chức Y tế Thế giới WHO gần đây nhất, có đến 80% nguyên do làm trẻ bị viêm họng là bởi virus, các yếu tố còn lại là từ vi khuẩn như liên cầu khuẩn nhóm A, phế cầu cùng với các tác động từ không gian sống của trẻ. Dưới đây là những thông tin về nguồn gây bệnh cụ thể nhất.

Trẻ bị viêm họng do cảm lạnh

Phần lớn trường hợp trẻ bị đau họng xuất phát từ tình trạng cảm lạnh. Lúc này, ngoài đau họng, bé còn có xu hướng nghẹt hoặc sổ mũi.

Theo ước tính từ nhiều chuyên gia, trong 12 tháng đầu đời, trẻ sơ sinh có thể bị cảm lạnh trung bình 7 – 8 lần. Nguyên do là bởi hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn đang phát triển, chưa hoàn thiện. 

Nếu nghi ngờ con bị cảm lạnh, bạn nên sắp xếp công việc để có thể tự chăm sóc con tại nhà nếu như bé bị sốt hoặc cảm thấy khó chịu và hay quấy khóc.

Trẻ bị viêm amidan 

Viêm amidan có thể xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả trẻ sơ sinh. Viêm amidan thường phát sinh do virus tấn công. 

Khi bị viêm amidan, trẻ có xu hướng:

  • Biếng ăn do khó nuốt
  • Chảy nước bọt nhiều hơn bình thường
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao
  • Phát ra âm thanh tỏ vẻ khó chịu

Khi bé sốt do viêm họng, trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ kê toa thuốc paracetamol hoặc ibuprofen để xoa dịu các triệu chứng của trẻ. Nếu trẻ đã tiến vào giai đoạn tập ăn thức ăn rắn, bạn có thể sẽ cần nấu các món mềm và nhuyễn hơn cho bé trong thời gian này.

Mặc dù viêm amidan và viêm họng liên cầu khuẩn là hai tình trạng riêng biệt, nhưng không ít người vẫn nhầm lẫn chúng cùng là một vấn đề sức khỏe. 

Bệnh tay chân miệng

Trẻ dưới 5 tuổi rất dễ gặp phải bệnh tay chân miệng. Các biểu hiện thường thấy của vấn đề này bao gồm trẻ bị sốt viêm họng và đau miệng. Đôi khi, bé còn có thể nổi mụn nước hoặc xuất hiện loét bên trong miệng. Điều này gây cản trở quá trình nuốt thức ăn hay thậm chí là nước bọt của trẻ. 

Đồng thời, mụn nước và các nốt sần đỏ còn có khả năng xuất hiện ở những bộ phận khác như:

  • Tay
  • Chân
  • Xung quanh miệng
  • Mông

Hầu như các trường hợp mắc bệnh, bác sĩ sẽ theo dõi các biến chứng. Nếu xuất hiện biến chứng, bác sĩ sẽ cân nhắc truyền thuốc. 

Bệnh tay chân miệng chủ yếu phát sinh do virus, nên khả năng lây lan của bệnh rất cao. Kể cả khi đã có dấu hiệu hồi phục, trẻ vẫn có thể tiếp tục lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong vài ngày tiếp theo.

Viêm họng liên cầu khuẩn

Một trong những nguyên nhân gây đau họng ở trẻ nhỏ phổ biến là viêm họng liên cầu khuẩn. Khi trẻ bị viêm họng liên cầu khuẩn có thể phát sốt, đồng thời amidan cũng như các hạch bạch huyết ở cổ sưng đỏ. Để đối phó với viêm họng liên cầu khuẩn, trẻ sẽ cần dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. 

Thông thường, đau họng có thể biến mất trong vòng một tuần. Tuy nhiên, nếu cơn đau họng kéo dài quá 10 ngày, bạn có thể cần đến sự trợ giúp y tế để nắm rõ đau nhức ở cổ họng là bệnh gì và cách điều trị ra sao. 

Triệu chứng khi nhận biết trẻ bị đau họng

Khi con bạn có dấu hiệu quấy khóc và gặp khó khăn trong việc ăn uống, bạn có thể nghi ngờ trẻ đang bị đau họng bởi một số vấn đề sức khỏe như:

  • Viêm amidan
  • Viêm họng liên cầu khuẩn

Thực tế, việc đầu tiên bạn nên làm là quan sát các biểu hiện của bé.

Nếu con bạn nhỏ hơn 3 tháng tuổi, bạn nên lập tức liên hệ với bác sĩ nhi ngay khi triệu chứng đau họng đầu tiên phát sinh, ví dụ như không chịu ăn hay quấy khóc sau khi mỗi muỗng thức ăn mà bạn đút cho bé.

Vì hệ miễn dịch của trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, vẫn chưa hoàn thiện, nên bác sĩ có thể muốn quan sát bé thêm vài ngày để xác định tình trạng sức khỏe chính xác nhất. 

Trong trường hợp con của bạn lớn hơn 3 tháng tuổi, bạn có thể cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nhi nếu bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây xảy ra, bao gồm: 

  • Nhiệt độ cơ thể từ 38ºC trở lên
  • Ho liên tục trong nhiều ngày liền
  • Tiếng khóc khác thường
  • Tã giấy không ướt như bình thường
  • Đau tai, đau đầu
  • Phát ban ở tay, miệng, thân mình hoặc mông

Sau khi kiểm tra tình hình sức khỏe hiện tại của bé, bác sĩ sẽ quyết định cách điều trị viêm họng cho trẻ: để trẻ nhập viện hoặc điều trị ngoại trú với những biện pháp khắc phục tại nhà. Đồng thời, họ cũng có thể tư vấn cho bạn về chuyện trẻ có thể đến trường trong giai đoạn này hay không. 

Ngoài ra, theo các chuyên gia, một số biểu hiện của bé dưới đây sẽ đại diện cho tình huống cần được chăm sóc y tế khẩn cấp, chẳng hạn như:

  • Gặp khó khăn khi nuốt
  • Khó thở
  • Chảy nước bọt bất thường

Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên mô tả chi tiết các dấu hiệu đau họng của con diễn ra như thế nào cho bác sĩ, vì điều này có thể giúp họ nhanh chóng xác định tình trạng hiện tại của bé và đưa ra cách điều trị viêm họng cho trẻ thích hợp.

Cách điều trị viêm họng không ho ở trẻ

Trường hợp trẻ bị viêm họng thông thường do thời tiết hay vi khuẩn, phụ huynh có thể áp dụng những biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà. Tình trạng bệnh nặng trẻ cần được điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc cho trẻ bị viêm họng tại nhà

Phụ huynh có thể chăm sóc cho trẻ tại nhà bằng các cách sau:

  • Vệ sinh họng cho bé bằng nước muối sinh lý: Phương pháp này giúp tiêu diệt các vi khuẩn và ức chế hoạt động của các tác nhân gây bệnh ở niêm mạc họng. Mỗi ngày trẻ nên được súc miệng 5-7 lần trước khi ngủ, sáng ngủ dậy và sau ăn.
  • Quất và đường phèn: Cha mẹ dùng 5-7 quả quất cắt lát đem hấp với 3 thìa đường phèn. Trẻ dùng quất hấp đường phèn khi nguội, mỗi lần dùng 2-3 thìa.
  • Lá húng chanh và hẹ: Bạn dùng húng chanh, gừng, hẹ xay với 200ml nước. Cho đường phèn và quất non vào hỗn hợp vừa xay rồi chưng cách thủy trong 30 phút. Cha mẹ cho bé uống phần nước cốt mỗi ngày 3-4 lần.

Phương pháp điều trị tại nhà được khuyến khích áp dụng cho trẻ nhỏ nhờ sự lành tính, an toàn. Tuy nhiên cách này chỉ phát huy tác dụng trong trường hợp viêm họng ở trẻ còn nhẹ.

Vệ sinh mũi họng cho bé tại nhà

Điều trị cho trẻ bị viêm họng bằng Tây y

Khi trẻ bị viêm họng đi kèm triệu chứng sốt cao, đau rát họng kéo dài, cha mẹ nên cho con đi khám và điều trị bằng thuốc. Dựa trên thể trạng từng trẻ mà bác sĩ có thể kê những loại thuốc khác nhau, trong đó phổ biến có:

  • Thuốc dị ứng: Được chỉ định dưới dạng uống, tiêm hoặc xịt, dùng cho trẻ có cơ địa dị ứng
  • Kháng sinh: Hỗ trợ đẩy lùi vi khuẩn, virus gây bệnh, ức chế quá trình phát triển của chúng, dùng trong trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp. Thuốc kháng sinh cần được dùng theo đúng liều lượng mà bác sĩ kê đơn.
  • Thuốc Steroid: Giúp giảm đau, sưng vùng họng cho bé

Các loại thuốc Tây y thường gây tác dụng phụ, đặc biệt là với thể trạng nhạy cảm của trẻ nhỏ. Phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua hay cho bé dùng thuốc mà cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Chữa bệnh bằng thuốc Đông y

Các bài thuốc Đông y có thể áp dụng được cho trẻ trên 2 tuổi. Thuốc không chỉ đẩy lùi bệnh hiệu quả mà còn nâng cao sức đề kháng giúp ngăn chặn bệnh viêm họng tái phát. Tuy nhiên, thuốc Đông y thường được gia giảm thành phần theo từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.

Một số bài thuốc thuốc phụ huynh có thể cho trẻ uống đó là: 

Bài 1: 

  • Nguyên liệu: 12g phòng phong, 12g độc hoạt, 12g kinh giới, 12g tiền hồ, 12g sài hồ, 12g xuyên khung, 12g cát cánh, 12g chỉ xác, 12g cam thảo, 12g khương hoạt, 12g phục linh, 10 lá bạc hà và 7 lát gừng tươi.
  • Cách thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm sau đó thêm 1,2l nước sắc đến khi còn 120ml thì tắt bếp. Tiếp đến bỏ bã, chia nước thuốc làm 5 lần uống, dùng 1 thang/ ngày.

Bài 2: 

  • Nguyên liệu: 10g chi tử, 10g hoàng cầm, 10g bạc hà diệp, 10g liên kiều, 20g đại hoàng, 20g cam thảo và 20g mang tiêu.
  • Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên (trừ bạc hà diệp và mang tiêu) sao giòn rồi mới trộn mang tiêu vào tán thành bột mịn. Mỗi lần uống 10g với nước sắc bạc hà diệp, sử dụng 4 lần/ ngày. Trẻ nhỏ cần chú ý giảm liều nếu áp dụng bài thuốc.

Bài 3: 

  • Nguyên liệu: 10g cam thảo, 10g nhân sâm, 8g hoàng liên, 12g hoàng cầm, 12g ngưu bàng tử, 12g bạch linh, 12g bạch thược, 12g phòng phong, 12g cát cánh, 12g thăng ma và 7 lát sinh khương.
  • Cách thực hiện: Đem sắc các vị thuốc trên với 1.2 lít nước trên lửa nhỏ cho đến khi thu 120ml. Sau đó bỏ phần bã, chia nước thuốc làm 5 lần uống/ ngày.

Bài 4: 

  • Nguyên liệu: 10g thạch xương bồ, 10g cam thảo, 10g chỉ thực, 10g đởm linh, 20g bán hạ, 16g quất hồng bì, 16g phục kinh, 8g nhân sâm, 8g trúc nhự và 5 lát sinh khương.
  • Cách thực hiện: Bán hạ khương chế, trần bì khứ bạch. Cho hết tất cả các vị thuốc trên vào ấm sắc với 1.2 lít nước sắc lấy 120ml. Bỏ bã và chia đều nước thuốc làm 5 lần uống/ ngày.

Cách phòng ngừa bệnh viêm họng cho trẻ

Cùng với các biện pháp chữa trị và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, các bậc cha mẹ cũng nên chú ý tới sinh hoạt hàng ngày của con để ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Các cách phòng tránh bệnh viêm họng ở trẻ nhỏ hiệu quả là:

  • Luôn giữ cho môi trường sống thật sạch sẽ và khô thoáng.
  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ cẩn thận mỗi ngày.
  • Cho con uống nhiều nước lọc, nước hoa quả để giải nhiệt cũng như kháng khuẩn, kháng viêm.
  • Chuẩn bị máy tạo độ ẩm trong nhà để giữ không khí thích hợp, nhiệt độ phòng tốt nhất là từ 25 – 27 độ.
  • Hạn chế cho các con tiếp xúc với những người đang mắc bệnh.
  • Cho con tiêm phòng đầy đủ theo đúng lịch tiêm chủng định kỳ hàng năm.

Trẻ bị viêm họng có biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa trị thế nào đã được chúng tôi chia sẻ rất chi tiết trong bài viết này. Bạn đọc hãy tham khảo kỹ để có thêm những kiến thức quan trọng giúp chăm sóc sức khỏe của con một cách tốt nhất.

ĐỪNG BỎ QUA

Cập nhật lúc: 2:39 PM , 21/04/2023

Tin liên quan

Tại Sao Viêm Họng Hạt Gây Hôi Miệng? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Viêm họng hạt là bệnh thường gặp nhưng khó trị dứt điểm, tái phát nhiều lần và đặc biệt là dễ gây hôi miệng. Bài viết sau sẽ giúp bạn...

Viêm Họng Xuất Huyết: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị DỨT ĐIỂM

Viêm Họng Xuất Huyết: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị DỨT ĐIỂM

Viêm họng xuất huyết là một trong những bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp phổ biến hiện nay. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời...

Viêm Họng Mãn Tính Có Chữa Khỏi Không? Cách Điều Trị Hiệu Quả

Viêm họng mãn tính là tình trạng viêm nhiễm kéo dài và rất dễ tái phát trở lại nếu không có biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả....

Viêm Họng Khi Mang Thai Và Cách Điều Trị An Toàn Cho Mẹ Bầu

Viêm họng khi mang thai là bệnh lý hô hấp phổ biến ở bà bầu, tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Để...

Top Các Loại Thuốc Viêm Họng Cho Bà Bầu Không Nên Bỏ Qua

Viêm họng là một trong số căn bệnh mà bà bầu dễ mắc phải trong khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày. Biểu hiện điển hình là những cơn đau...

Top 10 Bác Sĩ Chữa Viêm Họng Giỏi Được Bệnh Nhân Tin Tưởng

Tỉ lệ mắc bệnh viêm họng ngày càng tăng cao, nhất là tình trạng viêm họng kéo dài, viêm họng mủ, viêm họng hạt. Những bệnh này thường khó điều...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *