Viêm Khớp Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa, Ăn Uống

Sự tổng hòa của 4 bài thuốc trong 1 liệu trình vừa giúp đẩy lùi tác nhân gây viêm đau khớp, cột sống vừa bồi bổ ngũ tạng. Từ đó mang lại hiệu quả trị bệnh cao, giảm nguy cơ tái phát.

Viêm khớp tay là bệnh lý ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt thường ngày. Bởi lẽ hầu như mọi hoạt động sống của bạn đều phải dùng đến tay và cử động khớp. Vì vậy, ngay khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần tìm hiểu lý do và cách trị viêm khớp tay tốt nhất.

Viêm khớp tay là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Lương y Đỗ Minh Tuấn (Cố vấn y khoa đài PTTH VTV2, VTC2 – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường) cho biết, viêm khớp tay là tình trạng đau và sưng khớp tay làm người bệnh bị cản trở, bất lực trong khi cử động. Sau nhiều ngày, các khớp tay bị bào mòn, sụn khớp tổn thương, ổ khớp bị nhiễm trùng. Nó thường xảy ra tại các khớp:

  • Cổ tay.
  • Cánh và khuỷu tay.
  • Ngón tay.

Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến bàn tay mà còn có thể tác động lên cánh tay. Đa phần người bệnh gặp khó khăn khi cử động do khó xoay, co duỗi, hay khớp bị cứng.

Viêm khớp tay có thể xảy ra ở người già, phụ nữ khi mang thai hoặc bất cứ đối tượng nào. Bệnh có tính phổ biến và hay biểu hiện khi thời tiết lạnh hoặc tiếp xúc với nhiệt độ thấp. Người bệnh cần biết cách bảo vệ, chăm sóc và tìm hiểu kỹ nguyên nhân khi tay có biểu hiện của bệnh viêm khớp.

Lương y Tuấn chia sẻ thêm, viêm khớp tay ảnh hưởng lớn đến hoạt động sống, hơn thế nữa nó còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình là:

  • Làm biến dạng ở ngón tay: Viêm đau khớp ngón tay do thoái hóa thường làm biến dạng. Cụ thể, các khớp ở ngón tay hướng về phía ngón út cho thấy tình trạng lệch xương trụ. Nó khiến người bệnh bị đau, khó dùng lực để làm việc.
  • Biến dạng ở các khớp liên đốt ngón tay: Đây là hệ quả của việc gập và duỗi tay quá mức. Có hai kiểu biến dạng này là: Biến dạng cổ thiên nga làm các khớp liên đốt gần bị lỏng và duỗi mạnh nên khớp liên đốt xa gập lại; biến dạng boutonniere khiến khớp liên đốt gần gập lại và khớp liên đốt xa duỗi.

Ngoài ra, một số ảnh hưởng của bệnh viêm khớp ở tay còn làm chèn ép dây thần kinh, dẫn đến tê liệt, mất khả năng cử động tạm thời của tay. Người bệnh nên cảnh giác với các triệu chứng và đi bệnh viện ngay khi phát hiện vấn đề.

Nguyên nhân gây viêm khớp tay

Có nhiều nguyên nhân và tình trạng y tế khác nhau có thể dẫn đến viêm khớp tay. Tuy nhiên, các nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:

  • Thoái hóa khớp: Đây là tình trạng hao mòn khớp tự nhiên diễn ra theo quá trình lão hóa và phát triển trong nhiều năm. Tình trạng này có thể dẫn đến viêm khớp gây đỏ, nóng, đau và sưng khớp. Thoái hóa khớp có thể ảnh hưởng đến các khớp bất kỳ trong cơ thể, bao gồm các khớp tay.
  • Tổn thương khớp: Các chấn thương như bong gân, gãy xương có thể gây tổn thương sụn khớp. Bên cạnh đó, ngay cả các chấn thương không gây tổn thương ở sụn khớp tay cũng có thể gây thay đổi hoạt động bình thường của khớp và tăng nguy cơ viêm khớp.
  • Lệch khớp: Nếu các khớp ở tay không thẳng hàng có thể dẫn đến ma sát, gây ra tổn thương, ảnh hưởng đến sụn và gây viêm khớp.
  • Nhiễm khuẩn: Khuẩn hại xâm lấn ổ khớp là một nguyên nhân khiến tay bị đau nhức tận trong xương. Nguồn gốc của khuẩn có thể là từ ngoài da nhưng cũng có khả năng tấn công từ máu vào màng khớp. Một số loại sẽ trực tiếp gây viêm nhưng cũng có những khuẩn chỉ kích thích phản ứng viêm.
  • Hội chứng ống cổ tay: Đây là hiện tượng các dây thần kinh trong ống cổ tay bị chèn ép. Phần gân gấp bị sưng lên khi bạn gấp hoặc duỗi tay không đúng tư thế nhiều lần. Nó làm dịch khớp tiết ra quanh dây thần kinh bị rối loạn thiểu dưỡng. Từ đó hình thành các ở sưng viêm khiến tay đau nhức, khó chịu.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Giới tính nữ, theo các báo cáo thống kê, có 26% các đối tượng viêm khớp (bao gồm viêm đau khớp ở tay) là nữ giới và 19.1% bệnh nhân là nam giới.
  • Tuổi cao hoặc thừa cân, béo phì. Các chất béo dư thừa trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh hóa của cơ thể và làm tăng nguy cơ viêm khớp ở tay (mặc dù tình trạng này thường không phổ biến). Bên cạnh đó, trọng lượng cơ thể gần như có liên quan đến tất cả các loại viêm khớp. Béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính khác, chẳng hạn như tiểu đường.
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh viêm khớp, đặc biệt là người mẹ.
  • Thực hiện các hoạt động lập lại nhiều lần. Những người có tính chất công việc tác động lặp lại nhiều lần ở ngón tay có thể dẫn đến tình trạng viêm xương khớp.

Những triệu chứng viêm khớp tay thường gặp 

Rất nhiều người thắc mắc đau khớp tay là bệnh gì, có phải do đã bị viêm hay không? Tuy nhiên đây chỉ là một biểu hiện của tình trạng này. Để xác định đúng nguyên nhân, vấn đề thực sự của tay nghi ngờ bị viêm khớp, người bệnh cần dựa trên nhiều yếu tố khác.

  • Tình trạng đau: Ở tất cả các cấp độ, bệnh nhân đều có thể bị đau và nhức khi cử động tay. Trong đó các cơn đau tay thường xuất hiện âm ỉ và kéo dài về đêm. Nếu bệnh nặng, người bệnh khớp có thể đau dữ dội đến mức mất ngủ.
  • Sưng đỏ: Kèm theo các cơn đau nhức là hiện tượng sưng đỏ các khớp, biểu hiện ra ngoài da hoặc không. Khi sờ vào vị trí đó, người bệnh thường cảm nhận được độ cứng và đau nhiều hơn. Viêm khớp tay trái hay phải đều khiến hai bên bị mất cân đối.
  • Nóng ran: Ở vị trí viêm, người bệnh hay có cảm giác nóng ran nếu bị nặng. Vùng bệnh theo đó cũng lan rộng ra xung quanh.
  • Cứng khớp: Các khớp bị cứng và khó hoạt động hơn. Với phần cổ và cánh tay, việc xoay vòng hoặc gập mở bị giới hạn. Các ngón tay sẽ khó co duỗi, đau nhiều ở đầu ngón.
  • Phát âm thanh: Khi cử động các khớp tay, nhiều người nghe thấy những âm thanh rất rõ rệt. Đó có thể là tiếng rắc, lục cục hay chuyển động cót két như thiếu dịch bôi trơn. Khi đó có thể bị đau hoặc không, khả năng viêm cũng không hoàn toàn xảy ra nhưng cần theo dõi thêm.

Có thể nói viêm khớp tay có rất nhiều biểu hiện. Tùy từng tình trạng bệnh cụ thể mà nó có những diễn tiến khác nhau. Một số trường hợp bị viêm ở đây có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

ĐỪNG ĐỂ BỆNH TRỞ NẶNG GÂY NGUY HIỂM ĐẾN SỨC KHỎE

LIÊN HỆ NGAY CHUYÊN GIA CHỈ CÁCH ĐIỀU TRỊ KỊP THỜI

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Lương y Đỗ Minh Tuấn

Lương y Đỗ Minh Tuấn

- Lương y

- GĐ chuyên môn nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường - Cố vấn y khoa các chương trình sức khỏe VTV2, VTC2

- Gần 20 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh bằng YHCT

Triệu chứng của bạn?

Đau khớp ngón tay nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Đau khớp tay là bệnh lý có thể kiểm soát phần nào nhờ chế độ ăn. Người bệnh nên biết những loại thực phẩm tốt cho xương khớp để lên thực đơn.

  • Nên chọn các loại rau cải có màu xanh, hoặc nhiều màu sắc như cải thìa, cải xoong, đậu hà lan, dưa hấu, cà chua… Đây là những loại rau quả rất giàu chất chống oxy hóa, ngừa thoái hóa khớp.
  • Kết hợp với các loại nấm, sữa bò cùng một số thực phẩm giàu vitamin D khác để hỗ trợ xương chắc khỏe.
  • Sử dụng thêm nhiều các loài vật có vỏ mà không gây dị ứng cùng các loại phô mai, hạnh nhân… Đó là nguồn cung cấp canxi thiết yếu giúp xương không bị loãng, gai hóa.
  • Lại dùng nhiều loại cá và dầu gan cá tuyết để cung cấp một lượng Omega 3 quan trọng cho hoạt động của cơ thể, bảo vệ hệ miễn dịch.

Bên cạnh đó, cần chú ý tránh một số thực phẩm có hại cho cơ thể bạn. Cụ thể, bị viêm khớp tay kiêng ăn gì, không sử dụng:

  • Món ăn nhiều đường, muối.
  • Các loại rượu, nước ngọt có chất kích thích, và kể cả thuốc lá, chè…
  • Các món muối làm tăng dư axit, đẩy nhanh quá trình lão hóa khớp.
  • Những thực phẩm giàu đạm, cay nóng làm viêm, nhức khớp biểu hiện rõ rệt…

Với việc xây dựng chế độ ăn khoa học từ các nhóm thực phẩm cần ăn và kiêng, bạn sẽ góp phần bảo vệ và hỗ trợ đẩy lùi viêm khớp tay hiệu quả nhất.

Cách chẩn đoán viêm khớp tay

Viêm khớp tay là bệnh lý dễ nhầm lẫn với các bệnh khác ở cùng vị trí. Để biết rõ có phải người bệnh đang bị tình trạng này hay không, bác sĩ cần:

  • Hỏi về bệnh sử của người bệnh, tìm hiểu chi tiết về các chấn thương gần đây đã xảy ra ở quanh khu vực bàn tay, cánh và khuỷu tay.
  • Quan sát kỹ vùng tay bị sưng viêm, nổi u cục để nhận định các thương tổn, khả năng biến chứng nếu có.
  • Cho bệnh nhân thực hiện một số cử động của các khớp ở bàn tay, ngón và cánh tay để kiểm tra chức năng vận động.

Nếu tay có những âm thanh lạ phát ra hoặc mất tự chủ vận động thì phải tiến hành một số xét nghiệm khác như:

  • Chụp X-Quang: Để quan sát rõ các dấu hiệu viêm ở các khớp.
  • Chụp CT cắt lớp: Để xem kỹ trong cấu trúc có các cựa xương hay không, mức độ bị bào mòn và các khoảng trống ở khớp tay.
  • Chụp cộng hưởng từ: Để phân tích rõ các yếu tố được xem là mầm mống gây bệnh có tồn tại trong khớp.

Những cách điều trị viêm khớp tay hiệu quả nhất hiện nay

Viêm khớp tay về cơ bản cũng sẽ được chỉ định điều trị viêm khớp tay tương tự như các trường hợp viêm đau xương khớp khác, cụ thể những biện pháp điều trị như sau.

Cải thiện bằng mẹo dân gian

Sưng tấy, viêm đau ở các vị trí khớp không phải là một căn bệnh mới hay hiếm gặp. Từ xưa, để đối phó với căn bệnh này, nhiều thế hệ cha ông đã tìm ra và lưu truyền những bài thuốc dân gian.

Dưới đây là một số bài thuốc dân gian, lương y Tuấn đưa ra, người bệnh có thể áp dụng theo khi có sự hướng dẫn của chuyên gia gồm:

  • Lá lốt: Phơi khô lá lốt, đem sắc nước uống sau khi ăn tối, nên uống khi nước còn hơi ấm. Thực hiện uống liên tục trong 10 ngày.
  • Ngải cứu: Sơ chế sạch lá ngải cứu tươi, cho lên chảo nóng sao khô cùng 2 chén rượu trắng. Khi hỗn hợp còn ấm nóng thì cho vào khăn vải mỏng đắp lên vùng khớp tay bị đau. Đến khi hết ấm có thể sao lại, đắp thêm 1 – 2 lần nữa.
  • Gừng: Gừng tươi rửa sạch, đập dập cho vào đun với nước và một chút muối hạt. Khi nước còn ấm thì dùng để ngâm ngón tay, cổ tay. Ngâm trong khoảng 15 – 30 phút.
  • Rễ cây trinh nữ: Đem rửa sạch, để ráo, thái mỏng. Cho vào chảo nóng sao cùng rượu trắng. Khi đã sao khô thì mang đi sắc nước uống trong ngày.
  • Cà tím: Cà tím rửa sạch, bỏ cuống, thái lát. Sau khi đun sôi 1 nồi nước thì cho cà tím vào đun cùng và đậy kín nắp khoảng 5 – 10 phút. Để nguội, lọc bỏ bã, lấy phần nước đun uống trước mỗi bữa ăn trong ngày.

LƯU Ý: Các mẹo dân gian hầu như chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng khi viêm khớp tay còn ở giai đoạn nhẹ, chưa nghiêm trọng. Do dược tính thấp, tác động không đủ nên mẹo dân gian không thể thay thế thuốc và các phương pháp điều trị tích cực. Việc áp dụng mẹo dân gian sai cách có thể khiến tình trạng viêm khớp nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, người bệnh chỉ nên xem đây là phương pháp hỗ trợ.

Sử dụng thuốc Tây y

Khi các cơn đau nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng 1 số nhóm thuốc kháng viêm khớp, giảm đau được bác sĩ kê đơn như:

  • Thuốc kháng viêm: oxicam, diclofenac, axit hyaluronic,…
  • Thuốc giãn cơ: Myonal, Carisoprodol, Decontractyl,…
  • Thuốc giảm đau: paracetamol và chế phẩm,…

LƯU Ý: Với công dụng cải thiện cơn đau nhanh chóng, thuốc giảm đau được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, sử dụng thuốc Tây y cần tuân thủ đúng chỉ định bác sĩ vì các loại thuốc này sẽ có kèm theo nhiều phản ứng, tác dụng phụ ngoài ý muốn gây hại cho sức khỏe.

Trong đó, nguy cơ suy gan, thận, hại dạ dày, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tái phát đau dai dẳng, nhờn thuốc, lệ thuộc thuốc là những tác dụng phụ phổ biến mà thuốc giảm đau có thể gây ra.

TOP 9 Thuốc Trị Thoái Hóa Khớp Gối Hiệu Quả [NÊN BIẾT]

Dùng thuốc Đông y

Ngoài hai giải pháp điều trị viêm khớp tay nêu trên, từ xưa tới nay, các bài thuốc Đông y cũng được rất nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn và sử dụng. Sở dĩ vậy bởi Đông y cho hiệu quả lâu dài và an toàn đối với sức khỏe người dùng. Trong đó điển hình nhất phải kể đến bài thuốc nam gia truyền của nhà thuốc Đỗ Minh Đường – XƯƠNG KHỚP ĐỖ MINH.

Đỗ Minh Đường là nhà thuốc nam gia truyền nổi tiếng, đã chữa bệnh bốc thuốc hơn 150 năm. Một trong những bài thuốc đưa tên tuổi của Đỗ Minh Đường đến gần hơn với mọi người không thể không kể đến Xương Khớp Đỗ Minh. Bài thuốc này đã giúp hàng vạn bệnh nhân trên cả nước tạm biệt tình trạng viêm đau khớp, trả lại cuộc sống thường nhật.

 Bài thuốc Xương Khớp Đỗ Minh gồm 4 phương thuốc nhỏ trong 1 liệu trình. Cụ thể: Thuốc đặc trị xương khớp, Thuốc bổ gan giải độc, Thuốc hoạt huyết bổ thận, Thuốc ngâm rượu.

Thành phần thảo dược AN TOÀN – LÀNH TÍNH

Bài thuốc điều trị là sự kết hợp tinh túy của hơn 50 vị thuốc quý đã được nghiên cứu, kiểm chứng độ an toàn, hiệu quả trong điều tị bệnh xương khớp, bồi bổ sức khỏe. Có thể kể đến: gối hạc, dây đau xương, độc hoạt, phòng phong, hy thiêm,… Những loại thảo dược này giúp cân bằng âm dương, tán hàn trừ thấp, tăng tiết dịch nhầy, phục hồi chức năng vận động. Đồng thời cải thiện chức năng tạng phủ, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa tái phát về sau.

BÁO 24H: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường phát triển dược liệu sạch vì sức khỏe người Việt

Để khắc phục tình trạng dược liệu bẩn tràn lan, gây hại sức khỏe người bệnh như hiện nay. Nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã chủ động trong việc chuẩn bị nguồn dược liệu. Đơn vị tự ươm trồng, phát triển vườn dược liệu sạch tại các tỉnh Hòa Bình, Hưng Yên, Gia Lâm (Hà Nội).

Chính vì vậy, Đỗ Minh Đường cam kết chất lượng bài thuốc AN TOÀN, phù hợp với mọi đối tượng, kể cả người sức khỏe yếu, cơ địa nhạy cảm.

Cơ chế điều trị vừa công vừa bổ

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường theo nguyên tắc trị bệnh YHCT lấy con người là chủ thể, là gốc để điều trị. Chính vì vậy bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh vừa bồi bổ ngũ tạng, lưu thông khí huyết, tái tạo lại phần sụn khớp, tăng cường đào thải độc tố và các ổ viêm, điều trị viêm. Vừa bồi bổ cơ thể, kích thích tăng tiết dịch khớp, phục hồi chức năng vận động, ngăn ngừa tái phát về sau.

Bám sát quá trình hồi phục của bệnh nhân, Đỗ Minh Đường đã thống kê và nghiên cứu thời gian phát huy công dụng của thuốc. Theo đó bài thuốc tác động qua 3 giai đoạn:

  • GIAI ĐOẠN 1: Loại bỏ tác nhân gây bệnh, khu phong tán hàn trừ thấp tiêu viêm giảm sưng đau, thông kinh lạc
  • GIAI ĐOẠN 2: Tái tạo, phục hồi chức năng xương khớp, mô cơ bị tổn thương, giảm dần các triệu chứng đau nhức, viêm sưng, tăng cường dịch khớp, làm chậm quá trình thoái hóa. Các khớp xương vận động trơn chu, chắc khỏe hơn.
  • GIAI ĐOẠN 3: Nâng cao sức khỏe tổng thể, tăng cường chức năng ngũ tạng, dưỡng tâm, an thần, bảo vệ xương khớp khỏi tác nhân gây viêm đau.

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường chia sẻ: “Mỗi bệnh nhân sẽ có tình trạng bệnh và cơ địa khác nhau. Tôi sẽ căn cứ vào từng trường hợp bệnh mà đưa ra phác đồ điều trị cũng như tiên lượng trước thời gian dùng thuốc. Có những người mới chớm bệnh, điều trị ngay từ giai đoạn đầu, chỉ mất 1 – 2 tháng. Những trường hợp để lâu, bệnh đã thành mãn tính thì cần 3 – 4 tháng, thậm chí nửa năm mới cải thiện được tình trạng bệnh.”

XEM THÊM: Bài thuốc chữa viêm đau xương khớp của Đỗ Minh Đường có tốt không?

Dạng bào chế TIỆN DỤNG

Khác với những bài thuốc sắc thông thường, Đỗ Minh Đường đã nghiên cứu và cải tiến dạng thuốc bào chế, để phù hợp với người bệnh thời 4.0. Cụ thể, thuốc sẽ được chưng cất THỦ CÔNG ở dạng viên hoàn bảo quản kín. Rất tiện khi sử dụng và mang đi, chỉ cần hòa với nước ấm uống hàng ngày theo đúng chỉ định của lương y, bác sĩ nhà thuốc.

Hiệu quả đã được chính bệnh nhân kiểm chứng

Đã có hàng ngàn bệnh nhân trải nghiệm và đánh giá hài lòng với hiệu quả của bài thuốc qua tin nhắn, các diễn đàn mạng:

[REVIEW CHI TIẾT]: Tổng hợp đánh giá thực tế từ người bệnh về bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh

VIDEO: Chia sẻ thực tế từ bệnh nhân xương khớp về nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Không chỉ được người bệnh công nhận, bài thuốc Xương khớp Đỗ Minh còn được nhiều trang báo uy tín đưa tin:

Nếu bạn quan tâm tới phương pháp điều trị bệnh viêm, đau khớp của Đỗ Minh Đường và mong muốn được tư vấn hãy liên hệ trực tiếp theo địa chỉ sau:

THÔNG TIN VỀ NHÀ THUỐC ĐỖ MINH ĐƯỜNG

Lương y Tuấn sẵn sàng giải đáp thắc mắc cho bạn

Cách phòng bệnh hiệu quả nhất

Mốt chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, luyện tập phù hợp có thể giúp bạn nhanh chóng phục hồi, lấy lại sự nhanh nhẹn trong vận động và làm chậm tiến trình lão hóa. 

  • Hạn chế thay đổi tư thế quá nhanh hoặc đột ngột.
  • Tránh xa các thực phẩm không tốt cho cơ thể, nhiều dầu mỡ, chất đạm hoặc chất kích thích, gây nghiện.
  • Sử dụng thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C, D, canxi, kẽm để thúc đẩy phục hồi tổn thương.
  • Thiết lập chế độ luyện tập phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Không để cơ thể thừa cân quá nhiều, kiểm soát cân nặng.
  • Cải thiện môi trường làm việc, thói quen sinh hoạt đúng khoa học.

Viêm khớp tay thường khởi phát ở những người có chế độ sinh hoạt sai cách trong thời gian dài. Chính vì vậy, hy vọng qua bài viết này, bạn đọc có thể nắm bắt được những kiến thức cần thiết cho việc nhận biết, điều trị và phòng ngừa căn bệnh này.

Cập nhật lúc: 2:35 PM , 08/05/2023

Tin liên quan

Viêm Khớp Háng Uống Thuốc Gì Hiệu Quả? Được Bác Sĩ Kê Đơn

Trong điều trị viêm khớp háng, việc sử dụng thuốc được hầu hết bệnh nhân áp dụng. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao, thuyên giảm bệnh nhân, giảm...

Viêm Khớp Háng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa, Có Nguy Hiểm Không?

Bệnh viêm khớp háng khiến chức năng vận động suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đi lại của người bệnh. Dù căn bệnh này có...

Những Cách Chữa Viêm Đa Khớp Bằng Thuốc Nam Hiệu Quả Tại Nhà

Chữa viêm đa khớp bằng thuốc Nam là phương pháp được đông đảo bệnh nhân lựa chọn nhờ ưu điểm an toàn, lành tính, dễ thực hiện mà mang lại...

Tổng Quan Bệnh Viêm Khớp Khuỷu Tay: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa

Viêm khớp khuỷu tay được biết tới là một trong những chứng bệnh thường gặp ở những người thường xuyên vận động, chơi thể thao, bị chấn thương hay người...

Chuyên Gia Chia Sẻ Về Viêm Quanh Khớp Vai: Nguyên Nhân, Cách Chữa

Viêm quanh khớp vai là bệnh lý thường gặp ở người trung, cao tuổi và những đối tượng lao động thường xuyên sử dụng tay, vai. Bệnh gây đau và...

Châm Cứu Chữa Viêm Khớp Có Hiệu Quả Không – Chuyên Gia Nói

Châm cứu chữa viêm khớp là một trong những biện pháp điều trị bằng Đông y được nhiều bệnh nhân sử dụng trong những năm trở lại đây. Không chỉ...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *