Bệnh viêm khớp háng khiến chức năng vận động suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đi lại của người bệnh. Dù căn bệnh này có thể gây biến chứng nguy hiểm nhưng rất nhiều người vẫn có tâm lý chủ quan và coi thường.
Viêm khớp háng là bệnh gì? Đối tượng dễ mắc bệnh
Viêm khớp háng là tình trạng viêm nhiễm, tổn thương và sưng tấy ở vùng khớp háng, khiến người bệnh đau nhức, đi lại khó khăn. Đây là căn bệnh phổ biến, dễ thấy ở nhiều người.
Bệnh viêm khớp háng được phân chia thành nhiều loại gồm:
- Viêm khớp dạng thấp
- Viêm khớp nhiễm khuẩn
- Viêm khớp do thoái hóa
- Viêm khớp vảy nến…
Nếu dựa theo mức độ bệnh, viêm khớp háng được chia thành 2 loại:
- Viêm khớp háng nguyên phát: Xảy ra do tuổi tác, các khớp bị lão hóa.
- Viêm khớp háng thứ phát: Xảy ra do chấn thương, viêm trên nền dị dạng cũ, thoái hóa sau biến chứng…
Bất kỳ ai cũng có thể mắc căn bệnh xương khớp này, không phân biệt tuổi tác hay giới tính. Tuy nhiên, bệnh viêm khớp háng thường xuất hiện ở những đối tượng sau:
- Người trung niên, người cao tuổi
- Người lao động nặng, người phải đứng nhiều
- Viêm khớp háng ở trẻ em
- Đau khớp háng khi mang thai, đau khớp háng sau sinh
Những nguyên nhân gây viêm khớp háng
Theo nghiên cứu, bệnh viêm khớp háng thường xuất phát từ những nguyên nhân chính sau đây:
- Do tuổi tác: Tuổi càng cao, hệ thống xương khớp càng yếu dần và bị lão hóa. Điều này khiến ổ khớp mất cân bằng, mô sụn bào mòn, phá vỡ cấu trúc, ma sát vào nhau gây viêm đau. Viêm khớp háng xảy ra ở người cao tuổi thường diễn biến từ từ, dai dẳng.
- Chấn thương: Đây là nguyên nhân điển hình gây bệnh viêm khớp háng. Người bệnh gặp chấn thương do tai nạn, hoạt động thể dục thể thao hoặc lao động quá sức khiến vùng khớp háng tổn thương, nứt mô sụn và ảnh hưởng đến ổ khớp.
- Do nhiễm trùng: Sự tấn công của các loại vi khuẩn, vi trùng gây phản ứng viêm tại khớp háng. Những loại vi khuẩn như liên cầu, phế cầu, trùng coli, tụ cầu vàng… thường xâm nhập qua việc can thiệp ngoại khoa, sau khi nhiễm trùng da, can thiệp thủ thuật.
- Do rối loạn tự miễn: Khi hệ miễn dịch tự tạo ra kháng thể chống lại phản ứng viêm, vô tình tấn công các mô sụn, mô mềm và dây chằng gây viêm nhiễm, đau nhức xung quanh khớp háng.
- Do tính chất công việc: Người thường xuyên làm những công việc nặng nhọc, lao động tay chân, đứng quá lâu, ngồi nhiều… có nguy cơ bị viêm khớp háng cao.
- Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn sẽ tạo áp lực lên 2 chân, lúc này khớp háng phải chống đỡ và chịu tác động mạnh nên dễ tổn thương.
- Di truyền: Người sinh ra trong gia đình có bố mẹ, ông bà bị bệnh xương khớp, viêm khớp háng thì có khả năng cao nhiễm bệnh.
- Do bệnh lý: Xuất phát từ các bệnh như thoát vị đĩa đệm, tiểu đường, hoại tử xương đùi…
- Giới tính: Theo thống kê, nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh viêm khớp háng cao hơn nam giới.
- Nguyên nhân khác: Chế độ ăn uống, bẩm sinh, suy giảm nội tiết tố trong thai kỳ và sau khi sinh…
Các triệu chứng phổ biến của viêm khớp háng
Dấu hiệu viêm khớp háng sẽ được thể hiện rõ ràng nhất qua từng giai đoạn của bệnh.
- Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn này các triệu chứng thường không rõ ràng và gắn liền với những tình trạng khác. Thậm chí các dấu hiệu còn mất đi sau một vài ngày biểu hiện. Người bệnh chủ yếu thấy xuất hiện những cơn đau ở vùng háng, bẹn, thỉnh thoảng có lan truyền đến vùng đùi và chân, không đứng được lâu, mỏi, di chuyển hơi khó khăn.
- Giai đoạn giữa: Bệnh bắt đầu có những triệu chứng rõ ràng, những cơn đau, buốt xuất hiện nhiều hơn khiến việc đi lại bắt đầu gặp khó khăn hơn. Cơn đau ập đến và xông đến não khi đột ngột di chuyển, dạng chân hoặc gập người. Đặc biệt là khi ngủ dậy là lúc đau đớn nhất, không di chuyển được chân, tê cứng hai chân. Thường thì bệnh nhân đã phát triển đến cuối giai đoạn này thì mới bắt đầu đi điều trị, rất dễ để xảy ra biến chứng.
- Giai đoạn sau: Lúc này tình trạng bệnh nếu chưa được điều trị sẽ rất khó để lành bệnh. Các cơn đau xảy ra liên tục với tần suất cao hơn, thậm chí là cả ngày. Vùng khớp háng đau đớn, cứng hông, không thể di chuyển được, không xoay được người, gập hay dạng háng. Các cơ khớp bị thoái hóa và teo nhỏ lại. Giai đoạn này bệnh rất dễ xảy ra những biến chứng nhất định, nguy hiểm đến người bệnh, nặng nề nhất chính là liệt hai chân, không di chuyển được.
Bệnh viêm khớp háng có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?
Trả lời cho câu hỏi này, lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường chia sẻ:
Bệnh viêm khớp háng gây đau nhức, cản trở vận động và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bệnh nhân. Nếu không điều trị sớm, người bệnh còn có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Giảm khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý.
- Tổn thương nội tạng: Viêm khớp do nguyên nhân rối loạn tự miễn có thể khiến da, thận và nhiều cơ quan nội tạng bị ảnh hưởng. Thậm chí nếu không phát hiện kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
- Nhiễm trùng máu, viêm cầu thận: Sự tấn công của các vi khuẩn không chỉ gây viêm tại khớp mà còn lan rộng lên vùng chậu, ổ bụng. Nếu không xử lý hoàn toàn vi khuẩn có thể tấn công vào máu, thận, đường tiết niệu… dẫn đến nhiễm trùng.
- Teo cơ, biến dạng khớp, sưng khớp ngón chân.
- Bại liệt, mất khả năng lao động.
Thực tế cho thấy, bệnh viêm khớp háng do nhiễm trùng có thể điều trị được với điều kiện bệnh nhân phải phát hiện và can thiệp sớm, áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Bởi nếu để bệnh chuyển sang mãn tính hoặc khi đã xuất hiện biến chứng thì rất khó chữa trị.
Đối với bệnh viêm khớp háng do thoái hóa, rối loạn tự miễn thì không thể chữa dứt điểm. Tuy nhiên, nếu khắc phục sớm thì bệnh có thể cải thiện đến 80 – 90%.
Do đó, khi có dấu hiệu đau nhức nhẹ hoặc thấy khó chịu vùng khớp háng, mọi người cần đi khám ngay để tìm ra biện pháp xử lý càng sớm càng tốt.
Những cách phòng ngừa viêm xương khớp háng
Cũng theo lương y Đỗ Minh Tuấn chia sẻ: Đối với những bệnh nhân đã điều trị khỏi bệnh, bạn nên có một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Hãy bổ sung các chất dinh dưỡng giàu vitamin, canxi để giúp xương luôn chắc khỏe và không bị viêm khớp. Bên cạnh đó, bạn nên có chế độ tập luyện thể dục, thể thao vừa sức. Điều này không chỉ giúp bạn có một sức khỏe tốt mà còn giúp xương khớp luôn chắc khỏe, dẻo dai. Có một đời sống sinh hoạt lành mạnh giúp đẩy lùi nguy cơ tái phát của bệnh.
Đối với người bình thường, cần có một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi khoa học, giúp phòng tránh được bệnh viêm khớp háng. Bạn nên:
- Cẩn thận trong vận động, sinh hoạt, phòng tránh những tai nạn dẫn đến chấn thương khớp háng;
- Thay đổi, loại bỏ các thói quen xấu như: ngồi không đúng tư thế, ngồi nhiều, mang vác vật nặng thường xuyên,…
- Giảm cân, giữ cho cơ thể có một cân nặng phù hợp với tầm vóc và luôn ổn định;
- Tập luyện thể dục thể thao điều độ và đúng cách;
- Tránh tiêu thụ đường, muối, chất kích thích, dầu mỡ,… với số lượng lớn.
Những cách điều trị viêm khớp háng phổ biến hiện nay
Sau khi biết được mức độ, nguyên nhân gây bệnh, mọi người có thể lựa chọn điều trị bằng một trong những biện pháp dưới đây.
Sử dụng thuốc Tây y
Với việc sử dụng thuốc Tây hiệu quả nhanh, tác dụng mạnh, giảm nhanh các cơn đau do viêm khớp háng mang lại.
Đồng thời một số loại thuốc chuyên trị có tác dụng hỗ trợ cơ thể sản sinh ra các dịch khớp ở sụn để điều trị bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tây thì cũng không thể tránh khỏi những tác dụng phụ nhất định và dễ nảy sinh tình trạng lạm dụng thuốc, kháng thuốc, nhờn thuốc nếu dùng trong thời gian dài.
Các loại thuốc thường được kê đơn để điều trị viêm khớp háng bao gồm:
Các loại thuốc giảm đau
Đây là loại thuốc chính được kê đơn khi sử dụng thuốc Tây, để nhanh chóng làm giảm các cơn đau mà không khiến người dùng buồn ngủ. Tuy nhiên, liều lượng uống phải được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Các nhóm thuốc giảm đau sẽ có:
- Nhóm thuốc chống viêm phi Steroids: Một số loại thuốc nhóm này như: Aspirin, Naproxen, Diclofenac, Ibuprofen,… Thuốc được kê cho những tình trạng bệnh từ nhẹ đến trung bình.
- Thuốc giảm đau gây nghiện (Opioid): Đây là thuốc có tác dụng giảm đau liều mạnh, chúng hoạt động dựa trên cơ chế liên kết với các Opioid có sẵn trong cơ thể, tác động lên đại não để giảm đau. Loại thuốc này cần được sử dụng dưới sự giám sát trực tiếp của bác sĩ để không gây những tác dụng phụ hay biến chứng nhất định.
- Nhóm thuốc Salicylates: Đây là loại thuốc giảm đau có nguồn gốc từ thiên nhiên được làm chủ yếu từ vỏ liễu trắng, cây lộc đề,…). Cơ chế hoạt động gần giống thuốc chống viêm phi Steroids.
Thuốc viêm khớp háng – Corticosteroid
Đây là loại thuốc điều trị có tác dụng giống như hormon nội sinh của con người. Chúng đi vào hệ miễn dịch của con người để ức chế những tế bào gây viêm nhiễm khớp háng.
Những loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm: Prednisone, Hydrocortison (thể nhẹ); Methylprednisolone (thể vừa và trung bình); Triamcinolon, Dexamethason (thể mạnh, liều lượng chống viêm cực cao).
Thuốc chống viêm có Steroids – Glucocorticoid
Glucocorticoid là thuốc chống viêm liều mạnh cực cao và hỗ trợ ức chế các phản ứng miễn dịch. Khi sử dụng thuốc điều trị viêm khớp háng người bệnh sẽ cảm thấy bớt đau đơn, làm chậm các quá trình tổn thương mô cơ. Thuốc chủ yếu được sử dụng theo đường uống, tùy từng trường hợp mà bệnh nhân sẽ được tiêm trực tiếp vào các khớp háng.
Tuy nhiên, Glucocorticoid cần được sử dụng có liều lượng trong thời gian nhất định và có chỉ định, theo dõi của bác sĩ. Vì loại thuốc này dễ xảy ra tác dụng phụ cực cao, chúng thường được kết hợp cùng thuốc nhóm DMARDs để điều trị bệnh.
Điều trị ngoại khoa
Y học hiện nay rất hiện đại, người bệnh có nhiều lựa chọn hình thức để điều trị viêm khớp háng sao cho phù hợp với tình hình sức khỏe hiện tại của mình.
Vật lý trị liệu
Những bài tập từ đơn giản đến phức tạp tùy theo tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Chúng sẽ có tác dụng tăng cường tuần hoàn, lưu thông máu, và sự linh hoạt của các khớp xương. Các bài tập sẽ được dành riêng cho từng đối tượng khác nhau và nâng dần qua từng cấp độ có sự hỗ trợ của bác sĩ hoặc người thân.
Phẫu thuật chữa viêm khớp háng
Trong một vài trường hợp nhất định việc uống thuốc và vật lý trị liệu không đem lại tác dụng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để giảm bớt đau đớn và tăng cường chức năng vận động. Những phương pháp được áp dụng:
Cắt bỏ một phần xương, hạn chế việc hình thành các gai xương gây đau đớn và di chuyển khó khăn. Từ đó giúp người bệnh di chuyển, vận động một cách bình thường hơn.
- Thay một phần khớp háng: Trường hợp này chỉ được tiến hành khi khớp háng chi bị viêm nhiễm một phần, sụn chưa bị bào mòn vẫn bao phủ ở các đầu xương. Phẫu thuật sẽ loại bỏ một phần hoặc toàn bộ dịch khớp để cải thiện tình trạng sức khỏe, việc đi lại, vận động dễ dàng hơn.
- Thay thế toàn bộ phần khớp háng: Khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ cắt bỏ toàn bộ phần sụn và xương bị viêm và gây đau đớn. Sau đó những vật liệu nhân tạo bằng kim loại hoặc nhựa sẽ đưa vào vị trí khớp háng để cố định và khôi phục khả năng hoạt động như ban đầu.
Điều trị viêm khớp háng bằng mẹo dân gian
Trong dân gian thường truyền tai nhau những bài thuốc từ thảo dược tự nhiên quen thuộc, có tác dụng điều trị viêm khớp háng và giảm đau hiệu quả. Một số bài thuốc được nhiều người áp dụng như:
- Chữa viêm khớp bằng ngải cứu: Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu tươi, rửa sạch và cho lẫn 1 ít muối hạt. Đổ nước nóng lên để ngải cứu mềm ra, sau đó đắp trực tiếp vào khớp.
- Bài thuốc từ lá lốt: Rửa sạch 1 nắm lá lốt, ngâm với nước muối loãng 10 phút, vớt ra và để ráo nước. Cho lá vào ấm cùng nước đun sôi kỹ. Lọc lấy phần nước để uống trong ngày. Uống 2 lần/ngày sau bữa ăn.
- Sử dụng gừng: Rửa sạch 1 củ gừng tươi, thái lát mỏng. Cho gừng vào nồi cùng nước đun sôi kỹ, cho thêm 1 ít muối hạt vào. Để nước nguội bớt, dùng nước gừng muối để ngâm chân mỗi ngày trước khi đi ngủ.
Ngoài ra, bệnh nhân còn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian khác như: Uống nước cà tím tươi, ăn đu đủ và mễ nhân, bài thuốc từ rễ cây trinh nữ, bài thuốc từ bột quế và mật ong…
Ưu điểm của phương pháp dân gian an toàn, lành tính, dễ thực hiện, chi phí rẻ. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ áp dụng cho bệnh viêm khớp háng giai đoạn nhẹ, triệu chứng chưa trầm trọng, không sử dụng được cho trường hợp bệnh nặng. Mặt khác, các bài thuốc dân gian hiệu quả thấp, không thể trị bệnh dứt điểm.
Chữa đau khớp háng tại nhà không dùng thuốc
Bệnh nhân có thể giảm đau nhức do viêm khớp háng bằng một số biện pháp hỗ trợ sau:
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh: Dùng túi ấm hoặc túi lạnh chườm lên vùng khớp háng khoảng 15 phút có thể giúp giảm đau, giảm sưng và tê cứng.
- Giảm cân: Thừa cân sẽ tạo áp lực lên khớp, khiến tình trạng tổn thương thêm nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân nên giảm cân bằng chế độ ăn và tập luyện phù hợp, sẽ giúp khớp háng đỡ đau nhức hơn.
- Thay đổi thói quen: Bệnh viêm khớp háng có thể trầm trọng hơn nếu bệnh nhân duy trì thói quen xấu như ngồi xổm, lao động nặng, tập thể dục quá độ, đá chân đột ngột… Do đó, bệnh nhân cần hạn chế những hoạt động này.
- Sử dụng thiết bị hỗ trợ: Bệnh nhân có thể sử dụng nạng để làm giảm áp lực lên khớp háng, từ đó giúp bớt đau nhức khó chịu.
Sử dụng Đông y chữa viêm khớp háng
Y học cổ truyền xếp bệnh viêm khớp háng vào loại “Tý chứng”. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do chính khí hư suy, tà khí xâm nhập làm tắc nghẽn hoạt động của gân, mạch, cản trở khí huyết vận hành tới nuôi các khớp gây nên tình trạng nên nhức, mỏi. Ngoài ra, bệnh cũng có thể do phong thấp giao tranh với nhiệt làm cho khí huyết bế tắc, lan tỏa tới các khớp gây viêm và đau.
Do vậy, nguyên tắc điều trị bệnh này trong Đông y chính là đi sâu vào giải độc, giải nhiệt, bồi bổ khí huyết, khu phong trừ thấp. Phương pháp điều trị bằng Đông y tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây ra bệnh. Vì thế, hiệu quả điều trị cũng được bảo tồn lâu, tránh bệnh tái phát trở lại. Hơn nữa, Y học cổ truyền sử dụng các vị thuốc thảo dược từ thiên nhiên trong điều trị nên an toàn, lành tính với người bệnh. Một số bài thuốc Đông y nổi danh hiện được tin dùng gồm:
- Bài thuốc 1: Hy thiêm, ngải cứu, thổ phục linh, nhọ nhồi, ngưu tất, thương nhĩ tử.
- Bài thuốc 2: Đương quy, thục địa, độc hoạt, quế tăm, phục linh, phòng phong, bách bộ, tần giao, chích thảo… và một số thảo dược khác.
- Bài thuốc 3: Ngưu tất, cà gai, bồ công anh, quế, trinh nữ, thạch xương bồ… và một số dược liệu khác.
Bị bệnh viêm khớp háng kiêng ăn gì? Nên ăn gì?
Để triệu chứng đau nhức thuyên giảm, bệnh viêm khớp mau khỏi, ngoài lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, mọi người cần xây dựng thực đơn khoa học. Bệnh nhân nên ăn và kiêng những thực phẩm dưới đây:
Thực phẩm nên ăn:
- Thực phẩm giàu Omega 3: Cá hồi, cá trích, hạt óc chó, hạt macca, cá thu…
- Thực phẩm chứa nhiều Beta Carotene: Khoai lang, măng tây, củ cải, đu đủ…
- Thực phẩm giàu canxi: Sữa, chế phẩm từ sữa, tôm, cua…
- Rau xanh, nhất là rau xanh đậm như cải xoăn, bông cải xanh, rau bina…
- Thực phẩm giàu vitamin D, vitamin C, vitamin K…
- Các loại gia vị: Gừng, tỏi…
Thực phẩm nên kiêng:
- Các loại thịt đỏ: Thịt bò, thịt dê, thịt cừu, thịt trâu…
- Đồ ngọt (bánh ngọt, siro, mứt…), đồ ăn chứa nhiều muối (cải muối chua, cá khô…)
- Thức ăn nhanh, đồ nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, đồ ăn cay nóng.
- Đồ uống có ga, cà phê, bia, rượu…
- Kiêng sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá.
Cách phòng tránh bệnh viêm khớp háng
Để không bị bệnh viêm khớp háng hành hạ, cách tốt nhất là mọi người nên phòng tránh căn bệnh này, không tạo cơ hội cho bệnh phát triển. Lương y Đỗ Minh Tuấn khuyên bạn nên thực hiện những điều sau đây:
- Không làm việc quá sức, không mang vác vật nặng, tránh các hoạt động làm tăng áp lực lên khớp háng.
- Nghỉ ngơi hợp lý, cân đối thời gian làm việc để tránh căng thẳng, mệt mỏi hoặc lo âu quá mức.
- Duy trì cân nặng hợp lý, không để béo phì.
- Không đứng hoặc ngồi quá lâu, nên vận động thường xuyên để tránh tổn thương cho khớp.
- Luyện tập thể dục thường xuyên, nên tập các bộ môn như bơi lội, yoga, đi bộ nhẹ nhàng… để khớp háng luôn dẻo dai và linh hoạt.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dưỡng chất để cơ thể khỏe mạnh, đủ chất nuôi dưỡng khớp.
- Thận trọng khi lao động, luyện tập thể thao, tham gia giao thông để hạn chế nguy cơ bị tai nạn.
- Có lối sống lành mạnh, không hút thuốc lá, uống bia, rượu hoặc sử dụng chất kích thích.
- Để phòng ngừa viêm khớp háng do nhiễm khuẩn, khi thực hiện các thủ thuật ngoại khoa, mọi người cần thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và các vấn đề xương khớp bất thường.
Với những thông tin trên đây, hy vọng mọi người đã nắm rõ kiến thức về bệnh viêm khớp háng. Đồng thời nắm được các biện pháp điều trị và phòng ngừa, tránh các biến chứng nguy hiểm.
GỢI Ý XEM THÊM